Khám phá tháp Rùa Hà Nội | Biểu tượng trường tồn nơi hồ Gươm

  1. Lịch sử hình thành Tháp Rùa Hà Nội


Năm 1886, bá hộ Kim thấy gò đất đẹp lại phong thuỷ nên quyết định xây dựng tháp để chôn cất cha mẹ mình ở đó. Tháp Rùa Hà Nội được hoàn thành nhưng nguyện vọng của ông Nguyễn Kim lại không toại. Ban đầu tháp được đặt là Tháp bá hộ Kim, sau đổi thành Tháp Rùa. Với vị trí vàng, nằm ở trung tâm thủ đô thì bất cứ ai khi tới với Hà Nội đều sẽ thấy ngọn tháp nhỏ bé nhưng lại vô cùng nổi tiếng này.
Nhưng theo tác giả Nguyễn Dữ lại có đến 2 Tháp. Tháp Rùa ngày nay và Tháp bá hộ Kim là 2 tháp hoàn toàn khác nhau. Năm 1877, bá hộ Kim xây tháp hình bát giác với 3 tầng (theo mô tả của nhà báo Pháp Bordeaux trong lần ghé thăm Việt Nam tháng 2/1884). Vào khoảng cuối tháng 5/1884 tháp bá hộ Kim bị phá bỏ, xây dựng một tháp khác hình chữ nhật với 4 tầng trên nền của tháp cũ. Tới cuối tháng 6/1884, tháp Rùa được xây xong và tồn tại tới bây giờ.

>> Cùng khám phá Hà Nội chi tiết từ A – Z

Ngoài yếu tố lịch sử thì Tháp Rùa Hà Nội còn gắn liền với truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm. Tương truyền Tháp được đặt tên để tưởng nhớ người anh hùng Lê Lợi – ông là người đứng lên chiêu mộ quân đội kháng chiến, chống lại quân đội Trung Quốc và giành chiến thắng. Thêm một điểm ly kỳ khác ở Hồ Gươm là loài rùa hàng trăm tuổi, thời điểm trước đó đã có 4 cá thể rùa chết từ lâu rồi. Một cá thể đã chết năm 1962 tại vườn hoa Chí linh, một cá thể được lưu trữ trong kho của Bảo tàng Hà Nội, một cá thể được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn và một cá thể đã chết vào năm 2016 được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Việt Nam. Tất cả những yếu tố đó đã khiến cho Tháp Rùa trở thành biểu tượng văn hoá lịch sử, tâm linh của Tp. Hà Nội.

Vào thời Lê Thánh Tông, một điếu đài được xây dựng trên gò Rùa để nhà vua tiện đi câu cá. Nhưng tới thế kỷ XVII – XVIII thì Chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng, tới thời Nguyễn thì không còn dấu vết gì. Năm 1883, sau khi Pháp chiếm được Hà Nội, người dân sơ tán hết chỉ còn Nguyễn Kim (bá hộ Kim) – người giữ chức dịch làng, được cắt cử làm trung gian giữa Pháp và Việt ở lại.Năm 1886, bá hộ Kim thấy gò đất đẹp lại phong thuỷ nên quyết định xây dựng tháp để chôn cất cha mẹ mình ở đó. Tháp Rùa Hà Nội được hoàn thành nhưng nguyện vọng của ông Nguyễn Kim lại không toại. Ban đầu tháp được đặt là Tháp bá hộ Kim, sau đổi thành Tháp Rùa. Với vị trí vàng, nằm ở trung tâm thủ đô thì bất cứ ai khi tới với Hà Nội đều sẽ thấy ngọn tháp nhỏ bé nhưng lại vô cùng nổi tiếng này.Nhưng theo tác giả Nguyễn Dữ lại có đến 2 Tháp. Tháp Rùa ngày nay và Tháp bá hộ Kim là 2 tháp hoàn toàn khác nhau. Năm 1877, bá hộ Kim xây tháp hình bát giác với 3 tầng (theo mô tả của nhà báo Pháp Bordeaux trong lần ghé thăm Việt Nam tháng 2/1884). Vào khoảng cuối tháng 5/1884 tháp bá hộ Kim bị phá bỏ, xây dựng một tháp khác hình chữ nhật với 4 tầng trên nền của tháp cũ. Tới cuối tháng 6/1884, tháp Rùa được xây xong và tồn tại tới bây giờ.Ngoài yếu tố lịch sử thì Tháp Rùa Hà Nội còn gắn liền với truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm. Tương truyền Tháp được đặt tên để tưởng nhớ người anh hùng Lê Lợi – ông là người đứng lên chiêu mộ quân đội kháng chiến, chống lại quân đội Trung Quốc và giành chiến thắng. Thêm một điểm ly kỳ khác ở Hồ Gươm là loài rùa hàng trăm tuổi, thời điểm trước đó đã có 4 cá thể rùa chết từ lâu rồi. Một cá thể đã chết năm 1962 tại vườn hoa Chí linh, một cá thể được lưu trữ trong kho của Bảo tàng Hà Nội, một cá thể được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn và một cá thể đã chết vào năm 2016 được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Việt Nam. Tất cả những yếu tố đó đã khiến cho Tháp Rùa trở thành biểu tượng văn hoá lịch sử, tâm linh của Tp. Hà Nội.

  1. Tháp Rùa Hà Nội ở đâu?

Tháp là một toà tháp nhỏ, được xây dựng và nằm trên một gò đất giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm có diện tích 350m2. Nằm ở vị trí trung tâm giữa phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm nên rất dễ dàng di chuyển tới tham quan bằng các phương tiện cá nhân hay công cộng.
Nếu bạn lựa chọn xe bus là phương tiện để tới Tháp Rùa Hà Nội thì nên tham khảo một số tuyến xe như:

  • Điểm dừng bờ hồ: 09, 14
  • Điểm dừng Bưu điện thành phố: 08, 09, 31, 36
  • Điểm dừng ngã 3 Lê Thái Tổ: 09, 31, 36
  • Điểm dừng 15 Đinh Tiên Hoàng: 36
  • Điểm dừng Ngân hàng nhà nước Việt Nam: 04, 11, 18, 23, 34, 40
  • Điểm dừng Cung văn hoá thiếu nhi Hà Nội: 04, 08, 11, 18, 23, 40.

Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng taxi để tới thẳng Tháp , hay xích lô để ngắm nhìn toàn cảnh quan xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và Tháp nhưng nên hỏi giá trước để tránh tình trạng bị chặt chém.

Rate this post

Viết một bình luận