Khí dung là gì? Tác dụng, các loại thuốc xông khí dung thường gặp

Biên tập bởi Nguyễn Phước Lộc

Cập nhật 6 tháng trước

6.204

Máy khí dung là thiết bị y tế có chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ khí dung là gì và các tác dụng của khí dung đối với sức khỏe chưa. Hãy cùng Điện máy XANH mời bạn cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn nhé!

1Khí dung là gì?

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khí dung để khuếch tán thuốc thành các hạt sương li ti. Các hạt sương này sẽ tác động trực tiếp vào hệ thống niêm mạc của đường hô hấp trên và dưới, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp (cấp tính và mãn tính).

Khi xông khí dung, thuốc được đưa đến lớp lông chuyển trên niêm mạc của đường hô hấp, sau đó tác động trực tiếp lên những vùng bị viêm nhiễm, giúp cải thiện dấu hiệu cảm cúm, viêm thanh quản, viêm mũi họng hoặc viêm xoang vô cùng hiệu quả.

Máy xông khí dung Microlife NEB200 có khả năng khuếch tán thuốc với kích thước hạt sương chỉ 3.16 µm

Máy xông khí dung Microlife NEB200 có khả năng khuếch tán thuốc với kích thước hạt sương 3.16 µm

2Tác dụng của khí dung

Sử dụng khí dung đúng thời điểm, đúng liều lượng thuốc và có tần suất xông phù hợp sẽ giúp người dùng cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, trong đó có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh: Khi xông khí dung, thuốc được đưa đến phế quản, phế nang, giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, rối loạn hô hấp,…
  • Tránh tác dụng phụ: Dùng máy khí dung đưa thuốc đến niêm mạc của đường hô hấp giúp người bệnh hạn chế các tác dụng phụ khi uống thuốc hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào người như sốc phản vệ, ép tim, co giật,…
  • Ngừa bệnh về hô hấp: Nếu xông mũi họng bằng nước muối hằng ngày, bạn có thể phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Máy xông khí dung BioHealth NEB PRO hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Máy xông khí dung BioHealth NEB PRO hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp

3Vì sao không nên lạm dụng khí dung?

Có thể gây ức chế hô hấp

Do trong thành phần của khí dung sẽ có corticoid, aminoglycosid mà 2 chất này nếu sử dụng quá nhiều, không điều chỉnh định lượng, lâu dần sẽ gây ra phản tác dụng làm hư tổn ở phổi.

Lưu ý: một số loại tinh dầu hay ống hít làm thông mũi bán sẵn tại các quầy y tế đều không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 18 tháng tuổi) vì có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ

Lạm dụng máy khí dung có thể gây ức chế hô hấp

Cơ thể dễ bị phụ thuộc

Người lớn lạm dụng việc sử dụng máy khí dụng sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bạn phụ thuộc vào thuốc ảnh hưởng xấu tới khứu giác.

Khi bị bệnh hen xuyễn, các bác sĩ và chuyên gia cũng khuyến khích không nên sử dụng máy khí dung ở nhà. Vì khi xông khí dung nhiều, người bệnh sẽ không biết được khi nào triệu chứng của bệnh nặng lên, lúc phát hiện thì đã cực kỳ nguy hiểm.

Cơ thể dễ bị phụ thuộc

Có thể gây ngộ độc ốc tai, dẫn tới điếc

Khi dùng máy phun khí dung phải thay bộ dây, nhưng đôi khi bạn lơ là việc này mà chỉ dùng một bộ dây để sử dụng qua nhiều lần, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ.

Thêm vào đó, lạm dụng khí dung với thuốc dạng lỏng và các dung dịch để xông khí dung có nhóm aminoglycosid được bác sĩ chỉ định không nên dùng cho những trẻ chưa biết nói vì có thể gây ngộ độc hốc tai, dẫn tới điếc.

Có thể gây ngộ độc ốc tai, dẫn tới điếc

Gây phản xạ co thắt phế quản

Việc lạm dụng khí dung không chỉ khiến bạn khó kiểm soát được tình trạng bệnh khiến khi bệnh nặng lên sẽ dễ xảy ra biến chứng đó là gây phản xạ co thắt thế quản, hay gây nhiễm trùng phế quản do không vệ sinh máy kĩ.

Gây phản xạ co thắt phế quản

4Quy trình sử dụng máy khí dung đúng chuẩn

Bước 1: Lắp đặt cho máy khí dung

Để sử dụng máy khí dung đúng chuẩn, đầu tiên bạn cần tìm một bề mặt phẳng vững chắc để đặt máy khí dung lên đó. Tiến hành lắp ráp các bộ phận lại với nhau và kết nối vào nguồn điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sau đó bắt đầu sử dụng.

Bước 1: Lắp đặt cho máy khí dung

Bước 2: Lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc

Bạn hãy vệ sinh tay sạch sẽ rồi dùng ống sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc. Sau đó, lấy một lượng thuốc (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định).

Bước 2: Lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc

Lưu ý: Lượng dịch trong cốc đựng thuốc không được ít hơn 2,5 ml. Trong trường hợp không đạt đến ngưỡng này thì bạn cần bổ sung nước muối sinh lý 0,9% cho đến khi vừa đủ 2,5 ml.

Bước 3: Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc

Đậy nắp cốc thuốc lại và bạn tiến hành gắn mặt nạ hoặc ống thở miệng với phần trên của cốc. Còn phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí thì gắn với máy nén khí.

Bước 3: Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc

Bước 4: Thở chậm và sâu bằng miệng

Sau khi gắn đúng quy trình các bước trên, hãy bật máy thở khí dung để kiểm tra xem sương có phun ra không.

  • Đối với bệnh nhân: Giữ cho người thẳng giúp phổi được giãn ra để cho kết quả điều trị tốt. Trường hợp người bệnh dùng mặt nạ thì bạn phải điều chỉnh dây thắt và tư thế đeo sao cho vừa mặt. 
  • Đối với trẻ đủ lớn: Khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường. Còn trẻ nhỏ thì bế ở tư thế ngồi thẳng rồi yêu cầu người bệnh thở sâu và chậm qua miệng để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.

Dùng máy thở khí dung tối đa từ 5 đến 15 phút

Bước 4: Thở chậm và sâu bằng miệng

5Một số lưu ý khi sử dụng máy khí dung

Đọc kỹ tên thuốc, sử dụng đúng liều lượng

Điều cần làm trước khi sử dụng máy khi dung là luôn đọc kỹ tên thuốc, chỉ sử dụng loại thuốc theo đúng liều lượng và thực hiện khí dung theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng sẽ rất nguy hiểm.

Đọc kỹ tên thuốc, sử dụng đúng liều lượng

  • Không được trộn corticoid và thuốc giãn phế quản với nhau.
  • Không dùng nước để khí dung thay cho dung dịch muối sinh lý 0,9%.
  • Không tùy tiện dùng các thuốc corticoid hay kháng sinh, và ngay cả các loại tinh dầu, ống hít bán sẵn làm thông mũi.

Lưu ý:

Chọn thời điểm thở khí dung thích hợp

Chọn thời điểm thở khí dung thích hợp tránh thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn sẽ gây khó thở khi xông, và khi có nhiều hoạt động trong gia đình.

Chọn thời điểm thở khí dung thích hợp

Tạo môi trường yên tĩnh

Việc thực hiện xông khí dung thường kéo dài 10 – 20 phút. Trong thời gian này, nên cần tạo một môi trường yên tĩnh để người bệnh tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi, lưu ý nên duy trì sự bình tĩnh không lo lắng, bất an.

Tạo môi trường yên tĩnh

Lưu ý tới các tác dụng phụ

Sử dụng máy phun khí dung có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ bao gồm ho, khàn giọng, kích thích niêm mạc hầu họng, nhiễm nấm vùng hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ.

Khi đó, hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung xong.

Lưu ý tới các tác dụng phụ

6Cách giữ vệ sinh và bảo quản máy phun khí dung

Cách giữ vệ sinh máy phun khí dung

– Sau khi dùng: Bạn nên tháo mặt nạ (hoặc ống thở miệng) và cốc đựng thuốc khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống tiêm (hoặc ống nhỏ giọt) dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch, để khô.

Rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống tiêm (hoặc ống nhỏ giọt) dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch, để khô.

Sau đó, bạn nên lắp các bộ phận trở lại vào ống dẫn, bật máy chạy khoảng 10 – 20 giây để làm khô phía trong;

– Không đặt máy vào nước và không rửa ống dẫn bằng nhựa.

– Mỗi tuần nên rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt bằng nước ấm với xà bông, sau đó rửa lại bằng nước sạch và làm khô phía ngoài và phía trong thật khô.

Cách giữ vệ sinh máy phun khí dung

Cách bảo quản máy phun khí dung

Máy khí dung cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có bụi để đảm bảo máy được sạch sẽ, an toàn và không có vi khuẩn gây hại phát triển.

Ngoài ra, bạn cần thay ống nhựa mới khi bị mờ hoặc đọng nước, cũng như thay màng lọc mới 6 tháng 1 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cách bảo quản máy phun khí dung

Vệ sinh, khử trùng các bộ phận sau mỗi lần sử dụng

Xem thêm: Cách vệ sinh, khử trùng máy xông khí dung đúng cách, an toàn

Rate this post

Viết một bình luận