Chơi game là một hình thức giải trí giúp chúng ta thông minh hơn. Tuy nhiên nếu chơi quá nhiều có thể dẫn đến “nghiện” game. Vậy nghiện game là gì?
Chơi game là một hình thức giải trí giúp chúng ta thông minh hơn. Tuy nhiên nếu chơi quá nhiều có thể dẫn đến “nghiện” game. Vậy nghiện game là gì? Các tác hại của nghiện game gây nên ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu dưới bài viết sau nhé.
Nghiện game là gì?
Chúng ta có thể hiểu nghiện game là sử dụng game quá nhiều, quá lạm dụng vào game làm tốn nhiều thời gian và ít có thời gian làm các việc khác. Nghiện game ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, làm trạng thái con người trở nên mệt mỏi, đờ đẫn, không muốn làm các việc khác.
Nghiện game là một căn bệnh nguy hiểm đối với tất cả mọi người đang sử dụng game nhiều quá mức. Khi rơi vào tình trạng nghiện game thì chúng ta khó kiểm soát được bản thân, người chơi phải chơi một cách bắt buộc mà không dừng lại được.
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết người bị nghiện game:
– Lựa chọn chơi game thay vì làm các việc khác: Khi bạn quá lạm dụng và game thì game sẽ biến bạn trở thành con tin để điều khiển bạn làm bạn không thể rời bỏ khỏi cuộc chơi. Bạn luôn ưu tiên việc chơi game hơn là làm các công việc khác.
– Thời gian ngủ ít đi: một khi bạn đã bị nghiện game thì bạn không còn quan tâm đến giờ giấc đi ngủ. Thông thường chúng ta cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên khi bị mắc vào nghiện game bạn sẽ ngủ ít đi chỉ còn khoảng 5 đến 6 tiếng mỗi ngày.
– Không kiểm soát được tần suất chơi game: Ngày nay có rất nhiều loại game với rất nhiều các hình ảnh với âm thanh sống động làm cám dỗ người chơi, làm cho họ khó rời được màn hình game, cuốn theo hàng loạt trò chơi khác nhau. Người chơi chơi với tần suất và mức độ vô cùng lớn và làm cho người chơi không muốn kết thúc nó.
– Hay thức khuya: người nghiện game thường hay thức khuya nhiều, ban ngày thì trong trạng thái buồn ngủ, đờ đẫn, không tỉnh táo. Do thức khuya nhiều, ngày ngủ ít nên những người nghiện game rất hay cáu gắt vô lí do, hay bị khó chịu và bực bội trong người.
Tác hại của nghiện game đem lại
Nghiện game giống như một bệnh lí, nó có tác hại vô cùng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, đồng thời cũng ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Người bị nghiện game có thể dễ bị rối loạn tinh thần, ảnh hưởng đến tâm sinh lí,…
Ngày nay các loại game càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đồng thời các tác hại cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu không biết dừng lại một cách kịp thời thì chúng ta sẽ rất dễ trở thành “con nghiện”, nó giống như một “hạt sạn” tồn tại trong xã hội. Tác hại của những người bị nghiện game:
– Tốn thời gian: ai cũng biết rằng, những người bị nghiện game sẽ dùng rất nhiều thời gian để chơi game làm thời gian trôi đi một cách lãng phí, vào việc vô bổ. Dùng quá nhiều thời gian vào game, bạn sẽ không còn thời gian trong học tập, vui chơi và các hoạt động giải trí khác,…
– Tốn tiền bạc: đây chính là một tác hại mà ai cũng phải công nhận là chơi game sẽ tốn tiền. Mỗi một ván game bạn chơi hết 5 nghìn nhưng bạn chơi đến 10 ván thì con số sẽ không hề nhỏ và ngày nào bạn cũng chơi như vậy thì số tiền bạn bỏ ra chơi game là quá lớn.
– Tình trạng học tập sa sút: Khi chơi nhiều game bạn sẽ không còn thời gian chú ý vào việc học tập. Bạn sa đà vào cuộc chơi và không điểm dừng. Từ đó bỏ bê bài vở, cảm thấy chán nản mỗi khi mở vở ra học bài.
– Dần mất đi các mối quan hệ: Khi bạn lạm dụng nhiều vào game, bạn sẽ ít giao lưu với bên ngoài, từ đó làm dần mất đi những mối quan hệ trong cuộc sống. Bạn bè trong game chỉ là những bạn bè ảo, không thực, nó sẽ không thể bằng được những người bạn thân thiết ngoài đời của bạn.
– Ảnh hưởng đến mắt: khi bạn chơi game, mắt bạn sẽ hoạt động rất nhiều, thường xuyên phải điều tiết do tiếp xúc với màn hình gần gây nên mỏi mắt, nhức mắt và gây đau đầu. Nếu còn tiếp tục chơi trong thời gian dài có thể dễ dẫn đến cận thị.
Qua đây, chắc hẳn mọi người đã biết nghiện game là gì. Game là một hình thức giải trí tốt, tuy nhiên nếu không biết cách phân bổ thời gian chơi game một cách hợp lý, mọi người sẽ gặp phải những hậu quả không đáng có. Vì vậy, hãy là một người chơi game thông minh.
>> Bài liên quan: