Khám phá vẻ đẹp Làng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn – Alsahar

 

Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnLàng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Nằm dưới ngọn núi Ngũ Hành Sơn là làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn đã có hơn 400 năm tồn tại và phát triển. Nhờ bàn tay điêu luyện, tinh sảo của các thợ thủ công ở đây, mà đã giúp làng đã Non Nước không chỉ có tiếng với người dân trong nước mà còn được xuất đi các nước trên thế giới.Ấn tượng hơn là trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố biển Đà Nẵng.

Giới thiệu đôi nét về làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Tại mãnh đất này, mặt dù đã có rất nhiều làng nghê bị mai mọt, những làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn vẫn còn kéo dài mãi cho đến ngày nay với một sức sống cực kì mãnh liệt.

Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnLàng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Là một danh thắng nổi tiếng của Đà Nẵng, du khách một khi đến với quần thể núi Ngũ Hành, không thể bỏ qua một địa điểm gần đó là làng đá Non Nước. Nhờ sở hữu cấu tạo là núi đá cẩm thạch, nơi này đã vô tình manh nha cho những người đầu tiên đi khai hoang vùng đất này, đó là nghề điêu khắc đá. Song song với sự phát triển đầy náo nhiệt của Đà Nẵng, thì làng đá Non Nước lại tồn tại theo một cách rất bình dị và bền vững.

Các sản phẩm của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn vô cùng phong phú và đa dạng. Nó không chỉ dừng ở những món đồ thô sơ như cái chày, cái cối mà nay còn sáng tạo thêm những món đồ trang sức có tính thẩm mỹ cao như chuỗi hạt, chiếc vòng. Cầu kỳ hơn cả là những cặp sư tử hí cầu, những bức tượng điêu khắc hình con Rồng, con Phượng, các bức tượng theo tôn giáo như Bồ Tát, Phật Tổ, chúa Giuse,vv…

Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnLàng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Nếu trước đây, nghề khai thác đá trực tiếp được thực hiện tại núi Ngũ Hành Sơn thì giờ đây, nhằm mục đích bảo toàn sự nguyên vẹn cho một danh thắng mang giá trị văn hóa, lịch sử thì Đà Nẵng đã nghiêm cấm khai thác đá. Do vậy, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm nghệ nghệ hiện tại chủ yếu là đến từ các vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên,vv…

Giờ đây, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ tại làng đá Non Nước đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngành sản xuất của Đà Nẵng, mang lại nguồn kinh tế cao cho quận. Đồng thời, nghề phát triển cũng kéo theo công ăn việc làm cho những người dân sinh sống tại đây, giúp họ không chỉ nuôi dưỡng cái nghề của quê hương mà còn đem lại nguồn thập đáng kể.

Thuyết minh về làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Làng đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn nằm ở đâu?

Từ lâu, người địa phương đã quá quen thuộc với hình ảnh một làng nghề truyền thống nổi tiếng nằm dưới chân núi Ngũ Hành, thuộc địa phận phường Hỏa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Lịch sử làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn hình thành từ khi nào?

Theo như lời kể của những nghệ nhân lão làng sinh sống dưới chân núi Ngũ Hành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước này đã xuất hiện cách đây gần 200 năm, chưa biết chính xác mốc thời gian nhưng vào khoảng cuối thế kỷ 18. Và người khai sáng ra làng nghề này, không phải là người địa phương mà là ông Huỳnh Bá Quát, quê ở Thanh Hóa.

Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnLàng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Kể từ khi vào Đà Nẵng lập nghiệp, sống dưới chân núi núi Ngũ Hành Sơn, ông đã sớm phát hiện ra đây là một cụm núi đá cẩm thạch khổng lồ, thứ nguyên liệu có thể tạo ra những đồ vật trang trí rất đẹp. Ông bèn lấy một ít đá, đem về nhà rồi tỉ mỉ tẩn mẩn tạo ra những dụng cụ thô sơ như cối giã tiêu, giã thuốc hoặc các tấm bia mộ. Những người khác thấy đẹp và mua về, từ đó các sản phẩm ông tạo nên ngày càng được ưa chuộng, giúp cuộc sống ông trở nên ổn định hơn. Nhận thấy đây là một nghề có thể mang lại nguồn thu nhập kha khá, thế là ông bắt đầu truyền lại cho con cháu và những người xung quanh.

Từ những dụng cụ để phục vụ cho cuộc sống như cái chày, cái cối giã gạo, những người nghệ nhân ở đây đã sáng tạo nên những sản phẩm điều khắc tạc hình Rồng, Rùa, Phượng vô cùng tỉ mỉ, công phu nhằm phục vụ cho các công trình. Đặc biệt là đến đầu thế kỳ 19, khi nhà Nguyễn cho xây dựng chùa chiền, lăng tẩm, miếu mạo thì nghề cũng có cơ hội phát triển nhiều hơn. Một số thợ giỏi cũng được triều đình phong hàm Cửu phẩm, mời đi làm nghề ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước cũng được phát triển từ đây và được biết đến nhiều hơn.

Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnLàng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Ngày nay, khi đến với làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn, du khách cũng sẽ thấy được sự hiện diện của nhà thờ “Thạch Nghệ Tổ sư”. Và ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm cũng là ngày giỗ tổ của làng nghề đá Non Nước Đà Nẵng.

Làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn – không gian sáng tạo và đậm chất nghệ thuật

Làng đá mỹ nghệ Non Nước được tạo nên từ nét văn hóa của người Việt cổ đồng thời có sự giao thoa với văn hóa Chăm Pa. Vì thế, môi sản phẩm được tạo nên không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Dù sáng tạo đến đâu thì chúng cũng đều thể hiện rõ nét tín ngưỡng của người Việt, và đó cũng là lý do mà những sản phẩm đá điêu khắc của làng đá Non Nước vẫn còn được yêu thích cho đến tận bây giờ.

Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnLàng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Đến với làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ thấy ấn tượng khi bắt gặp được hàng trăm bức tượng Chăm Pa với nhiều kiểu dáng khác nhau, tất cả tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo. Đó là những bức tượng của những vũ nữ Apsara, thần Siva, Indar, bò Nadin, chim thần Garuda, đặc biệt là tượng Yoni và Linga.

Không chỉ vậy, mỗi tác phẩm điêu khắc đá còn thể hiện được sự khéo léo của những người thợ lành nghề. Họ không chỉ sở hữu được những đôi tay điêu luyện, dẻo dai mà còn có óc sáng tạo đáng nể. Để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh, dù chỉ là những thứ đơn giản như cái cối, cái vòng tay, đều phải trải qua một quá trình chế tác, đục đẽo kỳ công. Vì thế, mỗi tác phẩm tạo nên không chỉ tạo nên giá trị thẩm mỹ ở bên ngoài mà còn chứa đựng linh hồn của người tạo ra nó.

Các sản phẩm chính của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Từ những thành phẩm là các dụng cụ sử dụng chủ yếu cho gia đình như cái cối giã tiêu, cái cối đá xay gạo thì giờ đây, các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn đã tạo ra vô vàn các sản phẩm đẹp mắt hơn. Về loại hình các sản phẩm tại làng đá Non Nước có thể chia làm 3 loại như sau:

– Các sản phẩm trang sức bằng đá

  • Vòng đá thạch anh
  • Kiềng đá
  • Nhẫn đá, nhẫn tì hưu
  • Vòng tay đá phong thuỷ
  • Vòng tay đá thạch anh
  • Mặt dây chuyền phật
  • Chuỗi đeo cổ

Alsahar Khám Phá Vẻ Đẹp Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnAlsahar Khám Phá Vẻ Đẹp Làng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

– Các sản phẩm tượng đá

  • Tượng Phật Ai Di Đà, tượng Phật Di Lặc
  • Tượng quan âm, tượng Phật Tổ
  • Tượng các linh vật gồm kỳ lân, sư tử, thiềm thừ, tỳ hưu
  • Các đồ thờ, tượng chúa, đài phun nước, đèn đá xoay

– Các sản phẩm phong thủy

  • Tượng phật đá
  • Các linh vật phong thuỷ
  • Cóc thiềm thừ
  • Quả cầu đá phong thuỷ

Quy trình tạo ra sản phẩm đá tại làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Để tạo ra một sản phẩm đá mỹ nghệ hòa chỉnh, không phải ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình. Đầu tiên là phải có nguyên liệu chính là đá tảng. Để tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm, làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn sử dụng nhiều loại đá như đá thạch anh, đá trắng, đá mắt mèo, đá mã não, đá ruby, đá bọc bích, đá vân gỗ, đá mắt hổ, đá đen, đá Pakistan,vv…

Alsahar Khám Phá Vẻ Đẹp Làng Đá Non Nước Ngũ Hành SơnAlsahar Khám Phá Vẻ Đẹp Làng Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn

Khi có nguyên liệu là đá được nhập từ nơi khác về, người thợ sẽ bắt đầu tạo hình đồ vật ở dạng thô. Qúa trình này bao gồm nhiều công đoạn phức tạp như tìm mặt phẳng tạo chân đế, xác định điểm chuẩn để tạo hình, sau đó vẽ phác thảo lên giấy và vẽ lên mặt đá hoặc là in trực tiếp lên đá. Đối với những sản phẩm có độ kì công hơn, mang tính nghệ thuật cao hơn thì người thợ phải thực hiện chúng trên đất sét trước, sau đó mới bắt đầu làm chính thức.

Sau khi đã có bản vẻ phác thảo, người nghệ nhân sẽ bắt đầu đục phôi có sẵn để tạo hình sản phẩm. Sau khi phôi đã bắt đầu hoàn thiện thì người thợ sẽ bắt đầu thực hiện các công đoạn tiếp theo như chạm hình nét, trang trí hoa văn, đánh bóng sản phẩm. Ở các bước này, quan trọng nhất chính là tạo nét sản phẩm và trang trí. Nó yêu cầu người thợ phải thể hiện thật chính xác và tỉ mỉ, và muốn có được như vậy thì người thợ phải có kỹ thuật điêu luyện.

Từ những tảng đá thô sơ, đơn điệu, người thợ phải tiến hành nhuộm màu cho đá kết hợp với một vài các nguyên vật liệu khác như bã chè xanh, xi đánh giày màu nâu hay màu chàm. Từ bàn tay vàng của người nghệ nhân, những mảng màu được pha trộn, đưa vào nhiệt độ hợp lý để tạo nên những màu sắc có độ đậm nhạt theo yêu cầu.

Nguồn tham khảo; Du lịch khám phá

Rate this post

Viết một bình luận