Hiện nay, trong thị trường bất động sản và đầu tư doanh nghiệp xuất hiện một từ khóa mới “BOT, BTO và BT”, nên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về nó và nắm được cách thức hoạt động của BOT ra sao. Đặc biệt nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Bởi bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, ngắn gọn và chính xác nhất về BOT.
BOT là gì? Dự án BOT là gì?
BOT là cụm từ tiếng Anh viết tắt ( Build – Operate – Transfer) được hiểu là một hợp đồng xây dựng kinh doanh và chuyển giao kinh tế. Hợp đồng này được được ký kết giữa các chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong tương lai. Sau khi xây dựng xong các chủ đầu tư sẽ tiến hành bàn giao lại cho các đơn vị cơ quan nhà nước. Sau đó chủ đầu tư sẽ được nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh trong thời gian cụ thể để thu hồi vốn và lợi nhuận cho đơn vị doanh nghiệp mình. Khi hết thời gian cho phép thì chủ đầu tư hoàn trả có sở hạ tầng cho nhà nước mà không phải bồi thường.
Dự án BOT được chính phủ khuyến khích nhằm cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong nước phát triển lên một tầm cao mới. Dự án BOT thường được đề xuất trong các lĩnh vực sau:
- Đường, cầu, đường hầm và bến phà: Với lĩnh vực này các chủ đầu tư có thể đầu tư để phát triển kinh tế trọng điểm vùng hoặc thúc đẩy du lịch địa phương… Ví dụ các trường hợp đầu tư bến phà, có thể phát triển các mô hình du lịch mở rộng hoặc giao thương buôn bán với các vùng lân cận.
- Đường sắt, cầu đường sắt và đường hầm đường sắt: Lĩnh vực này chủ đầu tư có thể đầu tư mạnh về mảng giao thông. Điển hình như những dự án giao thông kéo dài giữa các tỉnh khu vực như: Mở rộng tuyến đường sắt Bắc – Nam. Hay tuyến đường xuyên tỉnh thành lân cận phục vụ nhu cầu đi lại, trở hàng hóa của cư dân.
- Sân bay, cảng biển và cảng sông. Trong lĩnh vực này các chủ đầu tư không những phát triển các mô hình kinh doanh trong nước mà còn thức đẩy các nguồn vốn đầu tư quốc tế. Hệ thống sân bay mở rộng có thể xây dựng ở nhiều vùng kinh tế trọng điểm mới. Việc chuyển hướng đầu tư, tạo thị trường kinh doanh năng động cũng sẽ thu hút sự quan tâm của các chủ đầu tư trong và người nước.
- Hệ thống đường nước sạch và thu gom xử lý rác thải: một trong những lĩnh vực cấp thiết và nóng nhất ở nước ta trong giai đoạn này. Vì thực tế hệ thống cấp thoát nước đã trong giai đoạn quá tải, nhiều nơi không còn hoạt động. Khi các nhà đầu tư và phát triển hệ thống tốt, các chủ đầu tư sẽ thu được nguồn kinh phí khủng từ các hệ thống này.
- Nhà máy điện và đường dây điện: Hầu hết nước ta chủ yếu phát triển hai mang nhiệt điện và thủy điện. vẫn chưa có các đơn vị đầu tư điện năng lượng, nên đây sẽ là một cơ hội rộng mở cho các chủ đầu tư trong tương lai.
- Cơ sở hạ tầng công cộng: Kinh tế thay đổi cũng thúc đẩy việc cải thiện đời sống sinh hoạt cho cư dân. Khi bạn thiết kế được hệ thống cơ sở đồng bộ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, bạn sẽ nhận được sự đồng thuận từ phía chính phủ và người dân. Khi hệ thống đi vào hoạt động bạn sẽ nhận được những ưu đãi và chi phí từ phía nhà nước và người sử dụng.
Nhằm hướng đến cú nhảy vọt ngoạn mục của kinh tế – xã hội, nhà nước và các đơn vị có thẩm quyền đã tiến hành mở cửa kinh tế, thu hút nhân tài và nguồn vốn tư bản. Trên cơ sở đó, dự án BOT sẽ mang đến nguồn lợi nhuận kép đó chính là một môi trường kinh tế – xã hội mới cho Việt Nam, một nguồn lợi khủng cho các chủ đầu tư. Trường hợp chủ đầu tư chưa tìm ra những dự án đồng thuận với nhà nước thì có thể đề xuất những dự án của mình. Sau khi xem xét và cân nhắc nhà nước sẽ có những điều kiện và ưu đãi cho dự án của các chủ đầu tư.
Trạm thu phí BOT là gì?
Trạm thu phí BOT là dự án giao thông sử dụng nguồn vốn đầu tư của các chủ đầu tư. Khi các phương tiện giao thông điều khiển xe qua đoạn đường này sẽ phải đóng một khoản phí đi cho các chủ đầu tư đã đã tiến hành xây dựng đoạn đường đó. Bởi chủ đầu tư đã bỏ vốn xây dựng tuyến đường giao thông đó, nên chủ đầu tư được phép thu phí đi lại. Đó là lý do giải thích tại sao khi phương tiện giao thông di chuyển trên đường lại có những chốt chặn giao thông, nếu muốn qua phải đóng phí theo quy định của trạm.
Các phương tiện nào phải trả phí khi đi qua trạm BOT?
- Phương tiện giao thông cơ giới: Ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo. Những phương tiện này sẽ phải di chuyển trực tiếp qua các trạm. Mỗi lần đi qua trạm thu phía tài xế xe sẽ đứng tiền mặt cho các trạm. Hoặc đối với những trường hợp xe thường xuyên qua lại tuyến đường này sẽ có vé tháng. Khi tài xế đi qua chỉ cần đưa thẻ quẹt là có thể lưu thông.
- Phương tiện khác như: Xe máy, xe đạp, xe gắn máy thì sẽ chịu phí sử dụng đường bộ.
- Phương tiện không phải trả phí như: Xe ô tô của lực lượng quốc phòng; lực lượng công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam.
BTO là gì? Dự án BTO là gì?
BOT là hình thức đầu tư: Xây dựng – chuyển giao – vận hành. Có nghĩa khi chủ đầu tư ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thiện chủ đầu tư phải tiến hành bàn giao cho nhà nước. Từ đó nhà nước sẽ cho chủ đầu tư vận hành phát triển trong khoảng thời gian nhất định nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận. Những dự án này thường được đấu thầu tại các phiên giao dịch giữa các chủ đầu tư trong và ngoài nước với các cơ quan đơn vị nhà nước Việt Nam.
BT là gì? Dự án BT là gì?
BT là dự án xây dựng và chuyển giao. Cùng là một trong những hình thức đầu tư được ký kết giữa các chủ đầu tư với đơn vị cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn tất xây dựng công trình, nhà đầu tư tiến hành bàn giao toàn bộ cho cơ quan nhà nước. Sau đó, chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiến hành xây dựng những dự án khác để thu hồi vốn và đầu tư lợi nhuận cho đơn vị mình.
Sự khác nhau giữa BOT, BTO và BT
Trên thực tế, khi tiến hành đấu thầu các dự án, các chủ đầu tư cần phân định rõ ràng giữa hai loại hợp đồng BOT và BT
Với BOT: Chủ đầu tư sau khi tiến hành xây dựng sẽ được phép kinh doanh trên công trình xây dựng đó. Sau khi hết thời gian quy định thì các chủ đầu tư mới tiến hành bàn giao cho nhà nước.
Với BT: Các chủ đầu tư có nghĩa vụ và trách nhiệm thi công công trình và chuyển giao cho nhà nước. Không được phép đầu tư kinh doanh trên công trình đó. Nhà nước sẽ giúp các đơn vị đầu tư thu hồi vốn bằng cách giới thiệu những dự án mới cho chủ đầu tư hoặc thanh toán cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng hai bên.
Với BTO: Chủ đầu tư có nghĩa vụ thi công dự án theo hồng thỏa thuận và chuyển giao cho nhà nước. Sau đó chủ đầu tư sẽ được vận hành kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Việc phát triển những hợp động dự án BOT, BTO và BT trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các dự án này không chỉ đổi mới diện mạo xã hội Việt mà còn thúc đẩy đầu tư kinh tế trong tương lai . Hy vọng rằng, bài viết đem đến cho bạn những hiểu biết cụ thể về quyền hạn cũng những cách thức vận hành của BOT, BTO và BT. Từ đó, giúp bạn hiểu rõ và phân tích thêm về ưu – nhược điểm khi quyết định đầu tư kết hợp với nhà nước.
Mẫu hợp đồng BOT
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng