[KHÁM PHÁ] Bên Trong Tháp Rùa Có Gì
Mỗi khi nhắc tới Hà Nội, thì mọi người sẽ thường nghĩ ngay tới Hồ Gươm cùng Tháp Rùa cổ kính phải không nào.
Và chắc chắn rằng sẽ có không ít người thắc mắc, liệu bên trong Tháp Rùa có gì đặc biệt? Qua bài viết sau đây hãy cùng Stcpharco khám phá xem Tháp Rùa có gì đặc biệt và bên trong Tháp Rùa có gì nhé!
ĐÔI NÉT VỀ THÁP RÙA
THÁP RÙA Ở ĐÂU?
bên trong Tháp Rùa có gì
Tháp rùa chính là ngọn tháp nhỏ nằm phía trên một gò đất nhỏ, có chiều rộng khoảng 350 mét vuông và nằm ngay chính giữa Hồ Gươm, tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Với vị trí địa lý đắc địa này, bạn sẽ thuận lợi di chuyển từ các điểm khác nhau ở Hà Nội đến tham quan tháp.
THÁP RÙA CÓ TỪ KHI NÀO?
bên trong Tháp Rùa có gì
Từ thời vua Lê Thánh Tông, có một Điếu Đài được xây trên gò Rùa này phục vụ cho nhà vua câu cá, thưởng trà.
Đến khoảng thế kỷ XVII – XVIII thì Chúa Trịnh đã cho xây lại thành đình Tả Vọng nhưng đến thời Nguyễn thì không còn thấy vết tích gì nữa.
Cho đến năm 1883, sau khi Pháp đổ bộ vào Hà Nội, dân chúng sống quanh đây sơ tán đi hết chỉ còn lại ông Nguyễn Ngọc Kim.
Ông là người giữ chức dịch làng Tự Pháp được cử làm trung gian giữa Pháp và Việt, mọi người còn hay gọi ông là Bá Hộ Kim.
Đến năm 1886, ông thấy gò này vừa đẹp vừa phong thủy nên quyết định xây tháp sau này dùng để chôn cất cha mình.
Thế nhưng khi Tháp Rùa đã được hoàn thành nhưng nguyện vọng của ông lại không toại.
Lúc đầu tháp có tên là Tháp Bá hộ Kim, sau này đổi thành tên Tháp Rùa như bây giờ.
Cùng với vị trí lý đẹp, nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, còn mang trong mình dáng vẻ cổ kính, có phần huyền bí, Tháp Rùa đã trở thành một biểu tượng của thủ đô.
THÁP RÙA THỜ AI?
bên trong Tháp Rùa có gì
Sau thời gian xây dựng tháp, có những tài liệu bằng tiếng Pháp ra đời và đề cập đến một miếu thờ nhỏ thần hồ.
Trong tập sách Les pagodes de Hanoi của G.Dumoutier in năm 1887 trong mục “hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” có ghi nơi đây xây dựng một công trình nhỏ, trên vị trí của một ngôi đền nhỏ trước đây thờ thần hồ.
Còn trong cuốn Le vieux Tonkin (Bắc kỳ cổ) của Bourrin cũng có viết viết: “Tháp Rùa chính tên là Quy Sơn tháp xây vào khoảng năm 1877, công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ”.
Vậy không biết thần hồ trong các tài liệu trên nói đến là ai? Liệu đó có phải là thần Kim Quy?
Ông Nguyễn Vinh Phúc – nhà Hà Nội học cho rằng: có rất ít khả năng, tháp Rùa được xây nên để thờ thần Kim Quy, thế nhưng cụ thể là thờ ai thì ông cũng chưa tìm được câu trả lời thấu đáo.
KIẾN TRÚC CỦA THÁP RÙA
bên trong Tháp Rùa có gì
Kiến trúc của Tháp Rùa là sự giao thoa giữa phần mái cong đặc trưng của kiến trúc Việt Nam thời bấy giờ cùng với phong cách kiến trúc gô-tích của châu Âu.
- Tầng một Tháp Rùa được xây trên nền móng cao 0,8m, các mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng có tất cả 10 cửa.
- Phía bên trong tầng 1 của tháp còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau.
- Tất cả tổng cộng tầng một có 14 cửa.
- Trên tầng hai của tháp được thiết kế giống như tầng một chỉ khác điều là được xây nhỏ hơn một chút với chiều dài là 4,8m và chiều rộng là 3,64m.
- Tiếp tới tầng ba thì thu nhỏ hơn nữa với chiều dài 2,97m, chiều rộng 1,9m và chỉ có một cửa hình tròn ở mặt tháp phía đông, đường kính 0,6m.
- Tầng trên cùng của tháp được thiết kế tựa như một vọng lâu với mỗi bề 2m chứ không còn là hình chữ nhật như các tầng bên dưới.
- Mặt phía đông nằm bên trên cửa tròn của tầng ba có khắc ba chữ “Quy Sơn Tháp” tức “Tháp Núi Rùa”.
- Mái của tầng này được chạm khắc với hình đầu đao uốn cong và rồng chầu mặt Nguyệt.
- Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.
Có người còn phân tích Tháp Rùa theo tỷ lệ vàng và bất ngờ khi điều cho ra những kết quả khá thú vị.
Một điều nữa khiến không ít người ngạc nhiên đó là: mặt bằng của Tháp Rùa lại là hình chữ nhật chứ không phải là hình vuông như nhiều người vẫn nhầm.
Dẫu cho vẫn còn nhiều nghi ngờ về nguồn gốc cùng như kiến trúc của Tháp Rùa và không phải ai cũng có thể giải thích thấu đáo được.
Nhưng dẫu sao thì tháp Rùa vẫn là một công trình kiến trúc đẹp, cổ kính và đi sâu vào ký ức bao thế hệ.
Nơi đây đã trở thành một phần không thể thiếu của Hà Nội.
Nên tới tham quan Tháp Rùa vào thời điểm nào?
Du khánh có thể đến tham quan Tháp Rùa vào bất cứ thời gian nào trong năm, bởi vì vào mỗi mùa Tháp Rùa lại hiện lên với một vẻ đẹp riêng.
Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến hình ảnh Tháp Rùa vào mùa thu, vào thời gian này bạn có thể cảm nhận được mùi hoa sữa cùng hương cốm thơm lừng khắp phố phường Hà Nội giữa thời tiết dịu mát, rất biết chiều lòng người của mùa thu Hà Nội.
NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN CẠNH THÁP RÙA
BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
Khi tới tham quan Tháp Rùa sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua cung đường xung quanh Hồ Gươm.
Bởi chỉ cần đi một chút thì bạn sẽ bắt gặp Bưu điện Hà Nội nằm ngay bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm.
Đây chính là một trong những biểu tượng hàng trăm năm của Hà Nội.
KEM TRÀNG TIỀN
bên trong Tháp Rùa có gì
Sau khi tới Bưu Điện Hà Nội bạn có thể tiếp tục đi đến cửa hàng Kem Tràng Tiền nằm ở số 35 Tràng Tiền.
Kem Tràng Tiền chính là một trong những món ngon không thể không thử của Hồ Gươm nên khi bạn có cơ hội tham quan Hà Nội thì đừng quên ghé thăm nơi đây để thưởng thức những chiếc kem thơm ngon này nhé.
VƯỜN HOA LÝ THÁI TỔ
bên trong Tháp Rùa có gì
Nếu ở phía Nhà hát lớn Hà Nội thì không khó để bạn có thể di chuyển tới vườn hoa Lý Thái Tổ.
Đây chính là nơi đặt tượng đài thờ vua Lý Thái Tổ người đã có công thành lập kinh thành Thăng Long xưa.
THÁP BÚT – ĐỀN NGỌC SƠN
bên trong Tháp Rùa có gì
Đi dọc về phía bên phải vườn hoa Lý Thái Tổ bạn sẽ bắt gặp Tháp Bút, Cầu Thê Húc và Đền Ngọc Sơn.
Tất cả đều là những công trình văn hóa rất nổi tiếng của Hà Nội mà nhất định bạn nên ghé thăm trong chuyến hành trình của mình.
CHỢ ĐÊM PHỐ CỔ
bên trong Tháp Rùa có gì
Nếu bạn đến tham quan Hồ Gươm vào đúng buổi tối cuối tuần thì đừng quên ghé khu chợ đêm phố cổ nhé.
Đó là một khu chợ phiên với rất nhiều màu sắc và vô cùng nhộn nhịp ngay cạnh Hồ Gươm.
Đến nơi đây bạn có thể thỏa thích mua sắm những món đồ lưu niệm hoặc bạn cũng có thể thưởng thức một số đặc sản của Hà Nội ở xung quanh khu này.
Ví dụ như món hoa quả dầm ở phố Tô Tịch hay nộm bò khô ở phố Hoàn Kiếm.
KHÁM PHÁ BÊN TRONG THÁP RÙA CÓ GÌ?
Sau khi xem qua về mô tả kiến trúc Tháp Rùa thì chắc hẳn mọi người cũng đã có thể hình dung ra được phần nào cấu trúc của tòa tháp này.
Tuy nhiên, bên trong Tháp Rùa hiện tại thực sự có những gì thì rất ít các tài liệu ghi chép được.
Và đây cũng là một thắc mắc lớn của rất nhiều người.
Dưới đây là một câu chuyện và những điều anh ấy kể lại khi một mình nửa đêm lẻn vào Tháp Rùa để khám phá điều bí ẩn này.
Vào năm 2014, trên mạng rầm rộ truyền tay nhau về một đoạn clip dài hơn 4 phút ghi lại cảnh một nam thanh niên bơi ra Tháp Rùa lúc nửa đêm để tự mình khám phá xem bên trong Tháp Rùa có gì bí ẩn.
Theo như lời mô tả trong clip của anh nam thanh niên thì từ ngày bé anh ta đã thường xuyên đi qua đoạn đường quanh Hồ Gươm.
Và rất nhiều lần anh đã nghĩ liệu bên trong Tháp Rùa có chứa đựng một điều gì đó rất là thiêng liêng.
Và rồi hôm nay anh quyết định tự mình đi khám phá. Tuy nhiên, anh cũng lên tiếng nói rằng đây là điều anh không khuyến khích mọi người làm theo.
Sau đó, nam thanh niên nhảy xuống hồ Gươm và bơi đến chỗ Tháp Rùa. Và anh nam thanh niên này cũng đã thành công chui vào bên trong tháp.
Theo như lời kể của nam thanh niên, thì bên trong Tháp Rùa có một ban thờ.
Bên trong cũng còn có một cái thang dẫn lên trên nóc tháp và bên trong tháp có một cửa nhỏ nhưng đã bị khóa lại.
Trên đây là một số những khám phá của Stcpharco về Tháp Rùa và bí ẩn câu hỏi bên trong Tháp Rùa có gì muốn gửi tới các bạn.
Tháp Rùa thực sự là một nét đẹp của Hà Nội, nếu có một lần tới thủ đô thì bạn hãy ghé thăm Hồ Gươm và Tháp Rùa nhé.
Hy vọng bài viết Khám Phá Bên Trong Tháp Rùa Có Gì của Stcpharco sẽ giúp bạn một phần nào đó hiểu biết thêm về tháp rùa nhé!
Có thể bạn quan tâm:
https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/-thac-mac-ba-bau-co-duoc-boi-cao-bach-ho-khong
https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/-tim-hieu-ba-bau-an-duoc-hoa-thien-ly-khong