Hướng dẫn tự chăm sóc và theo dõi tại nhà

Thứ hai – 15/11/2021 09:44

Phần 3: HƯỚNG DẪN TỰ CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI TẠI NHÀ
 
+ Thưa bác sĩ, khi tự chăm sóc vết thương ở nhà, người bệnh cần phải biết làm gì?
 
Bác sĩ TRƯƠNG VĂN TÀI:
   Do đặc thù của người bệnh đái tháo đường, việc chăm sóc vết thương ( độ 0, độ 1)  cần hết sức tỉ mỉ và chu đáo. Sau đây là các bước cần thực hiện khi tự chăm sóc hay có người nhà giúp đỡ :
   1/ Rửa sạch vết thương: Đầu tiên, rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch nhẹ nhàng theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Sau khi rửa,  cần thấm khô bằng bông gạc sạch. Nếu thấy có dị vật trong vết thương,  có thể dùng nhíp đã khử trùng bằng cồn để lấy ra. Trường hợp vết thương chảy máu, hãy lấy gạc hay mảnh vải sạch ép lên vết thương để cầm máu.
   Lưu ý không nên rửa vết thương bằng oxy già vì chất này có tính sát khuẩn rất mạnh có thể gây tổn thương tới tế bào lành ở vết thương.
 
   2/ Thoa thuốc mỡ sát trùng: Có thể mua các loại thuốc mỡ sát trùng, thoa vào vết thương để chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, chỉ nên thoa lớp mỏng và phải sử dụng đúng như hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
 
  3/ Băng vết thương: Với vết xước nhỏ, có thể sử dụng băng cá nhân mà không cần dùng thuốc mỡ sát trùng. Nếu vết thương rộng hơn, sẽ cần sử dụng gạc để băng lại, nên chọn băng hydrocolloid hoặc gạc mỡ để giúp vết thương mau lành, giúp hạn chế nguy cơ hình thành biến chứng bàn chân đái tháo đường.
 
   4/ Thay băng và theo dõi vết thương: Mỗi ngày,  cần thay băng ít nhất 2 lần: sáng, tối hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn. Mỗi lần thay băng mới, hãy lặp lại các bước trên. Nếu vết thương tiến triển xấu, xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ), hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay.
   Lưu ý, nếu vết thương là vết bỏng,  các nốt phồng rộp có thể xuất hiện sau vài tiếng, không nên chọc vỡ các nốt này vì đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nếu các nốt bị vỡ, hãy xử lý như vết thương thông thường.
 
   Với vết thương sâu (độ 2 trở lên) hoặc nhiễm trùng,  bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ. Vì vậy, khi nhận thấy vết thương tự mình chăm sóc có dấu hiệu nặng lên, người bệnh cần  đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
   Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể can thiệp cắt lọc vùng hoại tử và kê thêm kháng sinh, kháng viêm hay vitamin để tăng sức đề kháng. Người bệnh có vết thương nặng sẽ cần điều trị tại bệnh viện. Trường hợp nhẹ hơn, các bác sĩ có thể cho chăm sóc tại nhà và thăm khám định kỳ.
 

+Thưa bác sĩ, ngoài việc được chăm sóc y tế như đã nêu, người bệnh có cần phải làm gì thêm nữa không?
 
Bác sĩ TRƯƠNG VĂN TÀI:
   Sau khi thăm khám, chăm sóc vết thương, nếu bệnh nhân đái tháo đường được điều trị ngoại trú, cần lưu ý các điểm sau:
   -Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn, hãy tới bệnh viện kiểm tra lại ngay.
   -Không tự ý rắc kháng sinh vào vết loét hoặc đắp lá theo kinh nghiệm dân gian. Điều này có thể tạo các ổ loét sâu dưới da trong khi bề mặt vết thương vẫn khô.
   -Tránh tì đè vào vết thương mà hãy kê cao chân, xoay trở người bệnh thường xuyên nếu vết thương ở vùng lưng, mông hay xương cụt. Một phương cách hay có thể áp dụng: Có thể dùng găng tay y tế mua tại hiệu thuốc, bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới các vùng vết thương của người bệnh. Cách này sẽ giúp giảm áp lực tì đè rất tốt.

   Cần lưu ý chế độ ăn uống: Tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến đường huyết tăng cao, và khi đường huyết cao lại khiến vết thương lâu lành. Để khắc phục, cần cố gắng kiểm soát việc ăn uống chặt chẽ, hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng liều thuốc uống hoặc chuyển sang tiêm insulin tạm thời.

   Một số người bệnh bị loét sẽ thấy chán ăn, thường phải ăn thực phẩm lỏng. Lúc này, người nhà nên chọn cháo yến mạch, cháo gạo lứt cùng rau xanh thay vì cháo trắng thông thường.
   Nên ưu tiên trái cây giàu vitamin C và các protein tốt như đậu, cá… để tăng sức đề kháng và giúp vết thương chóng lành.
 

Do đặc thù của người bệnh đái tháo đường, việc chăm sóc vết thương ( độ 0, độ 1) cần hết sức tỉ mỉ và chu đáo. Sau đây là các bước cần thực hiện khi tự chăm sóc hay có người nhà giúp đỡ :1/ Rửa sạch vết thương: Đầu tiên, rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch nhẹ nhàng theo chiều từ, từ. Sau khi rửa, cần thấm khô bằng bông gạc sạch. Nếu thấy có dị vật trong vết thương, có thể dùng nhíp đã khử trùng bằng cồn để lấy ra. Trường hợp vết thương chảy máu, hãy lấy gạc hay mảnh vải sạch ép lên vết thương để cầm máu.2/ Thoa thuốc mỡ sát trùng: Có thể mua các loại thuốc mỡ sát trùng, thoa vào vết thương để chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, chỉ nên thoa lớp mỏng và phảisử dụng của nhà sản xuất.3/ Băng vết thương: Với vết xước nhỏ, có thể sử dụng băng cá nhân mà không cần dùng thuốc mỡ sát trùng. Nếu vết thương rộng hơn, sẽ cần sử dụng gạc để băng lại, nên chọn băng hydrocolloid hoặc gạc mỡ để giúp vết thương mau lành, giúp hạn chế nguy cơ hình thành biến chứng bàn chân đái tháo đường.4/ Thay băng và theo dõi vết thương: Mỗi ngày, cần thay băng ít nhất 2 lần: sáng, tối hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn. Mỗi lần thay băng mới, hãy lặp lại các bước trên. Nếu vết thương tiến triển xấu, xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (), hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay.Với vết thương sâu (độ 2 trở lên) hoặc nhiễm trùng, bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ. Vì vậy, khi nhận thấy vết thương tự mình chăm sóc có dấu hiệu nặng lên, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể can thiệp cắt lọc vùng hoại tử và kê thêm kháng sinh, kháng viêm hay vitamin để tăng sức đề kháng. Người bệnh có vết thương nặng sẽ cần điều trị tại bệnh viện. Trường hợp nhẹ hơn, các bác sĩ có thể cho chăm sóc tại nhà và thăm khám định kỳ.Sau khi thăm khám, chăm sóc vết thương, nếu bệnh nhân đái tháo đường được điều trị ngoại trú, cần lưu ý các điểm sau:-Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn, hãy tới bệnh viện kiểm tra lại ngay.-Không tự ý rắc kháng sinh vào vết loét hoặc đắp lá theo kinh nghiệm dân gian. Điều này có thể tạo các ổ loét sâu dưới da trong khi bề mặt vết thương vẫn khô.-Tránh tì đè vào vết thương mà hãy kê cao chân, xoay trở người bệnh thường xuyên nếu vết thương ở vùng lưng, mông hay xương cụt. Một phương cách hay có thể áp dụng: Có thể dùng găng tay y tế mua tại hiệu thuốc, bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới các vùng vết thương của người bệnh. Cách này sẽ giúp giảm áp lực tì đè rất tốt.Một số người bệnh bị loét sẽ thấy chán ăn, thường phải ăn thực phẩm lỏng. Lúc này, người nhà nên chọn cháo yến mạch, cháo gạo lứt cùng rau xanh thay vì cháo trắng thông thường.

Rate this post

Viết một bình luận