KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022-2025
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Quyết định số
5924/QĐ-BYT , ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch
thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2022-2025
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Tổ chức
thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2022-2025 nhằm xây dựng môi
trường hỗ trợ, tăng cường vai trò và năng lực của mỗi người dân, thực hiện tốt
công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi
thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
đến 2025
2.1. Mục tiêu
– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp
lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho
người dân.
– Nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ
phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh, tật, bảo vệ sức khỏe cho cá
nhân, gia đình và cộng đồng.
– Thực hiện quản lý, chăm sóc sức
khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh, tật,
tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
2.2. Các chỉ tiêu đến năm
2025
Lĩnh vực/ Chỉ tiêu
Năm 2025
1. Bảo đảm dinh dưỡng hợp
lý
(1) Giảm tỷ lệ trẻ em < 5
tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi
<13,1%
(2) Khống chế tỷ lệ người trưởng
thành bị béo phì
<12%
(3) Giảm tỷ lệ người trưởng
thành ăn thiếu rau/ trái cây
<50%
(4) Giảm mức tiêu thụ muối
trung bình/người/ngày (gam)
<8g
2. Tăng cường vận động thể
lực
(5) Giảm tỷ lệ người dân thiếu
vận động thể lực:
– Người 18 – 69 tuổi
<22%
– Trẻ em 13 – 17 tuổi
60%
3. Phòng chống tác hại của
thuốc lá
(6) Giảm tỷ lệ hút thuốc ở
nam giới trưởng thành
<37%
(7) Giảm tỷ lệ hút thuốc thụ
động của người dân
– Tại nhà
<50%
– Nơi làm việc
35%
4. Phòng chống tác hại của
rượu, bia
(8) Giảm tỷ lệ uống rượu, bia
ở mức nguy hại ở nam giới trưởng thành
<35%
5. Vệ sinh môi trường
(9) Tăng tỷ lệ hộ gia đình được
sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh
– Nông thôn
98%
– Thành thị
100%
(10) Tăng tỷ lệ hộ gia đình
được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
– Nông thôn
85%
– Thành thị
>95%
(11) Tăng tỷ lệ người dân rửa
tay với xà phòng
80%
6. An toàn thực phẩm
(12) Giảm số vụ ngộ độc thực
phẩm tập thể từ 30 người mắc/vụ trở lên (so với trung bình giai đoạn
2016-2020)
10%
(13) Tăng tỷ lệ người sản xuất,
chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức
và thực hành đúng về an toàn thực phẩm
90%
(14) Tăng tỷ lệ cơ sở sản xuất,
chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm
90%
7. Chăm sóc sức khỏe trẻ
em và học sinh
(15) Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng
đầy đủ:
>95%
(16) Tăng tỷ lệ trường học bán
trú, nội trú có tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh:
– Trường mầm non
70%
– Trường tiểu học
75%
(17) Tăng tỷ lệ học sinh được
hướng dẫn rèn luyện thị lực
40%
8. Phát hiện và quản lý một
số bệnh không lây nhiễm
(18) Tỷ lệ trạm y tế cấp xã
thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến
100%
(19) Tỷ lệ phát hiện tăng huyết
áp
70%
(20) Tỷ lệ quản lý điều trị
tăng huyết áp
70%
(21) Tỷ lệ phát hiện đái tháo
đường
60%
(22) Tỷ lệ quản lý điều trị đái
tháo đường
50%
(23) Tỷ lệ người thuộc đối tượng
nguy cơ được khám phát hiện sớm ung thư (Ung thư vú, ung thư cổ tử cung và
ung thư đại trực tràng)
40%
9. Quản lý sức khỏe người
dân
(24) Tỷ lệ người dân được quản
lý, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng
90%
10. Chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi
(25) Tỷ lệ trạm y tế cấp xã
triển khai chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng và gia đình
100%
11. Chăm sóc sức khỏe người
lao động
(26) Tỷ lệ người lao động làm
việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được phát hiện
bệnh nghề nghiệp
50%
(27) Tỷ lệ xã thực hiện các
hoạt động chăm sóc sức khỏe lao động cơ bản cho người lao động trong khu vực
không có hợp đồng lao động (nông nghiệp, lâm nghiệp, làng nghề,…)
40%