Im lặng sau khi cãi nhau? Nên hay không?

Nếu cãi nhau là một trong những cách khiến tình yêu đổ vỡ nhanh nhất thì im lặng là một nguyên nhân nguy hiểm nhất, có thể giết chết tình yêu một cách bất thình lình.

Cãi nhau hay sự im lặng là nguyên nhân tình yêu đổ vỡ?

Nếu cãi nhau là một trong những cách khiến tình yêu đổ vỡ nhanh nhất thì im lặng là một nguyên nhân nguy hiểm nhất, có thể giết chết tình yêu một cách bất thình lình.

Trong sách giáo khoa ngữ văn ở bậc phổ thông đã từng có một câu: “Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ”. Điều này là đúng, nhưng không phải ai cũng hiểu được thái độ hàm chứa đằng sau sự im lặng.

Nếu cãi nhau là một trong những cách khiến tình yêu đổ vỡ nhanh nhất thì im lặng là một sát thủ nguy hiểm nhất, ảnh minh họa, nguồn: muctim

Nếu cãi nhau là một trong những cách khiến tình yêu đổ vỡ nhanh nhất thì im lặng là một sát thủ nguy hiểm nhất, có thể giết chết tình yêu một cách bất thình lình. Vì vậy, tìm hiểu mấu chốt của sự im lặng và có cách giải quyết thích hợp là cách để bạn giữ tình yêu của mình.

Biểu hiện: Sau một trận cãi nhau nảy lửa, người ấy không còn nhiệt tình nhắn tin, gọi điện, rủ đi ăn kem như bình thường nữa. Khi bạn online, người ấy liền out, chưa kịp để bạn nói lời nào. Việc này kéo dài trong vài ngày

Thật ra là: Người ta đang buồn bạn lắm đấy, và người ấy cũng có nhiều điều góp ý với bạn nhưng không dám nói ra vì sợ cãi nhau tiếp. Cái tôi của người ấy cũng khá lớn vì người ấy không cho rằng mình có lỗi đâu.

Người ấy đang im lặng không có nghĩa là người ấy “khiêu chiến” để cãi nhau hay muốn chia tay. Đơn giản vì thời gian này người ta cần suy nghĩ về những chuyện đã qua và đang tìm cách “làm lành” với bạn rồi góp ý đấy.

Giải quyết: Nếu bạn cũng sĩ diện thì đảm bảo “chiến tranh lạnh” sẽ kéo dài mãi. Do đó, hãy dẹp đi cái tôi của mình mà chủ động trò chuyện nhẹ nhàng cùng người ấy, đồng thời nhận phần lỗi về mình, bất kể bạn thật sự có lỗi hay không. Đảm bảo người ta sẽ nói ra mọi uất ức, và cả hai nếu khéo léo giải quyết thì sẽ hạnh phúc như lúc xưa thôi.

Lắng nghe, rồi chẳng nói gì cả

Chuyện thế này: Dạo gần đây bạn nói gì người ta cũng vô tâm, làm lơ, như chẳng cần biết vậy. Lúc mới quen người ta luôn rất quan tâm. Nhưng bây giờ, người ấy nghe cho lấy có, thậm chí rất mất tập trung. Bạn giận dỗi vì điều này, người ta cũng chẳng buồn để ý. Bạn đang mệt mỏi và bạn muốn chia tay vì nghĩ người ấy hết tình cảm với mình.

Sự thật: Chớ vội cho rằng người ấy đã có người khác. Không hề như thế. Vì nếu người ấy hết yêu bạn, chẳng việc gì người ấy kiên nhẫn lắng nghe đâu. Có thể dạo gần đây người ta quá bận rộn vì học tập, gia đình, bài vở và bạn bè thôi, mà khi bạn giận, người ta cũng không biết giải thích sao cho bạn hiểu vì người ta có lỗi gì đâu!

Hơn nữa, việc này chỉ kéo dài trong vài tuần thì chưa có gì quá nghiêm trọng cả. Biện pháp: Bạn cũng thử im lặng một thời gian xem, đảm bảo người ta cuống lên tìm bạn và quan tâm đến bạn hơn ấy chứ! Chớ vội lo lắng hay hành động nông nổi, rất dễ tan vỡ tình yêu đấy!

Bỗng dưng lặng thinh

Tình hình: Mấy hôm trước cả hai đứa còn quấn quýt, nhắn tin suốt ngày, cùng đi chơi, cùng đi học… Vậy mà vài ngày gần đây chả hiểu sao mình có cảm giác người ấy né tránh mình, nhắn tin thì nhiều lúc không trả lời, gọi điện không bắt máy, không rủ đi chơi luôn! Có chuyện gì đây?

“Vạch trần”: Người ấy đang gặp một số áp lực, và áp lực này khó chia sẻ với bạn. Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ, mỗi khi thấy người yêu im lặng đột xuất thì lại sợ người ấy có người mới, nên cuống cả lên.

Thực ra, không phải lúc nào cả hai cũng có chuyện để nói, nên vài lúc người ấy vô tâm hay lơ là là chuyện rất bình thường. Khi nào người ta tỏ ra bực bội, khó chịu, hay kiếm cớ cãi nhau, lúc đó hãy lo. Còn bây giờ, có thể người ấy không có thời gian quan tâm bạn, nhưng tình cảm người ta dành cho bạn vẫn nhiều.

Bạn nên: Để cho người ta có khoảng trời riêng trong một thời gian ngắn, khi bạn không giúp được gì ngoài việc suốt ngày nghi ngờ lung tung. Nếu việc này xảy ra trong một thời gian dài, bạn nên có một cuộc trò chuyện thẳng thắn để hỏi xem người ấy có chuyện gì nhé!

Càng quan tâm, càng im lặng

Đặt vấn đề: Dạo này người ấy có vẻ trầm, bạn tỏ ra quan tâm đến người ta hơn để người ta khỏi suy nghĩ lung tung nhưng càng quan tâm, người ta càng im lặng. Bạn cảm thấy khó chịu vì sự im lặng này vì nó khiến bạn phải suy nghĩ rất nhiều. Bạn mệt mỏi, nhưng không biết làm cách nào để phá tan bầu không khí im lặng đó…

Mấu chốt: Bạn đang khiến người ta cảm thấy khó hiểu đấy. Hoặc sự quan tâm thái quá của bạn khiến cho người ta cảm thấy không được thoải mái, nhưng vì sợ bạn buồn nên người ấy không nói ra. Người ấy suy nghĩ cho bạn quá nhiều đi chứ…

Phương hướng: Bạn nên bớt quan tâm trở lại và cư xử như lúc ban đầu. Sự khác biệt luôn khiến cả hai phải cùng thay đổi để thích nghi và điều này có thể sẽ khiến tình cảm giữa hai bạn bỗng dưng gặp thử thách tự tạo. Cứ để mọi thứ trở lại như lúc ban đầu, sự im lặng đôi khi vẫn rất thường hay xảy ra nhưng không phải lúc nào sự im lặng ấy cũng mang một vấn đề trầm trọng. Đôi khi người ta im chỉ vì…chẳng có gì để nói hoặc chẳng biết nói gì.

Im lặng trong tình yêu không phải là cách tốt cho cả hai. Dù sao đi chăng nữa thì những người trong cuộc luôn phải biết dẹp bỏ cái tôi của mình để nhìn nhận vấn đề thẳng thắn và cùng có quyết tâm thay đổi. Đối thoại và nói lên suy nghĩ của mình nhẹ nhàng là cách giúp hai bạn tránh khỏi việc “im lặng bất thình lình”. Chúc bạn hạnh phúc.

Sự im lặng đáng sợ

Tôi bắt đầu thấy sợ cái kiểu im lặng của vợ mỗi khi xảy ra chuyện chẳng vừa lòng nhau, sau cái đợt nàng toan uống mấy viên thuốc ngủ tự vẫn.

Sự im lặng đáng sợ

Tôi đã có một đêm nông nổi. Hôm ấy vợ đi công tác, vắng nàng, tôi theo vài đứa bạn đi bar; trong trạng thái say khướt đã không làm chủ trước cô tiếp viên xinh đẹp. Sau lần đó, cảm giác có lỗi giày vò, tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ tái phạm và cũng tự dặn mình cố quên phút sai lầm ấy để sống tốt, yêu thương vợ hơn. Vậy mà, hơn một tháng sau, cô gái kia gọi đến ngay lúc vợ đang cầm điện thoại của tôi, nói như hét: “Em có thai rồi anh ơi! Giữ hay bỏ thì em đều cần một số tiền”. Vợ chết lặng. Tôi kể lại đầu đuôi, xin vợ tha thứ. Những tưởng vợ sẽ làm ầm lên, không ngờ nàng đáp trả bằng sự im lặng, đôi mắt vô thần. Mãi sau, nàng mới mở lời khuyên tôi thu xếp cho ổn thỏa, đề nghị tôi đừng bao giờ hỏi han hay quan tâm đến cảm giác, nghĩ suy của nàng. Tin vợ mạnh mẽ, tôi phần nào an tâm.

Vợ vẫn hồn nhiên chuyện trò xởi lởi, tâm trạng không khác mấy so với trước khi chuyện vỡ lở. Tôi thầm cảm ơn cơn buồn giận của vợ đã nguôi ngoai. Nhưng chỉ đúng một tuần. Hôm ấy tôi về sớm, đã bảy giờ, nhà vẫn chưa lên đèn. Mở cánh cửa bước vào, tôi chết sững khi thấy vợ ngồi lặng giữa bóng đêm, trên tay là hộp thuốc seduxen chưa kịp uống. Nàng khóc. Tôi khóc. Đó là lần thứ hai trong đời tôi quỳ thụp trước vợ, xin nàng hãy quên chuyện cũ, nghĩ đến gia đình mà bỏ qua cho chồng. Nàng gật đầu… im lặng.

Mọi thứ trở về nhịp sống cũ, song tôi lại luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo “canh chừng” vợ. Bởi từ đó, vợ thường chọn cách im lặng ngay khi có điều gì ở tôi mà nàng không ưng ý. Tôi về trễ, nàng im, không một câu tra hỏi. Khác với ánh mắt đầy tò mò mỗi khi tôi có cuộc gọi giữa đêm như trước đây, giờ vợ im, giả vờ không quan tâm, để ý cả lúc tôi cầm máy ra ngoài. Phật lòng, vợ chỉ khẽ nhíu mày rồi im lặng, không tranh luận, không ý kiến. Tôi từng nghĩ, sự lặng im đó như phép hóa giải, ngăn chặn một “cuộc chiến” leo thang giữa hai vợ chồng. Nhưng không, bởi nếu im lặng là cách giải quyết cho “êm” thì sau đó, lẽ ra nàng sẽ tìm cơ hội thích hợp để giảng giải, nói cho nhau hiểu. Tôi có gợi, vợ cũng phẩy tay lảng chuyện.

Cứ im lặng chịu đựng để rồi vợ tự chọn cách giải thoát cơn bức bối, nỗi giận hờn bằng hành động dại khờ: bỏ ăn, đi cắt phăng mái tóc hay ngồi lặng một mình giữa đêm, tệ nhất là… nàng không muốn sống. Sự im lặng của vợ không khiến tôi thấy bị coi thường, thay vào đó là cảm giác sợ hãi. Đằng sau vỏ bọc mạnh mẽ, vợ rất yếu đuối. Với nàng, lặng im không phải một hình thức “chiến tranh lạnh”. Tôi không biết làm thế nào để giúp vợ tung hê xúc cảm, không còn im lặng một cách đáng sợ như vậy nữa.

Trong quan hệ vợ chồng có nên im lặng để giải quyết mọi chuyện hay không?

Gia đình là tổ ấm của xã hội, nhưng cái tổ ấm đó sẽ chực chờ sụp đổ bất cứ lúc nào nếu như người trong cuộc không thế khéo léo tế nhị trong việc lèo lái con thuyền hạnh phúc. Nhiều người nói “im lặng là vàng” thiệt là nó cũng đúng trong khá nhiều trường hợp đó. Thế nhưng trong cuộc sống vợ chồng nhiều khi câu nói đó theo tôi cần phải xem lại.

Khi vợ/chồng làm lỗi dù người kia không hài lòng, không đồng ý nhưng vẫn im lặng không nói. Hay có những hiểu lầm nhưng không được giải bày vì cứ nghĩ đã là chồng vợ thì phải hiểu nhau hết. Những bất bình ngày này sang ngày nọ chất chồng, nếu vợ chồng không giải quyết lâu dần sẽ trở thành hố sâu ngăn cách trong cuộc sống vợ chồng. Những hiểu lầm, những ấm ức không được giải quyết sẽ dẫn đến rạn nứt gia đình, cuối cùng là người này hay người kia cảm thấy không còn thể chịu đựng nổi bạn đời của mình nữa, lá đơn li dị được đưa ra, chấm dứt một mối quan hệ. Để những chuyện cỏn con như vậy phá vỡ hạnh phúc gia đình thì thật không đáng chút nào!

Hai trường hợp mà tôi sắp kể đây là ví dụ minh họa cho câu “im lặng để chịu đựng”

Trường hợp 1: Là một nhân viên công chúng, chị không chỉ nhã nhặn trong gia tiếp, sở hữu một ngoại hình ưa nhìn mà chị còn có một giọng nói làm không ít người ganh tị. Trong công việc phải tiếp xúc với nhiều người nên có không ít người để ý chị. Nhiều người thấy thế rất gai mắt. Chồng chị trong một lần vô tình nghe những lời xầm xì bàn tán về chị thì còn bỏ qua nhưng những lần sau thì anh rất tức giận và đã hỏi thẳng chị trong lúc ăn cơm. Do nghĩ anh là chồng chị thì anh phải hiểu chị, cộng thêm phần đang có con nhỏ ngồi ở đây nên chị chỉ im lặng cắm cúi ăn. Chị có lý của chị, anh có lý của anh. Chính vì những ý nghĩ như vậy hai vợ chồng chị ngày càng xa cách.

Trường hợp 2: Một anh làm nhân viên ngân hàng lại chọn giải pháp im lặng trong mọi tình huống vì tin điều đó sẽ hạn chế phát sinh những mâu thuẫn không đáng có trong gia đình. Ở nơi anh sống có nhiều cặp vợ chồng hễ có gì tức tối là la hét khóc lóc lu bù um sùm cả lên, chỉ khiến hàng xóm chê cười, thế là vì không muốn hàng xóm chê cười nên anh chọn giải pháp “im lặng là vàng ” trong mọi tình huống. Anh thấy vợ mặc váy ngắn đi làm, anh im lặng dẫu lòng tức tối. Vợ chi tiêu quá tay, anh im lặng dẫu không đồng ý. Vợ to nhỏ qua điện thoại với ai đó, anh vẫn cố nhắm mắt cho qua dẫu không ít lần dấy lên sự ngờ vực. Những chuyện trên còn tạm ổn nhưng đến chuyện to nhỏ qua điện thoại thì có vẻ không được rồi đây.

Những nhân vật trong các tình huống trên tất cả đều là những trí thức của xã hội, họ không chọn giải pháp bù lu bù loa giải quyết vấn đề mà lại chọn im lặng làm điều kiện tiên quyết. Nhưng nếu không nói thì ai mà hiểu. Không um sùm, không la hét, không khóc than nhưng hãy nói hãy giải quyết vấn đề bằng cách giãi bày. Đừng chọn im lặng, đừng thử thách vợ hay chồng mình bằng sự im lặng dù tình yêu có lớn đến đâu.

Hãy xem những người trên giải quyết tình huống của mình như thế nào heng. Anh nhân viên sau khi chọn giải pháp viết mail cho vợ để giải quyết hết những vướng mắt. Anh cùng vợ hẹn nhau ra một quán nhỏ anh tuôn trào hết tâm sự, những nghi ngờ thắc mắc mà bấy lâu nay anh giữ trong lòng. Mặc dù vợ anh giải thích có những chuyện anh vẫn chưa vừa lòng lắm nhưng được nói ra những điều trong lòng minh dường như anh nhấc được một tảng đá nặng ra khỏi lồng ngực. Tương tự như vậy chị ở trường hợp 1 cũng đã tìm ra giải pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai vợ chồng. Bằng cách chị đặt một chuyến du lịch giải bày cho hai vợ chồng, qua chuyến du lịch hành trang mang về của hai vợ chồng là một cuốn nhật kí nhỏ trong đó chứa đựng những tâm sự của hai người. Thật may mắn khi cả hai người đã tìm ra được một lối thoát hiểm cho cuộc hôn nhân của mình.

Trong cuộc sống người ta thường hay nói “một điều nhịn, chín điều lành”, hay “im lặng là vàng”. Nhưng cách giải quyết như vậy trong cuộc sống vợ chồng có thật sự ổn thỏa chưa?

Nhẫn nhịn, im lặng để cho vợ/chồng qua cơn nóng giận, nhưng chúng ta không nên cho qua chuyện nếu có gì vướng mắc, hãy bình tâm ngồi xuống có một cuộc nói chuyện thẳng thắn để giải quyết vấn đề. Những tức tối, hoài nghi chất chứa trong lòng lâu ngày không chỉ mệt mỏi cho cả hai, nhiều khi còn dẫn đến stress hay trầm cảm. Thêm vào đó không nói lên để giải quyết vấn đề tức là không công bằng với chính bản thân ta cũng như không công bằng với người mà ta cho là có lỗi vì không cho họ một cơ hội giải thích tại sao. Đừng im lặng để từ tình yêu chuyển sang sự chịu đựng nặng nề. Đây chỉ là suy nghĩ của riêng tôi, không biết các bạn có ý kiến như thế nào?

Bí quyết cãi nhau để có thể … giảng hòa

Bạn sẽ nói: Tức mới cãi nhau, làm sao lúc ấy còn nghĩ đến chuyện giảng hòa? Nhưng không ít người đã hối tiếc vì khi cãi nhau với vợ (hay chồng), họ lỡ lời đến mức sau đó khó có thể hòa giải. Vậy thì hãy nắm những “nguyên tắc cãi nhau” để sau đó còn có thể … sống tiếp được với nhau.

Dưới đây là những nguyên tắc để có “những cuộc cãi vã …tốt”.

Nguyên tắc 1: Không nên tích tụ sự giận dữ

Cách tốt nhất để bảo vệ chén bát không bị đập vỡ và các cuộc hôn nhân không bị tan tành là ngăn chặn những bùng nổ ngay từ gốc của nó. Khi bạn bắt đầu cảm thấy sự việc đang nóng lên thì bạn hãy cố gắng im lặng và bình tĩnh xem xét những gì đã xảy ra – có đúng là có những việc mà bạn cần phải nói chuyện và làm rõ vấn đề hay không? Càng tức giận và bực bội bao nhiêu, thì bạn càng cần phải cắn răng lại.

Còn một sai lầm khác nữa: bạn đừng để sự giận dữ tích tụ lại. Chồng bạn hay để chén dĩa dơ trên bàn sau khi ăn. Một lần, hai lần, mười lần… bạn luôn dọn dẹp và không hề phản ứng. Thế nhưng lần thứ 20 có thể là giọt nước cuối cùng – chẳng biết vì sao mà cơn giận tự dưng dâng trào trong bạn: “Em là gì trong cái nhà này? Osin à?”. Người phạm lỗi sốc: anh ta chẳng hề nghĩ rằng một cái đĩa dơ có thể là nguyên nhân cho sự bực bội đến như thế. Chuyện đã vỡ, chồng bạn sẽ chẳng còn cách nào ngoài việc tự bảo vệ mình và anh ta cũng hét lên trả lời. Tấn thảm kịch ấy đã có thể tránh được nếu như ngay khi cảm thấy bực bội, bạn yêu cầu anh ấy tự dọn dẹp.

Nguyên tắc 2: Tìm thời điểm và địa điểm thích hợp để trò chuyện

Nếu cuộc xung đột đã kéo dài và một cuộc trò chuyện nghiêm chỉnh là không tránh được, hãy dẫn dắt chúng với một cái đầu sáng suốt. Đầu tiên, hãy chọn thời điểm và địa điểm thích hợp. Trò chuyện khi anh ấy đang mệt mỏi, đang chuẩn bị cho một cuộc họp quan trọng hay khi anh ấy say rượu, chắc chắn sẽ không hiệu quả.

Nguyên tắc 3: Không chỉ trích và biết lắng nghe

Hãy thảo luận các vấn đề bất đồng một cách thân thiện, thoải mái và có tính xây dựng.

• Hãy nhớ rằng bất kỳ sự chỉ trích nào – dù là anh ấy đúng hay sai – cũng sẽ khiến anh ấy muốn bảo vệ mình, phản đối, chứng minh rằng những gì bạn nói là không đúng. Hãy tránh nói những cụm từ như: “Anh làm sao thế? Không gọi điện thoại được à?”. Hãy chọn cách nói thể hiện cảm xúc thân thiện của mình như: “Anh thân yêu, anh có biết là em lo lắng lắm không? Vì em không biết chuyện gì đang xảy ra.”

• Đừng xả rác vào cơn giận với kiểu khẳng định như “Anh chẳng bao giờ …” “Anh luôn luôn …” … Khi đó kẻ “phạm tội” sẽ bắt đầu phản bác những từ “không bao giờ”, “mãi mãi”, “luôn luôn” , và như thế cuộc cãi vã của các bạn sẽ chuyển sang một hướng khác.

• Đừng sử dụng những cụm từ vô nghĩa như: “Nói chuyện với anh đúng là vô ích” “Anh là người ích kỷ,” “Anh chẳng làm được chuyện gì hết”. Thà bạn đập vỡ chén đĩa còn hơn nói những lời ngu ngốc mà sau này bạn phải hối tiếc.

• Đừng thay chủ đề và mục đích của cuộc trò chuyện. Bạn biết rằng thường thường khi cãi nhau, bạn có thể trút hết mọi tức giận của mình ra một lúc: nào là anh ấy quên ngày các bạn gặp nhau, anh ấy quên mua sữa cho con… Hãy nắm chắc mục đích cuộc nói chuyện của mình và đừng để cơn giận lôi kéo bạn đi chệch mục đích.

• Đừng cố gắng nắm giữ thế thượng phong. Hãy để anh ấy hiểu rằng bạn luôn luôn lắng nghe anh ấy. Hãy cố gắng nhìn vấn đề từ quan điểm, suy nghĩ của anh ấy.

Nguyên tắc 4: Không đưa người thân hay bạn bè vào cuộc cãi nhau

Đừng lôi kéo những người thân hay bạn bè vào các cuộc cãi nhau. Bố, mẹ, con cái cần phải đứng ngoài cuộc. Đừng cố gắng làm rõ mọi việc khi có mặt một người nào đó. Đừng kể lung tung những điều không vui trong quan hệ gia đình. Chúng chẳng giúp giải quyết những vấn đề của bạn.

Nguyên tắc 5: Tìm cách giảng hòa nhanh chóng

Hãy biết cách giảng hòa. Khi “cơn bão” đã đi qua, đừng giữ vẻ mặt cau có và im lặng. Hãy biết cách thực hiện những bước đầu tiên: “Anh biết đấy, em rất rất lo lắng khi chúng ta cãi nhau. Em nghĩ là anh cũng thế. Chúng ta hãy giảng hòa nhé “. Hãy nhớ rằng phải hết sức chân thành! Sự hòa giải hình thức không giúp gì cho mối quan hệ. Sau một “cuộc cãi vã tốt đẹp”, người ta sẽ coi trọng mối quan hệ của mình hơn và ít tìm ra cớ để cãi vã hơn.

Cãi nhau với chồng cũng cần nghệ thuật

Các ông chồng thường tắm xong là vứt quần áo bẩn trên sàn nhà tắm, hoặc luôn kêu ca vợ mua quần áo mới chỉ tổ phí tiền…

Chẳng có vợ chồng nào không cãi nhau cả, tuy nhiên, có những đôi cãi nhau nhiều quá mà dẫn đến chia tay; trong khi đó, có đôi càng cãi lại càng yêu nhau hơn.

1. Không bới móc chuyện cũ

Khi vợ chồng cãi nhau, kị nhất là nhắc lại chuyện không hay từ thuở nào rồi kết luận bằng một câu: “Thà tôi sống độc thân còn hơn thế này!”. Các chuyên gia tâm lý khuyên trước khi bạn mở miệng ra để cãi nhau với vợ/chồng, hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình trước:

– Rốt cuộc có chuyện gì khiến mình phải tức giận thế này?

– Chuyện này liệu có thể giải quyết bằng cách cãi nhau không?

Trả lời xong hai câu hỏi trên thì đảm bảo sẽ có rất nhiều trường hợp bạn phát hiện ra, chuyện này chẳng đáng để hai vợ chồng phải to tiếng.


Cãi nhau với chồng cũng cần nghệ thuật  1


2. Lùi một bước để tiến một bước

Đàn ông vốn thích nghe nói ngọt, vì thế, nếu bạn nói thẳng nói thật với chồng những sự thật trần trụi hoặc những kỷ niệm không mấy hay ho thì có lẽ anh ấy sẽ rất khó nghe lọt tai. Các bà vợ ơi, hãy trung thành với câu slogan “Lấy nhu thắng cương”. Chồng bạn bận việc, đến gặp nhóm bạn của bạn muộn rồi cũng vội vàng đi ngay sau khi chào hỏi mọi người dăm ba câu. Bạn phát cáu, cự nự ngay với chồng: “Anh lúc nào cũng chẳng coi ai ra gì! Bạn bè 5-7 năm mới gặp nhau mà anh lại lạnh nhạt như vậy!”…

Khi giận chồng trước mặt bạn bè, tốt nhất bạn nên nhịn, ngậm bồ hòn làm ngọt rồi về nhà đóng cửa bảo nhau sau. Trong trường hợp trên, nếu bạn nhẹ nhàng nói với chồng và coi như mình là nguyên nhân của sự chậm trễ đó thì sau khi về nhà, anh ấy sẽ suy nghĩ đến sự chịu đựng của bạn. Đến lúc đã ở nhà thì bạn hãy “tiến lên một bước” nhé, anh ấy sẽ còn biết ơn vì bạn đã giữ thể diện cho anh ấy trước đám đông đấy.

3. Bí quyết 3 “không”

Nhiều cặp vợ chồng mỗi khi cãi nhau xong là cứ như vừa trải qua một trận đấu căng thẳng và bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài. Nếu cứ như vậy thì làm sao mà giải quyết được vấn đề và làm sao mà thông cảm cho nhau được? Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra bí quyết 3 “không” mà các bạn nên tham khảo:

– Không nói về “đối phương”! Khi cãi nhau, vợ chồng hay chỉ trích những câu đại loại như: “Tại sao anh/cô lại đối xử với tôi như vậy?”, “Anh/cô lại vẫn cái tật cũ ấy!” Khi nói về nhau như vậy, vô tình ta đã đẩy “phe kia” vào tình thế phải tự vệ, vì đó là phản ứng tự nhiên đầu tiên, và sau đó sẽ là tâm lý phản công. Mà khi đã có tâm lý này rồi thì không thể nào nhượng bộ được đâu.

– Không tỏ thái độ bất cần! “Anh không đưa tôi đi chơi thì càng tốt, tôi càng có tự do!” Các bà vợ rất hay nói câu này mỗi khi giận chồng. Nên bỏ ngay đi nhé vì câu nói này rất kích động, thậm chí làm tổn thương anh ấy, và có khả năng tình yêu sẽ bị giảm đi rất nhiều sau câu nói này đấy.

– Không ngắt lời! Các bà vợ mỗi lần giận thường không muốn nghe chồng nói gì. Nếu bạn cũng vậy thì nên thay đổi thói quen xấu này nhé. Khi đàn ông nếu đã mở miệng giải thích thì bạn hãy lắng nghe họ cho hết và đặc biệt, phải chú ý đừng ngắt lời. Chỉ một lần ngắt lời thôi, sau này bạn sẽ không nghe thấy anh ấy trình bày quan điểm gì nữa đâu.

4. Chiến tranh lạnh – con dao hai lưỡi

Sau mỗi cuộc cãi vã, nhiều cặp vợ chồng rơi vào chiến tranh lạnh một thời gian: không nghe điện thoại, không nói chuyện, không nhìn mặt nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì đó không phải là cách hữu hiệu nhất để trừng phạt ai cả, ngược lại còn khiến cho bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi, không khí gia đình nặng nề, khó chịu và để lâu còn ảnh hưởng không tốt đến tình cảm vợ chồng.

Giận hờn, cãi vã là những gia vị cho đời sống vợ chồng, chỉ cần bạn hãy cố gắng có cách đối diện với chúng thật hiệu quả để từ đó có thể hiểu nhau nhiều hơn, để quý trọng hơn những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau!

8 điều nên tránh khi cãi nhau với chàng

Đừng gọi các nickname của chàng

Giả dụ chàng có những tên thân mật ở nhà bố mẹ hay gọi, hoặc bạn bè của chàng có gọi chàng bằng một biệt danh nào đó (nhất là biệt danh có gắn với tên bố mẹ chàng) thì khi cãi nhau dù bực mình đến mấy bạn cũng không nên mang ra “rủa”. Nên nhớ cãi nhau là tìm ra đúng sai vấn đề đang tranh luận chứ không phải là xỉ nhục và bêu riếu lẫn nhau.

Đừng hạ thấp cảm giác của chàng

Khi cãi nhau chắc chắn là chàng rất bực mình, vì vậy, đừng bao giờ hỏi lại chàng rằng “Anh đang đùa đấy à?” Chàng sẽ nghĩ rằng bạn là một cô gái có vấn đề về thần kinh khi không thể phân biệt được lúc nào chàng nóng giận hay lúc nào đùa vui. Điều đó sẽ khiến chàng càng thêm tức giận.

Đừng lôi kéo bố mẹ người thân chàng vào “cuộc chiến”

Bạn có bực mình chàng đến đâu thì đây cũng là cuộc nói chuyện giữa hai người, không nhất thiết phải lôi những người nhà chàng vào câu chuyện. Nhất là nếu bạn lại có ý định chê trách gì họ thì thật không hay một chút nào. Đừng tranh thủ việc cãi nhau với chàng để nói xấu gia đình chàng như vậy. Chàng sẽ rất bực mình bạn về điều này.

Đừng tỏ ra bất cần đời

“Anh thích làm gì thì làm, từ giờ tôi không thèm quan tâm nữa” – Đó là câu tuyệt đối không nên nói khi cãi nhau. Nói như vậy nghĩa là bạn đã chính thức xác nhận việc sau cãi nhau là “đường ai nấy đi”. Nên nhớ cãi nhau là để tìm ra đúng sai khi mâu thuẫn chứ không có nghĩa cãi nhau là để chấm dứt một tình yêu.

Đừng phê phán những gì anh ấy đã làm sai trước đó

Chuyện nào ra chuyện nấy, tại sao bạn lại lôi những chuyện từ thời xa xưa ra để chỉ trích chàng đã hành động không đẹp? Nên nhớ chỉ nói những chuyện đã khiến hai người mâu thuẫn thì mới dễ giải quyết vấn đề. Không nên làm câu chuyện trở nên rắc rối và phức tạp với quá nhiều câu chuyện như vậy.

Đừng tranh thủ mang điểm xấu của chàng ra “đấu tố”

Chàng có một số tật xấu như hút thuốc, uống rượu, hay quên, tiêu tiền thoải mái hay một vài điểm xấu trên cơ thể thì đó cũng không phải là cái cớ gây nên mâu thuẫn này của hai bạn. Tuyệt đối không nên chỉ trích kiểu như: “Anh chỉ là một thằng gầy gò xấu xí” hay “Anh thu nhập chẳng đáng là bao”. Điều đó động chạm đến lòng tự trọng của chàng và chàng sẽ cho bạn “đi ngay” vì điều đó.

Đừng tranh thủ “lên nước”

Bạn có vẻ đang trên đà thắng của “cuộc chiến”, nhân đó bạn chỉ ra cho chàng luôn một loạt những điều nên làm và không nên làm. Điều đó là sai lầm, hãy nhớ, đàn ông không thích được “dạy dỗ” dù anh ấy có làm gì sai. Còn nếu bạn muốn góp ý cho chàng thì hãy tìm một dịp nào đó thật đặc biệt khi anh ấy vui vẻ để nhẹ nhàng khuyên nhủ.

Đừng tỏ ra “cao giá”

“Tôi có hàng vạn thằng theo đuổi, anh chẳng là gì đâu” – Đó là câu tuyệt đối không nên nói với chàng khi cãi nhau. Chàng sẽ cảm thấy bạn thật kênh kiệu và anh ấy thua xa những người theo đuổi bạn. Lòng tự trọng của chàng bị tổn thương và chàng sẽ không tha thứ cho bạn vì điều đó.

Vợ chồng cãi nhau cũng cần phải học

Không nên lầm tưởng rằng một cuộc hôn nhân mỹ mãn tức là vợ chồng không bao giờ cãi nhau.

Trên thực tế, cãi nhau cũng cần phải có học vấn, hãy cũng khám phá điều bí mật đó. Vợ chồng không chỉ khác nhau về giới tính mà còn có những điểm khác biệt về tính cách, quan niệm và thói quen. Khi yêu mỗi người đều có cơ hội để che giấu những điểm khác biệt đó; thế nhưng khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, sớm tối bên nhau, thường xuyên va chạm thì dù ít dù nhiều cũng không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn, bất đồng. Đó là điều hết sức bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên, cũng không nên cho rằng có mâu thuẫn tức là hai người không hợp nhau. Trên thực tế, đôi bên nên nhìn nhận việc tranh cãi từ góc độ tích cực. Những người “biết” cãi nhau (tức hiểu rõ nguyên tắc khi cãi nhau) thì tình cảm giữa hai người sẽ ngày càng tốt đẹp mà số lần cãi nhau sẽ càng ngày càng ít. 1. Tranh cãi là vấn đề “góc độ”, “quan điểm” chứ không phải vấn đề “đúng sai”.

Nguyên nhân khiến vợ chồng cãi nhau thường là do nghĩ rằng sự việc chỉ có một đáp án duy nhất. Tâm lý của người tham gia vào cuộc tranh cãi chỉ là để khẳng định “Việc này nhất định là tôi đúng, anh sai”. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ cả hai người đều nghĩ như vậy vì thế mà cãi nhau không dứt.

Trên thực tế không có bất cứ một đáp án cố định nào cho những vấn đề tranh cãi hay bất hoà trong gia đình bởi trong mỗi cuộc tranh cãi đều thuần tuý là vấn đề quan điểm chứ không phải vấn đề đúng sai. Những người biết cãi nhau là những người cố gắng lĩnh hội ý kiến thực sự của đối phương hoặc đi so sánh sự khác biệt về quan điểm của hai người. Ngược lại những người không biết cãi nhau sẽ lại cực lực tìm cách bác bỏ ý kiến của đối phương để chứng minh rằng mình đúng khiến cho đôi bên đều chịu thua thiệt.

Vợ chồng cãi nhau nên nói đến cái tình chứ đừng nói lý

Thông thường đặc trưng của tranh cãi là cãi lý vì thế khi cãi nhau đôi bên thường có tâm lý ra sức tìm ra lỗi về ngôn ngữ và logic của đối phương, và chỉ chăm chăm nhằm vào những lỗi đó khiến đối phương không thể nào chống đỡ nổi. Thế nhưng cãi lý sẽ làm tổn thương đến tình cảm. Vì thế khi cãi nhau, vợ chồng nên xử sự sao cho có tình, điều này còn mang tính xây dựng hơn nhiều so với việc áp dụng phương pháp phân tích và biện luận trong khi tranh cãi.

Không bao giờ cãi nhau trước mặt người thứ 3

Vì muốn chứng minh mình là đúng, những người trong cuộc thường hay tìm đến người thứ 3 để kể lể với hy vọng người khác sẽ ủng hộ mình; không những thế, họ còn không ngừng chỉ ra những cái không phải của đối phương để mong nhận được sự đồng tình của càng nhiều người ngoài cuộc. Thói quen này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm vợ chồng vì thế các cặp vợ chồng nên hết sức tránh nếu không người bị hại lại chính là bản thân mình.

Những người biết tranh cãi là những người chỉ muốn hai vợ chồng đối mặt cùng nhau giải quyết xung đột, không thích tranh cãi trước mặt bố mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp.

Vợ chồng cãi nhau dù ai thắng ai thua thì trên thực tế cũng không có khái niệm người thắng cuộc mà cả hai đều là kẻ bại trận. Nếu bất đắc dĩ phải cãi nhau thì cũng chỉ nên dừng ở một điểm nào đó, đừng bao giờ cố gắng để thắng trong trận “đấu khẩu” này.

Theo kết quả nghiên cứu của Abused Wives (chuyên gia người Mỹ) về phụ nữ bị ngược đãi thì đặc trưng chung của những người phụ nữ hay bị chồng đánh là họ luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến bằng miệng với các đức ông chồng. Các ông chồng không thể giành chiến thắng về mặt ngôn ngữ đành phải dùng nắm đấm để đòi lại.

Người biết cãi nhau là người luôn biết chừa đường rút cho đối phương trong khi người không biết cãi nhau lại luôn muốn ép đối phương đến đường cùng.

Nói rõ chân tướng sự việc, không làm mình làm mẩy thái quá

Cãi nhau bao giờ cũng có nguyên nhân. Người biết cãi nhau sẽ tập trung vào việc nói rõ sự việc để giúp đối phương hiểu rõ được tình hình và mong muốn của mình. Ngược lại, người không biết cãi nhau lại thích làm mình làm mẩy một cách thái quá để thể hiện rằng mình đang tức giận vì thế họ thường dùng những hình dung từ cực đoan, quá trớn để chọc giận đối phương.

Dũng cảm nhận sai trước

Cãi nhau là mâu thuẫn do bất đồng quan điểm vì thế những người chín chắn sẽ luôn tìm mọi cách để tránh cãi nhau. Phương pháp tốt nhất để không xảy ra những trận đấu khẩu chính là thừa nhận ý kiến của đối phương, cho rằng ý kiến của đối phương tốt hơn của mình. Để có thể làm được điều này bạn cần phải có đủ sự tự tin, phải là người chín chắn mới làm được, điều này rất đáng được mọi người học tập.

Nhượng bộ người bạn đời của mình không phải là một sự tổn thất mà là sự thu hoạch. Tuy nhiên nếu thấy đối phương nhượng bộ trước bạn cũng đừng bao giờ nói: “Đã biết là sai mà bây giờ mới chịu thừa nhận”, ngược lại bạn càng nên khích lệ và tôn trọng người bạn đời của mình, có như thế nếu lần sau còn xảy ra tranh cãi thì đối phương sẽ càng sẵn lòng nhượng bộ.

Vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao?

Vợ chồng cãi nhau vì tiền

Vợ chồng cãi nhau vì việc nhà

Làm lành với chồng như thế nào

Vợ chồng cãi nhau vì mẹ chồng

Vợ chồng ít nói chuyện với nhau là do đâu?

Cư xử với gia đình vợ như thế nào?

(st)

Rate this post

Viết một bình luận