Khám phá những lợi ích của hạt cacao

Hạt cacao chính là thành phần chủ yếu để chế biến thành socola, món ăn yêu thích của nhiều người. Cacao không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những tác dụng của hạt cacao qua bài viết sau đây cùng Topcachlam nhé.

1. Hạt cacao

Hạt cacaoHạt cacaoHạt cacao

Cacao có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới Nam và Trung Mỹ. Cây cacao có tên khoa học là Theobroma cacao và thuộc họ Trôm (Sterculiaceae). Ở Việt Nam, cây cacao được trồng nhiều tại vùng Tây Nguyên và các tỉnh Tây Nam Bộ vì khí hậu phù hợp.

Quả cacao đạt chuẩn thu hoạch thông thường có độ dài và đường kính quả từ 15cm – 20cm. Lúc còn non thì quả có vỏ màu xanh và chuyển sang màu đỏ hoặc vàng khi chín. Bên trong mỗi quả chứa từ 20 – 40 hạt cacao được bọc trong lớp cơm mỏng màu trắng.

Hạt ca cao sẽ được lên men tự nhiên trước khi chế biến thành những thành phần chính của socola là chất béo ca cao và bột ca cao. Bột ca cao chứa nguồn hợp chất flavonol dồi dào nhất, gồm procyanidins, catechins và epicatechins. Đây là những chất chống oxi hóa rất tốt cho sức khỏe.

2. Tác dụng của hạt cacao

Giá trị dinh dưỡng cao

Trong hạt cacao có đầy đủ các dưỡng chất cơ bản như protein, carbohydrate và lipid giúp cung cấp năng lượng. Chất béo trong cacao chủ yếu là các triglyceride và các acid béo không no, hàm lượng chất béo tốt trong cacao tương đương với hàm lượng chất béo không bão hòa đơn có trong dầu olive.

Ngoài ra, cacao còn được biết đến vì chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Hai muỗng bột cacao chứa đến 3,6 g chất xơ. Ngoài việc giúp tạo cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, chất xơ còn giúp bạn chiến đấu cực tốt với căn bệnh táo bón.

Không chỉ vậy, uống cacao còn có nghĩa là bạn đang đưa vào cơ thể rất nhiều khoáng chất thiết yếu, như mangan, đồng, sắt, magie,… cần cho quá trình trao đổi chất và xây dựng cơ thể.

Chống oxy hóa

Hạt cacao chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn cả rượu vang đỏ hoặc trà xanh. Chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa của bạn. Nếu những thực phẩm bạn ăn không tiêu hóa, cơ thể của bạn có xu hướng tích tụ độc tố làm giảm sự trao đổi chất, bạn nên nghĩ đến việc  sử dụng socola đen có thành phần chính là cacao nguyên chất.

Tác dụng của hạt caccaoTác dụng của hạt caccaoTác dụng của hạt caccao

Làm đẹp da

Các hoạt chất sinh học có trong cacao rất tốt cho làn da. Các flavonoid có thể bảo vệ da khỏi tác hai của ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, cacao còn giúp cải thiện lưu thông máu dưới da, giúp da hồng hào hơn, tăng sự đàn hồi và độ ẩm cho da, giúp làm mờ nếp nhăn, cho bạn làn da trẻ trung xinh đẹp hơn.

Bạn có thể đắp mặt nạ cacao nguyên chất khoảng 1-2 lần một tuần, bạn sẽ cảm nhận làn da của mình được cải thiện rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn. Bạn cũng có thể sử dụng cacao như một chất giúp tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho da.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hợp chất Polyphenol có trong cacao khiến insulin được tiết ra đều đặn nhằm ổn định đường huyết, rất tốt cho bênh nhân tiểu đường. Trong một nghiên cứu khác về tác dụng của ca cao, 100 người bị tiểu đường đã được cho uống ca cao và sữa, hoặc chỉ uống sữa, 2 lần một ngày trong 6 tuần.

Kết quả này cho thấy những người uống sữa và cacao có hàm lượng cholesterol và mức độ viêm thấp, giúp giảm các nguy cơ đe dọa sức khỏe.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một bài kiểm tra gồm 42 thử nghiệm trên 1200 bệnh nhân cũng đã cho thấy flavanol trong ca cao giúp giảm lượng insulin và choresterol ‘xấu’, từ đó giảm nguy cơ bệnh tim và các bệnh mạch máu như đau tim và đột quỵ.

Hơn nữa, các hợp chất flavanol có trong hạt cacao và socola cũng giúp tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Phòng chống ung thư

Flavanol trong trái cây, rau và các thực phẩm đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới khoa học do đặc tính chống ung thư, độc tính thấp và ít tác dụng phụ bất lợi.

Hạt cacao có nồng độ flavanol cao nhất trong số tất cả các loại thực phẩm kể trên. Các nghiên cứu ở ống nghiệm cho kết quả cacao có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư.

3. Nên sử dụng cacao như nào

Không thể phủ nhận những lợi ích mà các chất chống oxy hóa trong cacao mang lại cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, các bước chế biến hạt cacao có thể ảnh hưởng đến tác dụng của cacao, cụ thể là lượng chất chống oxy hóa còn lại cho đến khi cơ thể tiêu thụ socola. Các bước này gồm có lên men và rang hạt ca cao và xử lý kiềm.

Quá trình xử lý kiềm nhằm giảm bớt độ đắng của bột cacao để làm nguyên liệu chế biến đồ uống, bánh ngọt và bánh quy. Quá trình này có thể làm mất đến 98% epicatechin – một trong số những chất oxy hóa quan trọng trong bột cacao.

Bạn có thể sử dụng cacao theo 1 trong những cách sau đây:

  • Ăn sôcôla đen chứa ít nhất 70% cacao
  • Uống cacao nóng / lạnh: Trộn cacao với sữa để có 1 ly sữa socola
  • Sinh tố: Cacao có thể được thêm vào sinh tố để mang lại hương vị socola đậm đà hơn.
  • Bánh pudding: Bạn có thể thêm bột cacao thô vào bánh pudding để tự làm bánh pudding ăn sáng hoặc bánh pudding gạo
  • Rắc lên trái cây: Cacao đặc biệt đẹp mắt khi rắc lên chuối hoặc dâu tây

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tác dụng của hạt hướng dương tại đây nhé.

Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Rate this post

Viết một bình luận