1. Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?
Ra mồ hôi tay chân quá nhiều, bất kể thời tiết, mọi lúc là dấu hiệu đặc trưng của chứng bệnh tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật.
Ở cơ thể bình thường hệ thần kinh thực vật đóng vai trò chỉ huy các tuyến mồ hôi bài tiết ổn định theo nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên ở người mắc bệnh ra mồ hôi tay chân, nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật hoạt động tăng bất thường (do tình trạng cường giao cảm), làm cho tuyến mồ hôi bị kích thích liên tục làm đổ mồ hôi tay chân không kiểm soát.
Số ít trường hợp, ra mồ hôi tay chân có thể là triệu chứng của một bệnh khác như: Nhiễm trùng, cường giáp, nhiễm độc… và thường kèm theo đổ mồ hôi nhiều toàn thân.
Ra mồ hôi tay chân có thể là triệu chứng của nhiều bệnh.
2. Biểu hiện của bệnh ra mồ hôi tay chân
Nhiều mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh thực vật có biểu hiện như:
– Trong lòng bàn tay, chân của bệnh nhân luôn ẩm ướt, lạnh, da tay chân hay bị bong tróc, nhợt nhạt, có mùi hôi đặc biệt là vùng chân khi đi giày dép kín. Ở trường hợp nặng mồ hôi có thể nhỏ thành giọt ở tay chân.
– Bệnh đa số bắt đầu lúc nhỏ hoặc thiếu niên và kéo dài suốt đời. Ở tuổi dậy thì mồ hôi tay chân có xu hướng nặng hơn. Mồ hôi ở nhiều nơi khác như chân tay, nách, đầu, mặt…
– Bệnh có tính chất di truyền, trong gia đình có bố hoặc mẹ bị đổ mồ hôi nhiều thì con có khả năng bị cao.
– Bệnh có thể xuất hiện cả trong mùa đông hay khi thời tiết mát mẻ của mùa thu.
– Bệnh mồ hôi tay chân sẽ nặng hơn khi người bệnh thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, giận dữ…
3. Nguyên nhân gây ra mồ hôi tay chân
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay chân như:
-Cơ thể thiếu vitamin và chất khoáng
-Bị bệnh cường giáp: Trường hợp bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân do bệnh cường giáp thường có biểu hiện kèm theo như: run tay, sụt cân, hay hồi hộp, đánh trống ngực, mắt lồi,…
-Do nhiệt độ quá thấp, bị u tuyến giáp, bỏng lạnh, thiếu máu bất sản, lao phổi,…
-Do nhiễm độc: cơ thể người bệnh bị nhiễm độc khi tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại từ nước, không khí, môi trường ô nhiễm… cơ thể lúc đó sẽ phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
4. Bệnh ra mồ hôi tay chân có nguy hiểm không?
Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống như:
– Gây khó khăn cản trở trong công việc: khi cầm nắm, viết hay đi lại…
– Làm người bệnh ngại tiếp xúc với người khác, luôn lo lắng, căng thẳng, mất tự tin.
– Dễ có nguy cơ nhiễm nấm da, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc da và gây mùi khó chịu.
Bệnh ra mồ hôi tay chân chưa thể chữa trị dứt điểm được vì liên quan đến rối loạn hoạt động thần kinh, tuy nhiên, nếu được điều trị tốt có thể giảm được tiết mồ hôi giúp người bệnh tự tin giao tiếp và sinh hoạt bình thường.
Tăng tiết mồ tay chân cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như: Nhiễm độc, Bệnh cường giáp, thiếu máu, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, u tuyến yên,… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm các bệnh này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy người bị đổ mồ hôi tay chân vào mùa lạnh cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu. Đây là loại ung thư bạch cầu ác tính gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể, trong đó có hệ bài tiết làm xuất hiện tình trạng tăng tiết nhiều mồ hôi tay chân.
5. Cách điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên. Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý mắc phải, riêng đối với đổ mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật sẽ được điều trị bằng phương pháp đốt hạch giao cảm. Tùy vài trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp
-Sử dụng thuốc: thuốc bôi xoa ngoài da để giảm tiết mồ hôi tạm thời và các thuốc uống nhóm kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm…
– Điện di ion: Dòng điện cường độ thấp sẽ ức chế tuyến mồ hôi ở tay chân.
– Tiêm botox: Độc tố botulinum được tiêm dưới da lòng bàn tay, bàn chân sẽ ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết. Hiệu quả kéo dài 6 tháng.
-Cắt hạch giao cảm: Chỉ áp dụng cho điều trị mồ hôi tay. Phương pháp này còn tồn tại nhiều rủi ro như đau giao cảm, Hội chứng Horner gây sụp mí mắt, tăng tiết mồ hôi bù trừ…
6. Lời khuyên của bác sĩ
Tăng cường ăn rau quả để phòng bệnh.
Với căn bệnh đặc biệt này, thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị. Vì vậy người bệnh nên:
– Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B, canxi, magie và uống nhiều nước
– Áp dụng một số mẹo dân gian: ngâm chân tay vào nước lá lốt, lá chè xanh, muối, ngải cứu… để tăng hiệu quả chữa trị
– Hạn chế đồ ăn nóng, dầu mỡ, cay nóng và bia, rượu…
– Không dùng kem dưỡng thể dễ gây bí da, bít lỗ chân lông.
– Vệ sinh chân tay với xà phòng có tính sát khuẩn, tẩy da chết và cắt móng tay chân thường xuyên
– Chọn giày và tất thoáng khí, thường xuyên thay tất tránh mùi hôi.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 điều nên nhớ khi chăm sóc da mùa Hè.