Xã hội ngày một phát triển, đam mê nghệ thuật và năng khiếu hội họa của mỗi cá nhân dần được công nhận và tạo cơ hội hiện thực hóa thay vì gò bó theo khuôn mẫu ngành nghề như trước. Khối H ra đời mang những đặc trưng của khối thi năng khiếu, nơi những sĩ tử có thể thóa sức mình theo đuổi khát vọng của bản thân. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu xem khối H gồm những ngành nào , tổ hợp môn thi gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao nhé!
1. Một số thông tin về khối H
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu các ngành nghề trong khối H, cùng điểm qua một số thông tin về khối học này nhé.
1.1. Tổ hợp môn thi chung trong khối H
Môn thi chung của khối H (H00) bao gồm: Văn – Vẽ – Vẽ hay còn gọi là Văn – Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 – Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2. Như khối N và khối V, do là khối thi năng khiếu nên khối H có những đặc điểm riêng mà các thí sinh và phụ huynh cần lưu ý.
Với môn văn, các thí sinh sẽ thi theo hình thức tự luận tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, thời gian 180 phút. Kết quả của môn văn cũng có thể sử dụng để đăng ký các khối học khác như D, C, D01, C01.
2 môn năng khiếu vẽ nghệ thuật sẽ có hình thức thi riêng. Với môn năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, thí sinh sẽ vẽ minh họa người với 4 phần thi, mỗi phần thi kéo dài 45 phút, thời gian nghỉ giữa tiết 15 phút, bao gồm:
– Phần 1: Thi bố cục, dựng dáng lớn, hình lớn
– Phần 2: Thi dựng hình chi tiết
– Phần 3: Thi phân tích cấu trúc bề mặt, gợi hướng ánh sáng lớn
– Phần 4: Thi tập trung đẩy sâu chi tiết gần nhất
Môn năng khiết vẽ 2 là trang trí màu, tổng thời gian thi 4 tiếng. Thí sinh có thể tự căn chỉnh thời gian để hoàn thiện bài vẽ sao cho có kết quả tốt nhất.
Tổ hợp môn thi chung trong khối H
1.2. Các tổ hợp môn thi khác trong khối H
Bên cạnh tổ hợp Văn Vẽ Vẽ, các thí sinh cũng có thể lựa chọn các môn thi khác tùy theo yêu cầu của trường Đại học trong nguyện vọng thi. Các tổ hợp như sau:
H01: Toán – Ngữ văn – Vẵn
H02: Toán – Vẽ hình họa mỹ thuật – Vẽ trang trí màu
H03: Toán – Môn khoa học tự nhiên tự chọn – Vẽ năng khiếu
H04: Toán – Tiếng Anh – Vẽ năng khiếu
H05: Ngữ văn – Môn khoa học xã hội tự chọn – Vẽ năng khiếu
H06: Ngữ văn – Tiếng Anh – Vẽ mỹ thuật
H07: Toán – Vẽ hình họa – Vẽ trang trí
H08: Ngữ văn – Lịch sử – Vẽ mỹ thuật
2. Những ngành nghề hấp dẫn trong khối H
Trái với những ngành học truyền thống, thí sinh có thể “cần cù bù thông minh” và chăm chỉ học tập để có kết quả tốt nhất, do là ngành năng khiếu nên những công việc khi học khối H cũng đòi hỏi mắt thẩm mỹ thiên bẩm về hội họa, mỹ thuật. Sau khi xuất hiện, khối H cũng mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm hiện đại, hợp xu hướng phát triển của thị trường tuyển dụng và xã hội.
2.1. Truyền thông đa phương tiện
Kỷ nguyên 4.0 mở ra với sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ thông tin. Như một lẽ tất yếu, khi công nghệ càng phát triển truyền thông càng lên ngôi. Ngành truyền thông đa phương tiện sẽ truyền tải những thông điệp truyền thông tinh tế qua các phương thức từ nghe, nhìn đến đọc, từ hình ảnh, âm thanh đến văn bản.
Sinh viên theo học ngành truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị nền tảng về mỹ thuật, công nghệ thông tin, báo chí, truyền thông quảng cáo, biên tập, thiết kế nội dung, ấn phẩm điện tử. Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân của ngành sẽ có cơ hội thử sức mình trong lĩnh vực việc làm truyền thông tại các vị trí: quản lý, biên tập nội dung báo chí, chương trình truyền hình; thiết kế, tư vấn nội dung quảng cáo; thiết kế đồ họa, kỹ xảo hình ảnh…
Ngành truyền thông đa phương tiện
2.2. Thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất hiện là ngành có nhiều triển vọng khi tổng hợp các kỹ năng nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, ngành học này cũng đòi hỏi sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sắc để mang lại không gian sống, không gian làm việc… hiện đại, phù hợp nhu cầu, thị hiếu.
Trong quá trình học thiết kế nội thất, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về mỹ học, nguyên lý thiết kế nội thất, luật phối cảnh… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có kỹ năng cảm thụ và sáng tạo những sản phẩm nội thất và tham gia làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, tư vấn kiến trúc. Một số cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề trên: chuyên viên thiết kế tại các công ty xây dựng; chuyên viên tư vấn cho các công trình dân dụng; việc làm nhân viên thiết kế nội thất, làm thiết kế tự do (freelancer) để tự trải nghiệm công việc, không bị gò bó về giờ giấc…
Ngành thiết kế nội thất
2.3. Thiết kế thời trang
Là một ngành đề cao tính sáng tạo và không ngại cạnh tranh, việc làm thiết kế thời trang luôn là một công việc cực hot thu hút vô số bạn trẻ yêu thời trang và muốn thử sức mình. Trong quá trình học tập, bạn sẽ được học các kiến thức về lý thuyết màu sắc cơ bản, lịch sử ngành thời trang, khoa học chất liệu, nghiên cứu thị trường và xu hướng thời trang… Song hành với đó, bạn cũng sẽ được đào tạo các kỹ năng từ thêu thùa may vá đến sử dụng phần mềm đồ họa và liên tục được cập nhật những thông tin mới nhất của ngành thời trang trong nước và quốc tế.
Ngoài công việc thiết kế thời trang, bạn cũng sẽ có cơ hội thử sức với các công việc khác như: stylist (tạo mẫu thời trang), blogger thời trang, phóng viên thời trang…
2.4. Thiết kế đồ họa
Năm 2015, theo thông tin Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho việc làm thiết kế đồ họa. Với con số biết nói bên trên, có thể thấy sức nóng và độ hấp dẫn của ngành nghề này. Song hành với những kiến thức về mỹ thuật căn bản, khi theo học ngành thiết kế đồ họa các bạn trẻ sẽ biết cách kết hợp giữa công việc thiết kế và vận dụng công nghệ. Đặc biệt, khi nhu cầu về đồ họa và giải trí ngày một tăng cao, sinh viên sẽ được trang bị cả những kỹ năng chuyên mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo…
Các cử nhân ngành thiết kế đồ họa hiện đang có nguồn công việc rộng mở từ chuyên viên thiết kế tại các tổ chức, doanh nghiệp quảng cáo đến tự thành lập doanh nghiệp, làm tự do (freelancer). Ngay cả với những sinh viên vẫn còn đang theo học trên giảng đường cũng có thể nhận những dự án ngắn hạn như thiết kế logo, thiết kế áo đồng phục, banner…
Ngành thiết kế đồ họa
2.5. Thiết kế công nghiệp
Ngành thiết kế công nghiệp còn được gọi là thiết kế sản phẩm, được xếp trong nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng. Nhiệm vụ của ngành là mang lại những cải tiến về thẩm mỹ cho các sản phẩm để phục vụ trải nghiệm và nhu cầu của người dùng. Tùy từng doanh nghiệp sẽ cần những tác vụ thiết kế công nghiệp khác nhau như: thiết kế máy móc, thiết kế thiết bị sản xuất, thiết kế sản phẩm…
Trong quá trình học tập, các sinh viên của ngành sẽ được học những kiến thức chung về mỹ thuật và đặc biệt sẽ được học những kiến thức chuyên ngành về thẩm mỹ công nghiệp, quảng cáo sản phẩm và quy trình thiết kế sản phẩm dựa trên các chất liệu khác nhau…
Đây là một ngành ứng dụng cao, có triển vọng trong nền kinh tế hàng hóa với những cơ hội việc làm trải dài khắp mọi lĩnh vực từ thiết kế đồ họa, nội thất đến kinh doanh: thiết kế xe hơi, việc làm thiết kế nữ trang hay cả những lĩnh vực như quảng cáo, ảnh nghệ thuật, truyền hình…
Ngành thiết kế công nghiệp
2.6. Sư phạm mỹ thuật
Cùng với trình độ chuyên môn về mỹ thuật, ngành sư phạm mỹ thuật còn đạo tạo những cử nhân có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ sư phạm để đứng lớp giảng dạy tại các trường phổ thông, trung cấp. Đây là một ngành được đánh giá cao bởi tính ổn định cùng hệ thống chương trình đào tạo đa dạng. Ngoài các kiến thức cơ bản về mỹ thuật, sinh viên sẽ được giảng dạy kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, lý luận sự phạm đồng thời được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học về bộ môn mỹ thuật tạo các cơ sở giáo dục đào tạo.
Không chỉ thực hiện công tác giảng dạy kể trên, sau khi tốt nghiệp các cử nhân ngành sư phạm mỹ thuật có thể làm công việc tham vấn, cố vẫn mỹ thuật cho các triển lãm, phòng tranh hoặc thực hiện các công việc khác liên quan đến hội họa.
Ngành sư phạm mỹ thuật
2.7. Hội họa
Nói một cách đơn giản, đây chính là ngành đào tạo ra những họa sĩ tương lai. Họ sẽ được đào tạo để biết cách sắp xếp màu sắc, bố cục, kết cấu của tranh theo từng trường phái nghệ thuật để đem lại hiệu quả tốt nhất về thị giác. Hội họa gồm 3 thể loại chính: chân dung, phong cảnh, tĩnh vật.
Đây là ngành học đòi hỏi năng khiếu và đam mê thuần túy với những cơ hội việc làm đảm bảo tính vận dụng kiến thức trường lớp ra thực tiễn. Bên cạnh làm họa sĩ, bạn có thể làm việc trong các viện bảo tàng; biên tập ấn phẩm truyền thông văn hóa về hội họa; phê bình nghệ thuật; chuyên gia mỹ thuật; môi giới nghệ thuật.
2.8. Một số ngành nghề khác
Một số ngành nghề khác
Cùng với các ngành nghề kể trên, khối H còn có những ngành nghề khác vô cùng hấp dẫn:
– Điêu khắc
– Kiến trúc
– Quản lý văn hóa
– Gốm
– Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật
Dựa trên năng lực của bản thân và đam mê, bạn hãy chọn cho mình một ngành học phù hợp nhất nhé.
Xem thêm: Việc làm kiến trúc
3. Kỹ năng học tập cần thiết khi theo đuổi khối H
Năng khiếu vẫn là chưa đủ, khi khối H là nơi hội tụ những con người tài hoa với mắt thẩm mỹ cao. Trước tiên, bạn cần có chiến lược ôn tập đúng đắn, đảm bảo kiến thức của những môn thi phổ thông: Toán – Văn – Ngoại ngữ sao cho đáp ứng được yêu cầu về mặt sàn điểm chung. Tiếp theo đó, bạn cần chọn đúng tổ hợp môn sao cho phù hợp năng lực bản thân và yêu cầu của ngành học. Lưu ý tránh chọn những tổ hợp môn theo cảm tính, gây lãng phí thời gian, công sức học tập.
Tiếp theo đó, với hai môn Năng khiếu vẽ, bạn cần có phương pháp rèn luyện đúng và cần có hai phẩm chất: kiên nhẫn và vững tâm. Người thành công trong nghệ thuật sẽ không thể thiếu những lần thất bại. Do đó, bạn cần trau dồi vốn kiến thức hội họa, mỹ thuật, tìm hiểu và chọn lựa những trung tâm luyện thi uy tín.
Kỹ năng học tập cần thiết khi theo đuổi khối H
Trái ngược với nhiều khối học, khối H yêu cầu thực hành liên tục những kiến thức lý thuyết để rút ra kinh nghiệm và chỉnh sửa kịp thời. Hãy luôn tâm niệm rằng khi đam mê đủ lớn, động lực đủ nhiều, bạn chắc chắn sẽ gặt hái được thành công trên con đường học vấn cũng như sự nghiệp sau này.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giải đáp giúp bạn câu hỏi khối H gồm những ngành nào. Mong rằng với những thông tin bên trên, bạn sẽ tìm được ngành học phù hợp và định hướng tương lai. Chúc các sĩ tử có những lựa chọn thông minh! Cùng đón đọc những bài viết định hướng nghề nghiệp khác trên timviec365.vn – trang tuyển dụng uy tín bậc nhất nhé.
Các ngành trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0, Việt Nam mở cửa hội nhập. Cơ hội với những ngành nghề vận dụng năng lực khoa học tự nhiên ngày một rộng mở. Hãy cùng khám phá xem tại Đại học Khoa học tự nhiên có những ngành nghề hấp dẫn nào nhé!
Các ngành trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục