Huyết áp cao uống gì để hạ? – Website chính thức của Omron tại Việt Nam

Bên cạnh các loại thuốc và thực phẩm thì một số loại thức uống cũng đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh cao huyết áp trong việc giảm huyết áp, hỗ trợ quá trình điều trị và dự phòng các biến chứng của bệnh. Vậy người bị huyết áp cao nên uống gì và cần tránh loại đồ uống nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Lợi ích của các loại nước uống hạ huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, trong đó áp lực tác động của máu lên thành mạch trong cơ thể tăng cao.

Huyết áp tăng cao kéo dài, không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương tới các cơ quan trong cơ thể và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ,… thậm chí có thể gây tử vong.

Một trong những bước phòng vệ đầu tiên giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình trong phạm vi an toàn là áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp. Cùng với thực phẩm, các loại nước uống hạ huyết áp cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh huyết áp cao như:

  • Điều hòa huyết áp trong phạm vi an toàn.
  • Giải khát, bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Cung cấp nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho cơ thể.
  • Nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do huyết áp cao gây ra.

Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và bổ sung thêm các loại nước uống hạ huyết áp vào chế độ ăn uống hàng của mình để góp phần cải thiện tốt huyết áp, tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lợi ích của các loại nước uống hạ huyết áp 1

Nguyên tắc bổ sung nước uống cho người cao huyết áp

Các loại nước uống hạ huyết áp có nhiều tác dụng tốt cho người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, để phát huy các tác dụng này một cách tốt nhất, bạn cần phải uống nước đúng cách. Dưới đây là một số nguyên tắc khi bổ sung nước cho người bị huyết áp cao bạn cần lưu ý:

Không uống quá nhiều nước hàng ngày: Bạn nên uống nước một cách khoa học, hợp lý theo nhu cầu của mình. Ngoài ra, bạn cần tránh uống cùng một lúc một lượng nước rất lớn mà nên chia thành nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần một lượng vừa phải.

Uống quá nhiều nước một lúc sẽ làm tăng đột ngột lượng nước trong máu, gây tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột dẫn đến trạng thái “quá tải” của tim và có thể gây giãn cơ tim hay cơn tăng huyết áp đột ngột.

Chú ý đến nhiệt độ của nước: Nhiệt độ nước cao có thể làm tăng tuần hoàn máu và gây gánh nặng cho tim của bạn. Ngược lại, nước uống quá lạnh cũng gây ra hiện tượng co mạch, gây ảnh hưởng không tốt tới người bị huyết áp cao.

Nên uống nhiều nước hơn khi tập thể dục: Khi tập thể dục, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi sẽ khiến bạn bị mất nước. Vì vậy, người bị cao huyết áp cần bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập thể dục để nhận được đầy đủ lợi ích của việc uống nước.

Bạn nên sử dụng các loại nước có chứa nhiều khoáng chất để bổ sung cho cơ thể thay vì dùng nước tinh khiết hoàn toàn sẽ rất tốt cho người bị huyết áp cao.

Người bệnh cao huyết áp nên uống gì?

Người bị huyết áp cao nên uống gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là thông tin về những loại nước uống mà bạn nên sử dụng nhằm giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, góp phần cải thiện tình trạng bệnh bạn có thể tham khảo:

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua 1

Nước ép cà chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch.

Cà chua rất giàu chất caroteoid như lycopenebeta-carotene, là những chất chống oxy hóa mạnh rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các chất này bất hoạt các gốc tự do và loại bỏ các độc tố có hại trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm stress oxy hóa, làm chậm tiến triển của các mảng xơ vữa động mạch và góp phần kiểm soát tốt huyết áp.

Bên cạnh đó, nước ép cà chua còn chứa nhiều vitamin E – một chất chống oxy hóa khác và kali – khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng nước, điện giải trong cơ thể và kiểm soát huyết áp. Vì vậy, hãy bổ sung thêm nước ép cà chua vào thực đơn hàng ngày của bạn để nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại.

Nước ép củ dền

Không chỉ giàu vitamin, khoáng chất cần thiết và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, củ dền còn chứa lượng nitrat cao gấp 20 lần so với các loại rau củ khác. Khi vào cơ thể, lượng nitrat này sẽ được chuyển hóa ngay thành nitrit. Đây là chất có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu và giảm áp lực lên thành mạch máu, nhờ đó giúp làm giảm huyết áp.

Củ dền còn chứa lượng lớn kali folate – hai khoáng chất rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.

Nước ép lựu

Nước ép lựu 1

Một loại nước uống khác mà người bị cao huyết áp nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình là nước ép lựu.

Nước ép lựu có chứa nhiều hoạt chất có cơ chế hoạt động tương tự như các thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Angiotensin I dưới tác dụng của men chuyển sẽ chuyển thành angiotensin II – hoạt chất có tác dụng gây co mạch, tăng huyết áp. Nhờ đặc tính ức chế men chuyển, nước ép lựu sẽ ức chế sự hình thành angiotensin II góp phần làm giãn mạch, giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao.

Nếu bạn quyết định thêm nước ép lựu vào chế độ ăn uống của mình, bạn cần lưu ý dùng nước ép nguyên chất, không thêm đường để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Nước ép cần tây

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc dùng để chế biến nhiều món ăn ngon hàng ngày, cần tây còn là loại rau rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa được một số bệnh nguy hiểm, trong đó có cao huyết áp.

Cần tây có chứa nhiều apigenin – một hoạt chất có tác dụng gây giãn mạch và hạ huyết áp nhanh. Do đó, nếu bạn bị huyết áp cao, bạn có thể sử dụng loại rau này để ép lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả và rất tốt cho sức khỏe.

Một số loại trà

Một số loại trà 1

Uống trà đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh cao huyết áp:

  • Trà xanh: Trong trà xanh có chứa nhiều catechin. Đây là hợp chất polyphenol tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể, đồng thời có tác dụng giãn cơ trơn thành mạch máu, nhờ đó làm giảm huyết áp.
  • Trà đen: Trà đen được làm từ lá trà đã lên men, điều này khiến mức độ chống oxy hóa của loại trà này giảm hơn so với trà xanh. Tuy nhiên, trà đen vẫn có tác dụng giảm huyết áp ở người bị huyết áp cao và là thức uống lành mạnh mà bạn nên thử.
  • Trà Ô long: Tương tự như trà xanh, trà Ô long cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và giúp hạ huyết áp hiệu quả.
  • Trà hoa cúc: Loại trà này có tác dụng giãn mạch máu, giảm áp lực máu tác động lên thành mạch, từ đó giúp giảm huyết áp. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có tác dụng thanh nhiệt, an thần, giảm cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Trà tâm sen: Những hoạt chất trong tâm sen được biết đến với tác dụng giãn cơ trơn thành mạch máu, giảm huyết áp rất tốt cho người bị huyết áp cao. Ngoài ra, tâm sen cũng giúp ổn định lưu lượng tuần hoàn mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.

Nước ép dưa hấu

Dưa hấu rất giàu một loại acid amin gọi là citrulline. Citruline là nguyên liệu cần thiết cho cơ thể để sản xuất oxit nitric – một chất có tác dụng gây giãn mạch máu. Đây là tiền đề mang lại hiệu quả giảm huyết áp và thúc đẩy lưu thông máu đến các mô trong cơ thể của loại nước ép này.

Sữa tách béo

Sữa tách béo 1

Trong thành phần của sữa tách béo có chứa nhiều canxi, nhờ đó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp bạn bình ổn huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, sữa có hàm lượng chất béo thấp còn góp phần hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì hay tăng cholesterol máu – những yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp. Vì vậy, sữa tách béo sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang bị huyết áp cao.

Các loại đồ uống nên tránh khi bị cao huyết áp?

Bên cạnh việc bổ sung các loại nước uống giúp hạ huyết áp, bạn cũng cần chú ý tránh các thức uống có thể làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp dưới đây để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất:

Caffein

Caffein là một chất kích thích tác động lên hệ thần kinh trung ương có nhiều trong các loại nước uống như cà phê, nước tăng lực hay nước ngọt. Nó có thể khiến huyết áp của bạn tăng lên trong thời gian ngắn do kích thích tim đập nhanh và gây co mạch.

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 200-300mg caffeine có thể làm tăng tạm thời huyết áp tâm thu 8,1 mmHg và huyết áp tâm trương 5,7 mmHg. Sự gia tăng này kéo dài trong khoảng ba giờ nhưng không có tác dụng lâu dài đáng kể.

Tuy nhiên, uống một lượng lớn caffeine hoặc dùng liên tục có thể khiến huyết áp của bạn cao hơn theo thời gian. Vì vậy, nếu bạn đang bị cao huyết áp, bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước uống có chứa nhiều caffein.

Caffein 1

Rượu

Uống quá nhiều rượu khiến tim đập nhanh hơn, gây co các mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngoài ra, rượu còn chứa nhiều calo góp phần làm tăng cân, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, khiến tình trạng cao huyết áp của bạn tiến triển nặng hơn.

Rượu có thể tương tác với một số thuốc cao huyết áp, làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.

Do đó, để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, bạn cần hạn chế sử dụng rượu. Nếu có uống rượu, bạn không nên uống quá 2 ly/ ngày (đối với nam) và 1 ly/ngày (đối với nữ).

Các biện pháp cải thiện cao huyết áp khác

Bạn nên kết hợp uống các loại nước uống hạ huyết áp và các biện pháp điều trị cao huyết áp dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cao huyết áp có thể gây ra:

Thay đổi chế độ ăn

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng cao huyết áp của bạn. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày của mình:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ,…
  • Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu,…
  • Thực phẩm giàu kali: Chuối, bơ, dưa hấu, khoai lang, rau cải xanh, bí,…
  • Thực phẩm giàu magie: Hạt bí, rau chân vịt, đậu đen,..
  • Thực phẩm giàu canxi: Rau xanh, cá hồi,…
  • Thực phẩm có tác dụng an thần, lợi tiểu, hạ huyết áp: Hạt sen, ngó sen, nước râu ngô,…

Đồng thời, bạn cần tránh các loại thực phẩm dưới đây vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp của bạn:

  • Hạn chế lượng muối ăn hàng ngày: Lượng muối được khuyến cáo sử dụng bởi Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 5g muối/ ngày (tương đương với 1 thìa cà phê muối).
  • Thực phẩm giàu acid béo no và cholesterol: Đồ ăn nhanh, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, …
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện: Kẹo, mứt, bánh ngọt
  • Thực phẩm kích thích: Thuốc lá, rượu, cà phê, chè đặc,…

Thay đổi chế độ ăn 1

Thay đổi lối sống

✔ Tập thể dục: Nếu bạn bị huyết áp cao, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm huyết áp của bạn xuống mức an toàn hơn. Bạn nên lựa chọn các môn thể thao cường độ vừa phải như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,… và duy trì tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút/ ngày, 5-7 ngày/ tuần.

✔ Giảm cân: Giữ cân nặng hợp lý có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp cao và các bệnh lý liên quan. Bạn nên duy trì chỉ số BMI từ 18,5 – 22,9 và duy trì vòng eo dưới 90cm (đối với nam) và dưới 80cm (đối với nữ).

✔ Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh: Ngủ đủ giấc, dành thời gian để thư giãn và thực hiện các hoạt động bạn yêu thích như đi dạo, nấu ăn, trồng hoa,…

✔ Thực hiện đúng chỉ định dùng thuốc: Nếu bạn được bác sĩ yêu cầu dùng thuốc, bạn cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cần dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, duy trì dùng thuốc đều đặn, không tự ý ngưng thuốc ngay cả khi huyết áp đã về mức bình thường, chú ý theo dõi trong khi dùng thuốc và báo cáo ngay cho bác sĩ các tình trạng bất thường nếu có.

✔ Theo dõi huyết áp tại nhà: Theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn kiểm soát được tình trạng huyết áp của mình, đánh giá hiệu quả của các biện pháp thay đổi lối sống đang thực hiện, đồng thời cảnh báo sớm các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn có thể xảy ra.

Khi theo dõi huyết áp tại nhà, bạn nên lựa chọn cho mình và người thân trong gia đình một chiếc máy đo huyết áp cá nhân đảm bảo chất lượng như máy đo huyết áp Omron để giúp quá trình kiểm tra huyết áp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thay đổi lối sống 1

Các dòng máy đo huyết áp của Omron hiện nay đều ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp đo huyết áp nhanh chóng, chính xác và tiện dụng. Với thao tác sử dụng đơn giản, kết quả hiển thị rõ ràng, đây sẽ là sản phẩm phù hợp cho mọi gia đình, ngay cả khi có người lớn tuổi để tự kiểm tra huyết áp tại nhà. Bên cạnh đó, máy đo huyết áp Omron còn được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, hiện đại, trọng lượng nhẹ giúp bạn có thể mang theo khi đi xa như đi du lịch, đi công tác,.. để theo dõi tình trạng huyết áp thường xuyên.

✔ Thăm khám định kỳ: Thăm khám thường xuyên cũng là chìa khóa để kiểm soát tốt huyết áp của bạn. Thăm khám định kỳ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị hiện tại và thay đổi phác đồ điều trị nếu cần.

Trên đây là gợi ý về các loại nước uống hạ huyết áp dành người bệnh huyết áp cao nên và không nên sử dụng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị, cải thiện tình trạng cao huyết áp, nâng cao sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/drinks-to-lower-blood-pressure
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974
  • https://www.verywellhealth.com/is-tea-actually-good-for-your-blood-pressure-5203365

Rate this post

Viết một bình luận