Khi ký hợp đồng mua bán nhà đất cần lưu ý điều gì?

Hợp đồng mua bán nhà đất là một văn bản rất quan trọng. Để hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện một cách hợp pháp thì cả hai bên cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Hãy theo dõi bài viết sau của Mogi để hiểu rõ hơn nhé!

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn và mới nhất

Hợp đồng mua bán nhà đất (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) được hiểu là sự thỏa thuận của các bên. Trong đó bên chuyển nhượng đất sẽ tiến hành giao quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng. Đồng thời bên nhận chuyển nhượng sẽ phải trả tiền cho bên chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. 

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2022Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất 2022

Link download mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn: Tại đây 

Nội dung và cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất

 

  • [1] Bên Công chứng sẽ ghi số hiệu hợp đồng tại phòng Công chứng khi lưu giữ hợp đồng.

  • [2] Thời điểm giao kết và công chứng hợp đồng; địa chỉ ghi tại phòng Công chứng nhà nước.

mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọnNội dung hợp đồng mua bán nhà đất

Bên chuyển nhượng nhà đất (bên bán)

  • Nhà đất sở hữu riêng: ghi tại mục [3] đến mục [9] các thông tin của chủ sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Nếu là nhà đất sở hữu chung: Ghi thêm các thông tin của người đồng sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ mục [10] đến mục [12].

  • [13] Kê khai các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng, giấy phép xây dựng,… Của bên A sẽ chuyển nhượng cho bên B khi hợp đồng có hiệu lực. 

mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọnNội dung hợp đồng bên chuyển nhượng nhà đất (bên bán)

Bên nhận chuyển nhượng nhà đất (bên mua)

  • Ghi rõ các thông tin của bên nhận chuyển nhượng tại mục [14] bao gồm: họ tên, năm sinh; CMND/căn cước công dân, số điện thoại, nơi đăng ký hộ khẩu và địa chỉ hiện tại.

  • Nếu là tài sản đồng sở hữu thì cần ghi thêm thông tin của người đồng sở hữu tại mục [15] tương tự như mục [14].

cách ghi hợp đồng mua bán nhà đấtNội dung hợp đồng bên nhận chuyển nhượng nhà đất (bên mua)

Điều 1: Thông tin về tài sản được chuyển nhượng

  • [16] Kê khai rõ những thông tin liên quan. Nếu tài sản chuyển nhượng là đất đai thì sẽ bao gồm: số thửa, số bản đồ; địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng,…

  • Mục [17] sẽ cần kê khai những thông tin về tài sản gắn liền với đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên chuyển nhượng. 

>>> Xem thêm: Đất đấu giá là gì? Những điều cần biết trước khi mua đất đấu giá 

cách ghi hợp đồng mua bán nhà đấtThông tin về tài sản được chuyển nhượng

Điều 2: Thời gian và phương thức thanh toán

  • [18] Nêu lên giá chuyển nhượng tài sản đã được đồng ý bởi cả hai bên bằng cả chữ và số theo đơn vị tiền tệ đồng Việt Nam. 

  • Mục [19] nêu rõ phương thức thanh toán mà bên B sẽ thanh toán cho bên A (tiền mặt, chuyển khoản hay hiện kim).

cách ghi hợp đồng mua bán nhà đấtThời gian và phương thức thanh toán

Điều 3-5: Thông tin về lệ phí và chi phí phải nộp

  • [20] Đề cập đến thời gian bên bán chuyển giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên mua.

  • [21] Đề cập đến quy định nộp lệ phí được thỏa thuận giữa 2 bên. 

cách ghi hợp đồng mua bán nhà đấtThông tin về lệ phí và chi phí phải nộp

Điều 6-9: Quyền và nghĩa vụ của hai bên

cách ghi hợp đồng mua bán nhà đấtQuyền và nghĩa vụ của hai bên

Điều 10: Điều khoản chung

Tại mục [22] sẽ ghi ngày tháng hợp đồng có hiệu lực sau khi bên B thanh toán số tiền còn lại cho bên A. Đồng thời bên A sẽ giao tài sản cùng các giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên B. Dưới sự chứng kiến của Công chứng viên có thẩm quyền. 

[23] Hợp đồng nên được chia làm 3 bản cho mỗi bên sở hữu và chúng đều có giá trị như nhau. 

Xem thêm: Những điều cần biết khi vay thế chấp sổ hồng 

cách ghi hợp đồng mua bán nhà đấtĐiều khoản chung của cả 2 bên

Những điều cần lưu ý khi làm hợp đồng mua bán nhà đất

Sau khi nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà đất thì bạn cũng cần bỏ túi những lưu ý khi làm hợp đồng mua bán nhà sau:

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà đất 

  • Là người đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ hành vi dân sự; hoặc là người từ 6- dưới 18 tuổi nhưng có người đại diện theo pháp luật.

  • Người từ đủ 15 – dưới 18 tuổi chỉ được phép thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đây là tài sản riêng của người này.

  •  Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có người đại diện khi tham gia vào hợp đồng mua bán nhà đất. 

Lưu ý : Nếu như tài sản bên bán là tài sản chung thì phải có văn bản thể hiện sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu. Còn nếu trong giấy tờ chỉ có tên vợ hoặc chồng thì cần kiểm tra xem đó có phải tài sản riêng của vợ hoặc chồng không. 

những lưu ý khi làm hợp đồng mua bán nhàNhững lưu ý về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà đất

Kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà 

  • Thường thì tên của hợp đồng sẽ gắn với tên tài sản. Ví dụ: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

  • Phải kê khai đầy đủ các thông tin cá nhân theo Sổ hộ khẩu. Nếu là doanh nghiệp thì cần kê khai đầy đủ thông tin theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Người ủy quyền cần chứng minh được tính hợp pháp của mình. Đồng thời người làm chứng cũng cần kê khai đầy đủ tương tự người bán và người mua.

  • Hai bên sẽ tự thỏa thuận tiền đặt cọc. Nếu cọc trước 1 phần thì cần phải thể hiện trong hợp đồng và sẽ được khấu trừ trong đợt thanh toán đầu tiên. 

  • Nếu bên mua không thanh toán đúng hạn thì sẽ phải trả thêm lãi phát sinh theo số ngày thanh toán chậm.

  • Các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên cần được ghi rõ ở trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng.

  • Hai bên cần cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản chung. Nếu xảy ra tranh chấp thì phải được giải quyết dựa trên sự hợp tác của cả hai. Hoặc là giải quyết tại tòa án. Bên thua kiện sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan; kể cả chi phí thuê luật sư của bên thắng kiện.

Kiểm tra hiện trạng, nguồn gốc của nhà

  • Kiểm tra tài sản phải đang tồn tại hoặc đang xây dựng; nếu đang xây dựng thì cần phải đảm bảo tính pháp lý của loại hình giao dịch này. Tìm hiểu xem tài sản thuộc quyền sở hữu của những ai, quá trình như thế nào để tránh các tranh chấp về sau.

  • Xem xét xem nhà ở hay tài sản có bị thế chấp hoặc kê biên hay không; nguồn gốc thừa kế như thế nào; có điều kiện gì đi kèm quyền thừa kế hay không.

  • Xem xét các điều khoản liên quan đến quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản xem đã được cố định hay chưa

  • Nếu tài sản thuộc dự án đang triển khai thì phải kiểm tra chắc chắn tiến độ thi công và các tiện ích; cơ sở hạ tầng kèm theo khi bàn giao.

những lưu ý khi làm hợp đồng mua bán nhàKiểm tra hiện trạng, nguồn gốc của nhà

Và cuối cùng mà Mogi lưu ý đó chính là bạn cũng cần phải đảm bảo được tính pháp lý của đồng tuân theo đầy đủ pháp luật hiện hành. 

>>> Xem thêm:

Đánh giá bài viết

Rate this post

Viết một bình luận