Khám phá ngay 5 điều giúp bạn hiểu hơn về thợ mộc!

Thợ mộc là một khái niệm khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết về nghề này hay chưa? Hãy thử khám phá 5 điều sau để hiểu hơn về nghề thợ mộc hiện nay nhé

1. Thợ mộc là ai? Bạn có thể học nghề mộc ở đâu?

Gỗ là một nguyên liệu khá quen thuộc, khá quan trọng trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất của người Việt ta từ trước đến nay. Và, thợ mộc là từ dùng để chỉ những người làm công việc liên quan đến gỗ (mộc) tại nhà hoặc tại các xưởng sản xuất khác nhau. Nhưng khi thợ mộc làm việc trong các nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ chuyên nghiệp thì thường được gọi là công nhân mộc. Họ chính là những người tạo hình và thổi hồn vào những thớ gỗ để cho ra những sản phẩm đẹp nhất như: bàn ghế, tủ, cầu thang, cửa…

Thợ mộc là từ khá quen thuộc dùng để chỉ những người làm công việc liên quan đến gỗ (mộc).

Để trở thành một người thợ mộc, bạn có thể đăng ký học tại các trường đào tạo nghề, hoặc tới trực tiếp các xưởng gỗ để học việc. Ở đây, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm với các nghệ nhân, các thợ mộc chuyên nghiệp có tay nghề lâu năm. Đồng thời, nếu bạn học việc tại các xưởng sản xuất gỗ, bạn sẽ dễ dàng thực hành và rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn, sự khéo léo để trang bị đầy đủ những kiến thức về nghề mộc nhất.

2. Những dụng cụ cần có của thợ mộc

Nghề nào cũng sẽ có những công cụ riêng nhằm phục vụ cho công việc của mình, nghề mộc cũng vậy. Có rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình hành nghề, nhưng nếu bạn mới học nghề thì đây là những dụng cụ bắt buộc phải có:

  • Cưa cầm tay: là dụng cụ thường thấy nhất. Đây là dụng cụ hỗ trợ thợ mộc trong quá trình cắt những chi tiết nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Máy mài, máy cắt cầm tay: dùng để mài hay làm nhẵn các mối hàn, các cạnh sắc ở những vị trí nhỏ hẹp…

Một số dụng cụ quen thuộc của thợ mộc như cưa tay, bào...

  • Máy cưa lọng cầm tay giúp thợ mộc cưa theo những đường tròn hoặc các góc bo cong
  • Máy chà nhám rung là một dụng cụ giúp bạn đánh bóng sản phẩm và tiết kiệm được khá nhiều công sức cũng như thời gian làm việc
  • Máy bào gỗ, máy bắt khoan vít…

3. Các công việc chính của một thợ mộc

Công việc của thợ mộc thường xuyên tiếp xúc với gỗ (mộc), sử dụng các công cụ để thổi hồn và chế tác ra các sản phẩm từ nguyên liệu bằng gỗ, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng. Một số công việc cụ thể như:

  • Thiết kế và làm ra các mẫu đồ dùng, vật dụng bằng gỗ với các công cụ như búa, khoan, cắt máy, bào, cưa…
  • Chạm khắc, giũa, sơn mài, đánh bóng, hoặc thiết kế các họa tiết vào các đồ vật trang trí mỹ nghệ từ gỗ…

Thợ mộc đang chạm trổ, khắc họa tiết vào một sản phẩm gỗ.

  • Tính toán, đo lường các thông số trên gỗ một cách chính xác để tạo ra các sản phẩm như giường, tủ, bàn ghế, cửa…
  • Kiểm tra, thay thế, sửa chữa các vật liệu từ gỗ, cập nhật các mẫu sản phẩm mới và đảm bảo nguồn nguyên liệu…

Thợ mộc thiết kế và làm ra các sản phẩm từ gỗ như cửa, tủ, giường... đến những đồ mỹ nghệ khác.

Đây là một nghề đòi hỏi sự sáng tạo nên nếu bạn càng chăm chỉ thực hành, càng nhanh chóng thành công.

>>> Đọc thêm: 5 nguyên tắc cơ bản để trở thành nhân viên sale chuyên nghiệp!

4. Để trở thành thợ mộc giỏi – bạn cần những gì?

Muốn giỏi, tất nhiên bạn phải học. Nếu bạn không muốn chỉ là một thợ mộc với các thao tác bình thường nhất của nghề, bạn phải tích lũy các nền tảng kỹ năng và kiến thức về nghề chắc chắn, như:

  • Kiến thức về vật liệu, cụ thể ở đây là phải có các nền tảng hiểu biết cơ bản nhất về gỗ (bao gồm gõ tự nhiên và gỗ công nghiệp)
  • Có kiến thức về các loại máy móc sử dụng trong công việc, quy trình sản xuất một sản phẩm gỗ, các loại máy móc hỗ trợ nếu bạn làm ở xưởng sản xuất.
  • Kiến thức về các phần mềm hỗ trợ thiết kế như Autocad, Sketchup hay 3Dsmax…
  • Những kiến thức về thiết kế gỗ, thi công nội thất…

Thợ mộc giỏi phải có kiến thức về vật liệu, thiết kế gỗ, một số máy móc phục vụ công việc...

Do đó, bạn phải có một quá trình học tập, rèn luyện và thực hành trong khoảng thời gian dài để chắc tay nhất. Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, và ngành nội thất càng phát triển nên bạn phải luôn tự tìm tòi, sáng tạo, học hỏi để không ngừng phát triển tay nghề và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Bạn phải thực sự có niềm đam mê sáng tạo với gỗ để tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh tế.

5. Xu hướng của nghề thợ mộc hiện nay

Nghề mộc là một nghề khá thú vị. Thợ mộc thổi hồn và tạo những nét sắc sảo vào các sản phẩm gỗ, sáng tạo ra nhiều đồ vật có thể giúp họ kiếm được tiền tỉ từ nghề. Tay nghề càng cao, sản phẩm càng đẹp và sẽ có những uy tín cũng như danh tiếng nhất định trong giới.

Nghề mộc đang có xu hướng trẻ hóa do số lượng người trẻ đam mê với nghề ngày càng nhiều.

Có rất nhiều người theo học nghề mộc vì đam mê, sở thích. Tuy nhiên, hiện nay nghề thợ mộc đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Có khá nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường học nghề tại các xưởng sản xuất gỗ hoặc học các khóa thiết kế nội thất để làm nghề mộc sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhờ được đào tào bài bản chuyên môn nên họ có thể tạo và thiết kế ra những sản phẩm đẹp làm hài lòng và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay thợ mộc được phân chia ra làm 2 dạng:

  • Thợ mộc đã được đào tạo tại các trường nghề. Thợ được đào tạo thì luôn có ưu thế về ngành nghề hơn, vì họ được học những kỹ năng cơ bản nên có thể tham gia làm việc tại bất ký khâu nào trong một dây chuyền sản xuất.

Thợ mộc được đào tạo sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn trong quá trình phát triển nghề.

  • Thợ truyền thống tức là những thợ được truyền đạt kinh nghiệm và học nghề theo kiểu “cha truyền con nối”. Họ chỉ có thể làm ở những khâu nhất định, sẽ có nhiều hạn chế về nghề nghiệp hơn thợ mộc được đào tạo bài bản.

Thợ mộc truyền thống tức là những thợ học việc qua việc truyền lại kinh nghiệm từ thợ lâu năm.

Nếu như bạn thực sự thích và có đam mê với việc sáng tạo trên gỗ, bạn hãy học thiết kế nội thất để có nhiều cơ hội phát triển hơn trong nghề. Bởi vì thiết kế nội thấy đang là một ngành nghề khá đắt giá vì nhu cầu khá lớn.

>>> Đọc thêm: 3 kinh nghiệm giúp bạn tìm thợ sửa chữa đồ gỗ tốt nhất hiện nay!

Hy vọng, với 5 điều chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề mộc, cũng như sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức tham khảo nếu như bạn thực sự có đam mê với nghề thợ mộc. Truy cập muaban.net để tìm việc làm ngay hôm nay.

Vân Anh

Rate this post

Viết một bình luận