Kem nền là gì? Có bao nhiêu cách tán kem nền? – Methode Physiodermie

Chọn kem nền phù hợp với làn da bạn thôi chưa đủ. Lớp nền đẹp còn phụ thuộc vào cách tán kem nền lên khuôn mặt, phụ thuộc vào dụng cụ bạn dùng để đánh lớp nền. Vậy sự khác biệt giữa dùng mút tán kem nền và đánh kem nền bằng cọ là gì? Đọc bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Kem nền là gì?

Kem nền hay còn gọi là foundation là sản phẩm dùng để tạo lớp nền trang điểm cho khuôn mặt. Kem nền có tác dụng làm đều màu da, che đi những khuyết điểm nhỏ trên khuôn mặt như “khoác” một chiếc áo mới mịn màng, tươi sáng cho làn da. Foundation là bước đầu tiên tạo nền cho các bước make up tiếp theo.

Kem nền là gì?

Đối với các chị em yêu thích make-up, đánh nền là một công việc không thể thiếu mỗi ngày. Lớp nền đóng vai trò cực kì quan trọng và quyết định 80% vẻ đẹp trong trang điểm. Tuy nhiên nếu không chọn được một sản phẩm kem nền phù hợp hoặc không biết cách tán kem nền sẽ khiến gương mặt bạn trông thiếu tự nhiên. Vậy có bao nhiêu cách tán kem nền?

Tất tần tật các cách tán kem nền

Hầu hết những cô gái yêu thích trang điểm đều lựa chọn kem nền dạng lỏng để make-up dễ dàng và tự nhiên hơn cho khuôn mặt. Có ba cách tán kem nền dạng lỏng phổ biến đó là dùng tay, dùng cọ và dùng mút.

Tất tần tật các cách tán kem nền

1. Dùng tay tán kem nền

Đây là cách tán kem nền truyền thống mà rất nhiều chị em áp dụng bởi sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí mua dụng cụ trang điểm cũng như không mất quá nhiều thời gian. Cho kem nền ra tay sau đó chấm 5 điểm lên khuôn mặt rồi dùng tay tán đều kem nền. Cách tán nền bằng tay giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng kem nền và không tốn quá nhiều kem nền cho một lần sử dụng.

2. Cách dùng mút tán kem nền

Ưu điểm của tán kem nền bằng mút đó là dễ dàng sử dụng cho các cô gái mới bắt đầu tập make-up. Tán kem nền bằng mút giúp lớp nền của bạn trông tự nhiên, mịn mướt và không bị cakey, thích hợp cho các nàng da dầu hơn. Có 2 cách dùng mút tán kem nền đó là dùng mút khô và dùng mút ẩm. Tuy nhiên, để lớp nền của bạn trông thật tự nhiên thì dùng mút ẩm tán kem nền vẫn là cách được nhiều chị em ưa chuộng nhất.

Mút trụ tròn hay còn gọi là sponge

  • Đầu tiên, để miếng mút dưới vòi nước sau đó vắt ráo nước để miếng mút vẫn ở trạng thái ẩm nhất định.
  • Cho kem nền ra mu bàn tay, chấm kem nền lên 5 điểm trên khuôn mặt (hoặc nhiều hơn). Dùng mút ẩm tán đều kem nền ra khắp khuôn mặt, dặm nhiều lần để lớp nền mỏng nhẹ tự nhiên. Nếu muốn tăng độ che phủ, có thể dặm thêm 1 lớp kem nền nữa hoặc dùng che khuyết điểm.
  • Thường xuyên giặt bông mút để đảm bảo vệ sinh. Có 2 loại mút thường dùng là mút dạng vát dùng 1 lần và mút trụ tròn hay còn gọi là sponge. Sponge loại tốt có thể sử dụng nhiều lần giúp bạn đánh kem nền một cách hoàn hảo và thậm chí có thể được dùng để che những khuyết điểm. Còn mút vát dùng 1 lần bạn nên thay bông mút thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm: Thấu hiểu cơ thể và làn da với hình thái học Morphology

3. Cách đánh kem nền bằng cọ

Đánh kem nền bằng cọ đòi hỏi người sử dụng phải có am hiểu nhất định về make-up và cách sử dụng cọ. Bởi đánh nền bằng cọ đòi hỏi độ khó cao hơn so với tán nền bằng mút. Đánh nền bằng cọ cũng tiết kiệm kem nền và tiết kiệm thời gian hơn bằng mút, tuy nhiên nó sẽ không phù hợp cho trang điểm tự nhiên hàng ngày.

Các loại cọ tán

  • Cho kem nền ra mu bàn tay rồi chấm 5 điểm lên khuôn mặt. Hoặc dùng cọ lấy trực tiếp kem nền chấm lên mặt.
  • Cọ đánh nền thường có 2 loại là đầu dẹt và đầu tròn có dạng chổi. Với loại cọ đầu dẹt, để cọ nằm ngang theo chiều dẹt của cọ, sử dụng cọ để quét kem nền trải đều lên khuôn mặt. Với loại cọ đầu tròn, để cọ đứng (vuông góc với mặt) rồi xoay cọ theo vòng để tán kem nền.
  • Thường xuyên vệ sinh, giặt giũ cọ một lần mỗi tuần, tránh để cọ trong túi/hộp trang điểm khiến vi khuẩn sinh sôi.

Kem nền siêu dưỡng đa năng

Một lớp nền hoàn hảo không tì vết là ước mong của rất nhiều cô gái có niềm đam mê bất tận đối với make-up. Ngoài biết cách sử dụng các loại dụng cụ đánh nền thì chất lượng kem nền cũng ảnh hưởng không ít đến lớp nền của bạn. Những năm gần đây, xu hướng make-up tự nhiên thịnh hành và được rất nhiều nàng ưa chuộng. Kem nền dạng lỏng nhiều dưỡng chính là best choice của xu hướng make-up này. Với kết cấu lỏng, thành phần dưỡng lành tính bonus thêm chỉ số chống nắng khiến không ít chị em mê mẩn bởi sự tiện lợi ở trong 1 tuýp kem nhỏ xinh. Sublimating Cream là một trong số ít kem nền đa năng đó.

Kem nền siêu dưỡng đa năng

  • Chiết xuất 3% tảo biển xanh cung cấp rất nhiều khoáng chất cho da, có tác dụng tăng độ đàn hồi da, tái tạo collagen và elastin, chống lão hóa cực mạnh. Tảo xanh còn có khả năng tổng hợp Amino-Acids giúp bảo vệ ADN da khỏi tác hại của các gốc tự do (chỉ số chống nắng tương đương SPF 30)
  • Hợp chất betaglucan từ chiết xuất men sinh học giúp tăng cường khả năng phòng vệ của da, bảo vệ lớp màng Hydrolipid luôn khỏe mạnh, giúp da căng bóng sáng khỏe.
  • Thành phần tạo màu hiệu ứng ngọc trai giúp tạo nền da sáng, đồng màu tự nhiên, không trắng bệt.
  • Phytosterol tự nhiên từ đầu nành và Wild Yam (khoai mỡ) giúp cân bằng nội tiết tố trên da, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Trà xanh, nho đỏ, rễ cây khoai mỡ, dầu lúa mạch và lupin cung cấp ẩm và tạo lớp nền mịn mướt tự nhiên, dưỡng ẩm cho da suốt cả ngày dài.

Thuộc dòng kem dưỡng có nền che phủ nằm trong phân khúc kem dưỡng da của Dược mỹ phẩm Thụy Sĩ Physiodermie chứ không phải là kem nền thuần như foundation. Sublimating Cream có kết cấu kem lỏng, mịn, dễ dàng apply lên mặt dù bạn dùng bất cứ phương pháp đánh nền nào.

Xem thêm: Tỉnh lược kem nền và kem lót bằng kem nền 2in1

Dùng đầu ngón tay dễ dàng tán và kiểm soát kem nền trên khuôn mặt, dùng mút trang điểm lại khiến lớp nền của bạn trông đều màu và tự nhiên hơn, còn các loại cọ tập trung vào các chi tiết nhỏ giúp lớp nền của bạn có độ che phủ tốt. Từng phương pháp sẽ có những ưu điểm và phù hợp với từng loại kem nền khác nhau. Điều quan trọng nhất bạn phải nhớ là dưỡng ẩm thật kĩ cho gương mặt trước khi trang điểm và chọn loại kem nền phù hợp với làn da của mình nhất. Chúc các cô gái luôn xinh đẹp và rạng rỡ!

5/5 – (1 bình chọn)

Nguồn tham khảo

Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com

Rate this post

Viết một bình luận