Các chuyên gia cho rằng, từ khoảng tháng thứ 13 của thai kỳ, thính giác của thai nhi đã dần hoàn thiện, em bé hoàn toàn có thể nghe thấy những âm thanh bên trong cơ thể mẹ, giọng nói của mẹ và những âm thanh phát ra ở gần bụng mẹ.
Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu các hoạt động thai giáo ngôn ngữ, thai giáo âm thanh cho thai nhi, trong đó có hoạt động kể chuyện, đọc sách cho bé nghe.
Kể chuyện cho thai nhi là một phương pháp thai giáo kích thích thính giác của thai nhi phát triển tốt nhất (Ảnh: Internet)
Trong bài viết này, mình xin gợi ý cho các mẹ 05 mẫu truyện kể cho thai nhi hay và ý nghĩa. Ba mẹ nên dành thời gian kể chuyện cho con mỗi ngày vào một khung giờ cố định, như nhà mình là vào 21 giờ tối sẽ giúp em bé hình thành một lịch sinh hoạt nhất định, cứ đến giờ chưa đọc truyện là bé sẽ đạp, sẽ đòi đến khi nào ba mẹ chịu đọc truyện cho bé thì thôi. Em bé hiểu hết đấy, và có khả năng ghi nhớ từ ngữ, ghi nhớ âm thanh nữa, ba mẹ đừng bỏ qua hoạt động ý nghĩa này nha.
1
Mẫu chuyện kể cho thai nhi thứ 1: Con cú khôn ngoan
Ngày xửa ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Mỗi ngày, nó đều phóng tầm mắt ra thật xa để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình. Có khi nó nhìn thấy một cậu bé đang giúp ông lão xách một cái túi to, có khi nó nhìn thấy một cô con gái đang cằn nhằn mẹ mình. Ngày qua ngày, con cú nhìn thấy được rất nhiều thứ nhưng nó vẫn giữ im lặng về những điều mà mình thấy.
Từ từ, con cú già bắt đầu nói ít hơn và thính giác của nó dần trở nên tốt hơn. Bây giờ nó có thể nghe rõ những cuộc nói chuyện của mọi người. Một ngày, con cú già nghe thấy một người phụ nữ nói với ai đó rằng có một con voi nhảy qua hàng rào. Một ngày khác, con cú lại nghe thấy một người đàn ông nói với ai đó rằng mình là con người hoàn hảo và chưa bao giờ mắc phải sai lầm gì.
Mỗi ngày trôi qua, con cú già lại nói ít hơn và nghe nhiều hơn. Nhờ vậy, nó biết được tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh, dù không có ở đó. Dần dần, con cú già trở nên khôn ngoan hơn và nổi tiếng vì sự khôn ngoan ấy.
Truyện kể “Cú con khôn ngoan” (Ảnh: Internet)
2
Mẫu chuyện kể cho thai nhi thứ 2: Con cừ đen kêu be be
Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.
Một năm nọ, con cừu đen nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con cừu đen mang số lông ấy về nhà. Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.
Một ngày nọ, khi con cừu đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con cừu đen vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên và đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.
Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.
Truyện kể “Con cừu đen kêu be be” (Ảnh: Internet)
3
Mẫu chuyện kể cho thai nhi thứ 3: Chú chim vô duyên
Có một chú chim không thích ngủ trưa, cứ giờ ngủ trưa là nó lại bay đến trang trại ngay gần đó và cố tình hót suốt để trêu đám cừu và đám bò sữa:
” Lêu lêu đồ bò sữa ục ịch”
” Cừu ơi sao mà suốt ngày khoác lên mình bộ lông dày thế, nóng quá, nóng quá!”
Đám cừu và đám bò sữa tức lắm nhưng không làm được gì nó vì chim đậu ở tít trên cành cây cao.
Một hôm nọ, khi con chim đang mải mê trêu đám cừu và bò mà không ngờ có một con đại bàng lớn đang định vồ lấy nó. May mà có đám cừu và bò rống lên để báo hiệu, con chim nọ liền cất cánh thật nhanh để trốn con đại bàng.
Từ lần đó, con chim rất hối hận và không trêu ai kiểu đó nữa.
Truyện kể “Chú chim vô duyên” (Ảnh: Internet)
4
Mẫu chuyện kể cho thai nhi thứ 4: Chú chồn lười học
Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn mướp vẫn không chịu đến trường, cứ lo rong chơi. Bố mẹ cưng quá nên Chồn sinh hư, khuyên bảo mấy cậu cũng không nghe, còn cãi lại nữa. Chồn rủ Nhím đi chơi, nhưng Nhím từ chối vì phải lo đi học. Cả Thỏ và Sóc cũng vậy. Chồn phải đi chơi một mình, mải ham bắt bướm nên càng lúc càng đi lạc vào trong rừng. Chồn tìm đường ra ngoài, nhưng không biết chữ nên không đọc được bảng chỉ dẫn. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác Sư Tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học.
Truyện kể “Chú chồn lười học” (Ảnh: Internet)
5
Mẫu chuyện kể cho thai nhi thứ 5: Vịt xám không nghe lời mẹ
Vịt mẹ dẫn Vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn:
– Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn thịt đấy !
Đàn Vịt con vâng dạ rối rít.
Vừa ra khỏi cổng làng, chú Vịt Xám đã quên ngay lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách.
Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. Hoảng sơ, chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít… vít… vít”. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy.
Nó lẩm bẩm
– Chà thịt vịt con ăn ngon lắm đấy ! Hôm nay mình sẽ được một bữa thịt vịt thật là ngon.
Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Thế là Vịt Xám thoát chết.
Từ đấy Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Truyện kể “Vịt xám không nghe lời mẹ” (Ảnh: Internet)
Các mẹ cùng lưu lại để kể cho thai nhi, và cả khi em bé ra đời nhé.