Con người không có khả năng lưu trữ kẽm thừa nên luôn cần bổ sung kẽm vào cơ thể thường xuyên thông qua bữa ăn. Vậy bạn có chắc mình đã hiểu hết về kẽm gluconat hay chưa? Câu trả lời cho thắc mắc “kẽm gluconat có tác dụng gì?” sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Kẽm là một khoáng chất trong tự nhiên và là một loại hợp chất có thể hấp thụ trong cơ thể con người. Vì kẽm không tự sản sinh bên trong cơ thể người hoặc được lưu trữ, con người cần thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng này trong các thực phẩm tự nhiên từ động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. Kẽm cũng có mặt trong thực vật, tuy nhiên có số lượng ít và khó hấp thụ hơn động vật.
1. kẽm gluconat là chất gì?
Kẽm được coi là “nguyên tố vi lượng” thiết yếu, thiếu kẽm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt tới trẻ em, gây ra chứng còi xương, giảm vị giác và hạn chế hoạt động của tinh hoàn, buồng trứng.
Vậy kẽm gluconat là gì? Khi nghe đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến một loại thuốc mới lạ. Tuy nhiên, gluconat trên thực tế là một loại hợp chất của kẽm mà cơ thể có thể hấp thụ. Ngoài thực phẩm tự nhiên kể trên, chúng ta có thể cung cấp kẽm gluconat cho cơ thể qua kem chống nắng, thuốc chữa chứng biếng ăn, chậm lớn của trẻ nhỏ hoặc thuốc đặc trị yếu sinh lý ở đàn ông.
Kẽm gluconat có nhiều lợi ích đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Sau khi cơ thể tiếp nhận kẽm gluconat sẽ tiến hành hấp thụ kẽm và lan nguyên tố vi lượng này đến toàn bộ cơ quan. Bởi vậy, kẽm có vai trò hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đặc biệt đối với hệ thần kinh, thể lực và làm đẹp
-
Kẽm tham gia vào quá trình cấu tạo nên các loại enzym: chuyển hóa các loại lipid từ đó giúp cho cơ thể tăng cường tối ưu hệ miễn dịch, giảm rối loạn tiêu hóa, tăng sức đề kháng, phòng ngừa suy dinh dưỡng và cảm cúm.
Đồng thời, quá trình chuyển hóa này giúp con người hạn chế tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, tích cực thanh lọc cơ thể, đào thải các chất gây hại ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy, con người có thể phòng tránh bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch và béo phì nhờ kẽm.
-
Các nghiên cứu cho thấy những người bị mụn trứng cá có nồng độ kẽm trong máu và da thấp hơn so với những người bình thường: Kẽm gluconat trị mụn hiệu quả, đặc biệt với những chàng trai, cô nàng có làn da dầu bởi kẽm có khả năng điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn. Khi tuyến bã nhờn được hạn chế tiết chất nhờn, lỗ chân lông sẽ trở nên khô thoáng, sạch sẽ hơn không tạo ra mụn trứng cá và mụn đầu đen. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng về lợi ích của một số thuốc trị mụn hiện có hiện nay với kẽm, bởi vậy, việc sử dụng kẽm bôi da sẽ không có tác dụng điều trị trứng ca nếu không kết hợp cùng thuốc kháng sinh erythromycin.
- Bên cạnh đó, nguyên tố kẽm gluconat cũng được ứng dụng như một phương thuốc điều trị cảm lạnh thông thường: các loại nhiễm trùng khác nhiễm trùng tai tái phát, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, sốt rét và các bệnh khác do ký sinh trùng.
- Không chỉ vậy, kẽm gluconat đặc biệt tốt cho sức khỏe thị lực: Những bệnh nhân bị quáng gà, thoái hóa điểm vàng hay hen suyễn có thể bổ sung kẽm để cải thiện thị lực của mình.
3. tác dụng của kẽm gluconate đối với trẻ nhỏ
Kẽm gluconate cho trẻ em còn đặc biệt ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Duy trì sự phát triển bình thường ở trẻ em, giúp các em phòng chống bệnh tật. Kẽm đặc biệt bảo vệ não bộ trong thời kỳ từ khi đứa trẻ còn trong bào thai cho đến lúc trưởng thành.
4. một số bệnh có thể điều trị nhờ kẽm
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng kẽm có thể điều trị các loại bệnh như:
- Bệnh hen suyễn, bệnh não gan, bệnh gan liên quan đến rượu, viêm loét đại tràng, bệnh viêm ruột
- Tiểu đường, loét chân do tiểu đường, tổn thương thần kinh có liên quan tiểu đường
- Huyết áp cao
- HIV/AIDS, tiêu chảy có liên quan đến HIV và hội chứng kém hấp thụ do AIDS, nhiễm trùng liên quan đến AIDS và tăng bilirubin máu
- Biến chứng thai kỳ
- Chán ăn tâm thần
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, mất trí nhớ, rối loạn tăng động giảm chú ý
- Bỏng da
- U trực tràng và đại tràng
- Hăm tã
- Bệnh lý Wilson
5. liều dùng
+ Người lớn thông thường: bổ sung cùng với chế độ ăn uống tự nhiên hằng ngày là từ 105mg đến 350 mg.
+ trẻ em:
Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
Trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
Trẻ em 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày
Trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày
Trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày
6. tác dụng phụ
Khi sử dụng kẽm gluconate có thể ảnh hưởng đường tiêu hóa bao gồm đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, tiêu chảy. Những triệu chứng này ít xảy ra hơn nếu dùng thuốc trong bữa ăn. Dùng kẽm gluconate kéo dài có thể gây giảm bạch cầu trung tính, thiếu đồng, thiếu máu nhược sắc.
7. những lưu ý khi bổ sung kẽm gluconat cho trẻ
Trẻ ở mỗi lứa tuổi, giai đoạn lại có nhu cầu lượng kẽm khác nhau, các mẹ phải hết sức chú ý điều đó. Phải kết hợp hài hòa Kẽm Gluconat và vitamin C: mặc dù vitamin C và kẽm mang thành phần, cấu tạo, chức năng riêng biệt nhưng lúc được kết hợp có nhau sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hấp thu dưỡng chất từ đó giúp cơ thể hấp thụ rẻ hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng cường sức đề kháng, điều hòa những phản ứng oxi hóa khử, chống lại các gốc tự do.
8. một số loại thực phẩm chứa kẽm bổ sung cho trẻ
- Hàu
- Cua và tôm hùm
- Các loại đậu
- Các loại thịt đỏ và thịt gia cầm
- Các loại hạt như bí, hạt điều, đậu phộng, hạt chia
- Rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo nâu
- Bổ sung kẽm cho bé nhờ Sữa và sản phẩm bơ sữa
- Chocolate đen
Như vậy, qua bài viết trên, nhà thuốc Sumo đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến kẽm gluconat cùng tác dụng của chất này tới sức khỏe con người. Nếu sức khỏe của bạn hay người thân trong gia đình đang gặp phải một trong số triệu chứng trên, hãy cân nhắc đến kẽm trong các loại thuốc bổ để kịp thời cải thiện sức khỏe của mình.