Cá Thần Tiên hay còn gọi là cá ông tiên là một loài cá cảnh đẹp có thể nuôi trong bể thủy sinh, có rất nhiều loại cá thần tiên và chúng rất đẹp. Loài cá này có vẻ đẹp thẩm mỹ cao, tính hiền lành có thể nuôi cùng với nhiều loại cá khác.
Nó được nhận xét là một trong những loài cá đẹp nhất cho bể cảnh nhà bạn. Với những màu sắc sặc sỡ thật không nỡ lòng nếu nhìn thấy mà không mua chúng về nuôi. Hãy cùng Wikiaquatic điểm qua các thông tin về cách nuôi cá thần tiên nhé!
Bảng tổng quan về Cá Thần Tiên
1️⃣ Tên gọi khác 🔴 Cá tiên ông, Pterophyllum scalare2️⃣ Màu sắc 🔴 Đen, trắng, Koi, Ánh kim, Vàng…3️⃣ Tuổi thọ 🔴 8-9 năm nếu chăm sóc tốt4️⃣ Độ khó 🔴 Trung bình5️⃣ Loại thức ăn 🔴 Thức ăn dạng mảnh6️⃣ Nuôi thủy sinh 🔴 Có thể nuôi thủy sinh7️⃣ Nhiệt độ thích hợp 🔴 20 – 30 độ C8️⃣ Độ PH thích hợp 🔴 6,0 – 8,0
Nguồn gốc cá Thần Tiên
Loài cá này lần đầu tiên được đưa từ Nam Mỹ sang Châu Âu khoảng những năm 1820 và hiện nay chúng đang là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trên toàn thế giới.
Loại cá này sống chủ yếu ở cùng nước ngọt nhiệt đới. Cá sống trong tự nhiên thành các bầy lớn và bắt nguồn từ sông Amazon thuộc phía Nam Mỹ.
Từ năm 1820 cho đến nay, cá thần tiên được nhiều chuyên gia nghiên cứu và phối giống với các loài cá khác nhau, do đó số lượng cá ngày càng nở rộ.
Bể nuôi cá Thần Tiên
Bể nuôi cá thần tiên nên là những bể có kích thước rộng rãi để cá thuận lợi di chuyển. Thiết kế bể nuôi cá thần tiên cần lưu ý, chiều cao ít nhất phải đạt 50cm, bể phải đủ rộng để chúng có thể tự do bơi lội với những chiếc vây dài rườm rà của nó.
Thể tích bể tốt nhất từ 100 lít trở lên, trung bình nuôi 6 con cần 400 lít.
Cá thần tiên bơi theo chiều dọc và vây của chúng sẽ không phát triển được nếu chiều cao bể cá nhỏ hơn 40cm, do vậy chiều cao bể cá phải tối thiểu 50cm. Tốt nhất một bể cá nuôi cá thần tiên không được nhỏ hơn 100lit, trung bình nuôi 6 con là 400lit.
Cá thần tiên có vây rất dài nếu tiểu cảnh quá nhiều thì vây rất dễ bị mắc và vướng vào. Sau 1 thời gian cá sẽ nát hết vây lưng và bụng, khiến vẻ đẹp vốn có của cá không còn nữa.
Môi trường nước nuôi cá Thần Tiên
Bể nuôi cá thần tiên nên là những bể cá tương đối rộng rãi để cá thuận lợi di chuyển, được đặt tại những nơi yên tĩnh, thoáng mát và không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng và mưa. Bể nuôi cá cũng cần phải được xục khí thường xuyên để đảm bảo lượng oxi cần thiết cho cá. Mỗi tuần, bạn cần phải thay khoảng ¼ lượng nước trong bể và nước thay phải là nước cũ (nước bơm lên để lắng ba ngày, nhằm hủy hết lượng clor có trong đó.) Tuyệt đối không được thay nước mới vì cá thần tiên là loại cá rất nhạy cảm với môi trường nên nếu thay nước mới, cá có thể bị chết.
Khi nuôi cá thần tiên bạn không cần phải thay nước hàng ngày chỉ cần 1 tháng thay nước 2 lần là được (Mỗi lần thay không quá 40% lượng nước cũ)
Không nên đổ toàn bộ nước cũ đi, như vậy sẽ khiến môi trường sống của chúng bị thay đổi quá đột ngột cũng như lượng oxy trong nước bị giảm.
Nhiều lần như vậy sẽ khiến sức khỏe cá ông tiên bị suy yếu và tử vong. Nhiệt độ nước lý tưởng để nuôi cá thủy tiên là từ 22 tới 28 độ C, độ ph từ 6 tới 8
Thức ăn của cá Thần Tiên
Cá Thần tiên đặc biệt thích ăn những loại tép nhỏ và cá nhỏ. Mặt khác, người nuôi có thể cho cá ăn trùn chỉ, ấu trùng, sâu… Chúng còn ăn cả quả và hạt từ trên cây rơi xuống. Loài cá này ăn cực ít hoặc không thức ăn dạng viên dành cho cá cảnh. Nếu bạn không có điều kiện cho cá ăn các thức ăn tươi sống, thì tốt nhất nên chọn các thức ăn dạng mảnh bán sẵn cho cá ăn.
Loài cá này ăn ít, thậm chí chúng có thể nhịn đói khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, tốt nhất không nên để cá quá đói, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá. Mỗi người người nuôi cá cần phải cho cá ăn 1 lần với liều lượng vừa phải.
Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên hầu hết chúng phát triển khoảng 0,5-1cm mỗi tháng cho đến khi chúng 6-8 tháng tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại. Chúng có thể đạt 12-15 cm chiều dài. Cá phát triển đầy đủ kích thước khi ở 12-18 tháng tuổi.
Nên nuôi cá Thần Tiên chung với cá gì?
Dưới đây là các loài cá khá là thích hợp để nuôi cùng cá thần tiên, cá ông tiên trong bể thủy sinh. Anh em đã thử nuôi cá thần tiên cùng các loài cá này chưa? Wikiaquatic đảm bảo là bể thủy sinh của anh em sẽ cực kỳ sinh động và đẹp mắt cho coi.
Cá Neon hay còn gọi là cá neon tetra, cá phát sáng, cá huỳnh quang, cá neon dạ quang. Đặc điểm nổi bật nhất của loài cá này là sở hữu hai sọc xanh và đỏ chạy dọc trên thân. Phần vảy cũng lấp lánh ánh bạc. Tuy nhiên, anh em nên lưu ý là chỉ khi sống trong môi trường nước sạch. Và có không gian để bơi lội, cũng như được cung cấp đầy đủ oxy thì cá huỳnh quang mới đẹp và phát ra ánh sáng rực rỡ. Xem thêm
Cá sọc ngựa còn có tên gọi khác là cá ngựa vằn, tên khoa học là Danio Rerio. Loài cá này có thân hình mỏng và dẹp ở hai bên, kích thước không quá 6cm. Phần đầu có hai râu hướng về phía trước. Cá sọc ngựa còn có khá nhiều màu sắc khác nhau. Dễ gặp nhất là cá sọc ngựa xanh thường được bày bán tại các tiệm cá cảnh. Ngoài ra còn có cá sọc ngựa đỏ, cá sọc ngựa xanh dạ quang, cá sọc ngựa vàng neon, cá sọc ngựa tím, cá sọc ngựa cam.
Cá hoàng kim được nhiều anh em cho rằng có họ với loài cá bình tích, cá trân châu. Một số anh em cũng gọi cá hoàng kim bằng nhiều tên khác như cá bình tích trân châu hoàng kim hay cá bình tích hoàng kim.
Cá Hồng Kim đuôi kiếm trên thân thường có màu đỏ hoặc một chút pha trộn của một số màu sắc khác như cam đỏ, hồng đỏ… Và đặc biệt có chiếc đuôi nhọn hoắc dài thướt tha, trông giống như những cây kiếm.
Các loại cá dọn bể: Nếu anh em vẫn còn băn khoăn cá thần tiên nuôi chung với cá nào. Thì các loại cá dọn bể chính là lựa chọn khỏi cần suy nghĩ. Theo Cacanhmini.com là như vậy.
Cách nuôi cá Thần Tiên sinh sản
Cá thần tiên với khả năng sinh sản trong bể thủy sinh một cách tự nhiên, cũng giống như ở ngoài tự nhiên vậy. Sử dụng bể thủy sinh cho cá đẻ không nên nhỏ quá. Tiêu chuẩn tốt nhất nên có dung tích 50 đến 60 lít nước ở trong hồ thủy tinh. Trong hồ bạn nên đặt một cụm rong, sao cho rong còn tầm 20cm nữa mới vươn tới mặt nước hồ.
Trong hồ thủy tinh bạn có thể sử dụng một cục gạch ống, đặt dựng đứng dưới đáy hồ để thay thế cụm rong. Ngoài ra, có người còn dùng tô hoặc chén để làm ổ đẻ cho cá. Vật để làm ổ đẻ cho cá phải đặt sâu dưới mặt nước hồ khoảng 10 cm, hoặc hơn để cá trống mái có chỗ mà vờn nhau.
Cá thần tiên đẻ rất sai, tuy nhiên cá bố mẹ thường thích ăn dần con của chúng. Vì vậy, khi bầy cá con nở xong thì bạn cần bắt cá bố mẹ ra nuôi riêng, hoặc rời ổ trứng sang một bể khác. Khoảng ba đến bốn ngày tuổi, cá con biết ăn mồi. Lúc này cá con có thể ăn bo bo, bột trứng hoặc Biscotte (bột gạo rang vàng trộn với lòng đỏ trứng phơi khô). Khoảng từ mười ngày tuổi cá con có thể ăn được lăng quăng.
Thời gian sinh sản của cá Thần Tiên
Cá Thần Tiên thường giao phối và sinh sản vào tháng 6 hàng năm. Nếu bạn phát hiện cá thần tiên bơi chậm hơn bình thường và bụng hơi trương to lên thì đó là lúc chúng chuẩn bị đẻ.
Bạn nên cách ly cá mẹ sang một bể riêng, không sử dụng hệ thống lọc nước, chỉ nên dùng sủi nhẹ. Tránh để trứng bị cuốn vào máy lọc.
Đồng thời việc cách lý cũng giảm thiểu nguy cơ trứng cá bị các loài cá cảnh khác ăn mất. Thường thì sau khoảng 2 ngày trứng sẽ nở thành cá thần tiên con.
Các bệnh thường gặp ở cá Thần Tiên và cách trị
Bệnh Exophthalmia: Exophthalmia là một loại bệnh khiến cá bọ nổi đốm đen, mất (suy thoái) vây và nổi các khối u trên cơ thể. Khi cá bị nhiễm bệnh phần bên trong cơ thể cá cũng bị xuất huyết.
Nguyên nhân chính là do người chăm sóc. Do thói quen hay công việc bận bịu mà không bảo trì, vệ sinh hồ cá. Điều này sẽ tạo môi trường tốt cho các loại ký sinh trùng phát triển khiến cá bị nhiễm trùng nguy hại hơn là nổ mắt do đục thuỷ tinh thể.
Cách điều trị bệnh:
Khi các bị nhiễm bệnh Exophthalmia người nuôi cần sát khuẩn, vệ sinh và thay nước cho bể cá.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo, tìm hiểu một số loại thuốc chuyên dụng để chữa bệnh từ các chuyên gia (nghệ nhân cá cảnh) hay các anh em đồng ngư đi trước.
Bệnh đốm trắng: Bệnh này là một loại bệnh khá phổ biến ở các loại cá cảnh thuỷ sinh và cá Thân tiên của không ngoại lệ.
Bệnh đốm trắng ở cá Thần tiên thường có biểu hiện những nốt nhỏ màu trắng phủ đầy mọc khắp trên mình cá và có khả năng la truyền ra cả vây, đuôi. Sự nhiễm bệnh này thường diễn ra theo chu kỳ (Mùa mưa, lạnh).
Nguyên nhân chính của bệnh là do ký sinh trùng, nhưng cốt lõi cũng từ thói quen thiếu bảo trì của người nuôi khiến nồng độ NH3 trong nước cao, cá bị stress dễn đến khó thích nghi với môi trường hiện tại hoặc do không được kiểm dịch định kỳ.
Cách điều trị hữu hiệu nhất:
Khi phát hiện cá Thần tiên bị bệnh đốm trắng, các bạn cần lưu ý nên trị bênh ngay lập tức (đừng chần chừ) bằng cách diệt ký sinh trùng theo các phương pháp thích hợp. Bệnh đốm trắng dễ lây lan cho những cá thể khác trong bầy nên cần điều trị cho toàn bộ hệ sinh thái trong bể cá.
Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc tím hoặc tetra… Nhưng phương pháp hữu hiệu, rẻ và dễ thực hiện nhất là sử dụng muối hột ít bonsoi cùng với việc tăng nhiệt độ nước (32 – 35 độ C), điều trị trong vòng 4 – 6 ngày.
Lưu ý: Với các cách này còn dựa theo sức đề kháng của mỗi chú cá nữa, nên không có cách nào hoàn toàn điều trị triệt để cả.
Cá Thần tiên tuyệt thực: Tình trạng cá Thần tiên nhà bạn mất cảm giác ngon miệng và bỏ ăn được gọi nôm na là cá thần tiên tuyệt thực. Điều này khiến các chú cá bơi lờ đờ, chậm chạp và nếu như không phát hiện sớm thì các sẽ đi theo ông bà ngay (là chết đó ^_^).
Cách điều trị cực đơn giản:
Khi gặp tình trạng này người nuôi cần đặt bể cá ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào nhằm ổn định môi trường nước (khoảng 30 độ C).
Điều quan trọng nhất là thay đổi các loại thức ăn và chế độ ăn phù hợp cho cá. Thức ăn chính của cá Thần Tiên là các sinh vật nhỏ, giun, côn trùng, thức ăn tổng hợp dạng mảnh… Do đó, để cá không mắc phải vấn đề này thì chúng ta chỉ cần thay đổi các loại thức ăn hàng ngày của chúng là được.
Cách nuôi cá thần tiên lên màu đẹp
Các loại cá Thần Tiên phổ biến
Có rất nhiều loại cá thần tiên như sau:
- Vàng – Các cơ quan của những cá màu vàng, đó là một giai điệu ánh sáng màu vàng.
- Bạc – Những con cá có thân màu bạc được vượt qua với những mảng màu đen dọc. Đây là loại cá thần tiên có thể được tối, ánh sáng, hoặc rắn.
- Koi – loại này được đặc trưng bởi cơ thể màu đỏ-trắng với những mảng màu đen và vàng.
- Khói – Một bóng bạc trên một nửa của cơ thể, và một màu xám tối hoặc gỗ mun trên một nửa khác.
- Ngọc trai vàng – Một màu rực rỡ của vàng là màu sắc chính của giống này.
- Đen – Những cái nhìn cá như gỗ mun rắn.
- Ren đen – Black, chúng có thể sống ở mức ánh sáng rộng để sọc đen.
- Ngựa vằn – loại này có cơ thể màu đen với sọc trắng.
- Đá cẩm thạch – Marble xoáy giống như bạc và đen xuất hiện trên cơ thể của họ, có những dấu đen trên vây của giống này, một số có mẫu vàng trên đầu.
- Đỏ mặt – đứng đầu các giống này hiển thị dấu hiệu vàng, là một bóng trắng. Mẫu các trưởng thành có thể có những mảng màu đỏ dưới mắt của họ.
- Màu xanh đỏ mặt – Các loài cá có màu xám với đường viền màu đen. Cá trưởng thành có thể có những mảng màu đỏ dưới mắt của họ. Giống này có khả năng trở thành tối hoặc sáng.
- Đuôi voan – thiên thần như vậy có vây dài, chúng thực sự có sẵn trong nhiều biến thể màu sắc.
Cá Thần Tiên giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Cá thần tiên có dáng bơi khoan thai và hình dáng như cá biển nên được nhiều dân chơi cá cảnh săn tìm. Trên thị trường cá cảnh hiện nay, loài cá này có giá bán trung bình từ 120.000 đến 250.000/ cặp với kích thước 5 đến 8cm.
Giá cá Ông Tiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: dòng cá, ngoại hình, con non hay trưởng thành. Sau đây Wikiaquatic sẽ đua ra một bảng giá cá Ông Tiên bạn có thể tham khảo.
- Giá cá Ông Tiên trắng: 30.000 đồng/1 con
- Giá cá Ông Tiên đen: 30.000 đồng/1 con
- Giá cá Ông Tiên Koi: 50.000 đồng/1 con
- Giá cá Ông Tiên kim sa vàng: 45.000 đồng/1 con
- Giá cá Ông Tiên zebra: 35.000/1 con
- Giá cá Ông Tiên Albino: 35.000 đồng/1 con
- Giá cá Ông Tiên xanh: 50.000 đồng/1 con
- Giá cá Ông Tiên Ai Cập: 1.000.000 – 5.000.000 đồng/1 con
Lưu ý khi nuôi cá Thần Tiên
Cá thần tiên không nên nuôi với cá nóc cảnh vì nó sẽ rỉa hết đuôi của cá thần tiên khiến chúng mất đi vẻ đẹp của mình.
Cá thần tiên thường đẻ trứng lên giá thể. Cả cá thần tiên bố và mẹ đều sẽ chăm sóc trứng và cá con.
Câu hỏi thường gặp?
Cách cho cá Thần Tiên sinh sản
Trước khi cho cá Ông Tiên sinh sản thì cần chọn ra cặp cá giống đẹp và khỏe mạnh. Nếu trong bể có nhiều cặp thì quan sát xem cặp nào đang rượt nhau thì tách cặp đó ra bể sinh sản riêng.
Để ý cá mái tới thời kì sinh sảnh bụng sẽ to tròn vì chứa nhiều trứng. Cá trống sẽ bung hết vây kỳ và hây bơi gần cái mái.
Lúc sinh cá mái sẽ đẻ trực tiếp lên gạch và cá trống sẽ bơi theo sau và tưới tinh trùng lên trứng. Lúc này không nên làm ồn hãy để quá trình này trải qua một cách yên tĩnh nhất. Quá trình để trứng ở cá Ông Tiên sẽ diễn ta khoảng 30 phút. Lượng trứng mỗi lần sinh sản khoảng 400 – 900 trứng.
Sau khi đẻ xong, cá mái và cá trống sẽ thay phiên nhau quạt oxy cho trứng. Giai đoạn này cần lưu ý quan sát, thường có nhiều cặp cá khi đẻ trứng xong quay lại ăn trứng. Lúc này cần tách cặp cá giống ra và nuôi trứng trong môi trường nhân tạo bằng cách sục oxy vừa phải.
Khoảng 2 – 3 này sau trứng sẽ nở, lúc này cá Ông Tiên bột còn rất yếu. Chỉ có thể bám vào ổ vào sống bằng túi bào thai. Khi cứng cáp cá bột có thể bơi và tìm kiếm thức ăn. Lúc này cần tách cá bố mẹ ra chứ không lũ cá con sẽ trở thành mồi của chính bố mẹ chúng.
Cá Thần Tiên có ăn tép không?
Lưu ý các loại cá tuyệt đối không được nuôi chung với tép
– Cá họ Angels (Ông tiên, thần tiên).
– Cá họ Gouramis (cá sặc).
– Cá họ Cichlids(kili).
– Cá họ Discuss (cá dĩa).
5/5 – (2 bình chọn)