Khái niệm và tác dụng của Câu rút gọn, Câu đặc biệt, … – Thùy Trang

+ Câu rút gọn: Khi nói hoặc viết người ta có thể lược bỏ đi một số thành phần của câu gọi là câu rút gọn
+Thành phần được rút gọn: Chủ ngữ, vị ngữ, nòng cốt câu
+Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh và tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước; Ngụ ý hành động lời nói trong câu là của chung mọi người. (Rút gọn thành phần chủ ngữ)
– Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ
– Tác dụng:
_ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự vật, sự việc
_ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
_Bộc lộ cảm xúc
_ Gọi đáp
– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người và vật bị hành động của người, vật khác hướng vào
Có 2 cách để chuyển đổi:
_ Cách 1: Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu, sau đó thêm bị, được vào sau cụm từ ấy
_Cách 2: Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu, không thêm bị, được đồng thời lược bỏ đi chủ thể của hành động
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Rate this post

Viết một bình luận