Khi nào cá Mún đẻ? Những kinh nghiệm chăm sóc cá Mún

Những lưu ý trước và sau khi cá Mún đẻ

Cá Mún là loại cá nhỏ nhắn nhưng lại có tốc độ sinh sản đáng kinh ngạc. Biết được thời điểm chính xác khi nào cá Mún đẻ sẽ giúp anh em nuôi cá chủ động can thiệp chăm sóc kịp thời. Hãy cùng Yêu cá cảnh tham khảo những kinh nghiệm dưới đây nhé!

Khi nào cá Mún đẻ?

Trước khi tìm hiểu khi nào cá Mún đẻ, chúng ta cần phân biệt đúng cá bố và cá mẹ nhé.

Cách nhận biết cá mún đực và cái

Loài cá Mún trưởng thành có hình dáng ngoài ở con đưc và con cái khá giống nhau, bạn hãy để ý đến chênh lệch kích thước nhé: con đực nhỏ hơn, thân thon dài hơn; cá cái bụng to nên thân có vẻ ngắn hơn con đực.

Những dấu hiệu nhận biết

Bạn để ý cứ bắt đầu đến kì giao phối thì phần bụng con cái to dần ra và xuất hiện bớt đen. Con đực sẽ liên tục đuổi theo con cái cho đến khi giao phối thành công. Khi mà các vết đen dần và lớn hơn, hậu môn lộ hẳn ra thì đây là thời điểm thích hợp để tách cá đực khỏi con cái. Bạn hãy vớt riêng cá cái sang bể khác chờ đẻ.

Cá Mún cái sắp đẻ

Cá Mún cái sắp đẻ

Thời khắc trước đẻ, xung quanh hậu môn cá mẹ có màu đỏ nhạt, nó tìm góc làm tổ và hạn chế hoạt động.

Cá mún trưởng thành chỉ sau khoảng 5 đến 6 tháng tuổi. Thời điểm này chúng bắt đầu trải qua việc sinh đẻ đầu tiên với 10 đến 20 cá con. Từ lần sinh sản sau nó có thể đẻ đến 80 con một lần, đều đặn chửa đẻ sau 40 ngày.

Cá mún con sau khi đẻ ra sẽ chuyển từ từ màu vàng tro sang đỏ nhạt. Ngày đầu tiên không nên cho chúng ăn. Ngày thứ hai chúng đã linh hoạt hơn hãy bắt đầu cho ăn. Nên ước chừng lượng đồ cho chúng ăn hết sau 60 phút và cho ăn 2 lần trong ngày là ổn.

Cá mún con

Cá mún con

Phía trên đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết khi nào cá Mún đẻ. Nếu bạn đang nuôi cá Mún hoặc chuẩn bị nuôi giống cá cảnh này thì bạn cần nắm được để có sự chủ động trong quá trình chăm sóc cá mẹ và cá con.

Những lưu ý trước và sau khi cá Mún đẻ

Dưới đây là một số thông tin bạn cần lưu ý trong khi chăm sóc cá Mún trước và sau khi sinh:

  • Khi nhận thấy bụng cá Mún cái chuyển sang trong suốt, nhìn thấy được cả trứng bên trong thì đó là lúc nó sắp đẻ. Hãy tách riêng cá mẹ ra bể riêng có nước cùng các chỉ số. Đẻ xong lại trả cá mẹ về bể cũ, để cá con ở lại. Việc tách riêng đàn con sẽ giúp chúng có thời gian phù hợp thích nghi nước và tránh bị các cá lớn khác ăn thịt (bao gồm cả cá bố mẹ).
  • Đàn cá con sau 2-3 ngày là bạn có thể bắt đầu cho cá ăn (artemia, bobo, trùn chỉ).
  • Vẫn có thể để cá mẹ ở chung cùng đàn con giống như sinh sản trong tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần chú ý kỹ: Tuyệt đối không để cá Mún mẹ đói phòng khi chúng ăn luôn cá con.
  • Bể cá Mún con phải thay nước đều đặn 2 ngày một lần. Có thể thay bớt nước ở bể nhỏ đi và thêm nước từ bể lớn vào. Nhiệt độ chênh lệch trước và sau khi thay nước không quá 2 độ.
  • Khi cá Mún con tròn 1 tháng tuổi, bạn có thể đưa chúng về ở cùng bể với cá bố mẹ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tìm hiểu khi nào cá Mún để và lưu ý, kinh nghiệm khi chăm cá mún đẻ. Hy vọng với những thông tin mà Yêu cá cảnh đã chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã nắm bắt được đủ kiến thức nuôi và nhân số lượng giống cá một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

Please follow and like us:

icon Follow en US

fb-share-icon
Tweet

Pin Share

Rate this post

Viết một bình luận