Xanh methylen là thuốc sát khuẩn ngoài da rất thường được sử dụng trong điều trị thủy đậu. Tuy nhiên, bôi xanh methylen chữa bệnh thủy đậu không đúng lúc có thể khiến thuốc không phát huy được công dụng và gây khó chịu cho người bệnh.
Để điều trị bệnh thủy đậu, nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng chẳng hạn thuốc kháng virus, thuốc chống ngứa, hạ sốt,… Trong đó, thuốc sát khuẩn ngoài da mà đại diện thường hay sử dụng nhất là xanh methylen cũng là nhóm thuốc rất quan trọng trong điều trị thủy đậu.
Tuy nhiên, dùng xanh methylen chữa thủy đậu như thế nào cho đúng cách lại là vấn đề chưa nhiều người thực sự hiểu rõ.
1. Vì sao có thể dùng xanh methylen chữa bệnh thủy đậu?
Chúng ta đã biết, bệnh thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp do Varicella Zoster Virus gây nên. Bệnh đặc trưng với sự xuất hiện các mụn nước trên bề mặt da của người bệnh, các mụn nước này tiến triển dần, sau đó vỡ ra và có thể để lại sẹo. Những mụn nước sau khi vỡ có thể khiến bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn tại chỗ trên da, hoặc khiến cho virus gây bệnh thoát ra ngoài dính lên quần áo và lây lan cho người khác.
Vì vậy, với đặc tính sát khuẩn nhẹ nên hiện nay người ta rất thường hay sử dụng xanh methylen chữa bệnh thủy đậu để tránh tình trạng bội nhiễm cho bệnh nhân. Ngoài ra, xanh methylen còn có khả năng liên kết với phân tử acid nucleic của virus nhờ đó phá hủy cấu trúc của virus, ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus ra các khu vực lân cận và phòng chống virus bị lây nhiễm ra ngoài thông qua các tổn thương bề mặt.
Bên cạnh đó, khi bôi xanh methylen chữa bệnh thủy đậu, thuốc còn giúp làm se, nhanh khô tại bề mặt các tổn thương tạo điều kiện cho các vết thương lành nhanh chóng hơn.
Do có tác dụng sát trùng tốt nên người ta rất thường hay dùng xanh methylen chữa bệnh thủy đậu (Ảnh: Internet)
2. Khi nào nên bôi xanh methylen chữa thủy đậu?
Tuy rằng có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh thủy đậu. Nhưng không phải tất cả các mụn nước trên cơ thể bệnh nhân thủy đậu đều cần phải bôi xanh methylen.
Như đã nói, xanh methylen có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt virus và làm se bề mặt tổn thương. Do đó đối với các tổn thương mụn nước mà bề mặt da vẫn còn nguyên vẹn (mụn nước chưa vỡ) thì việc bôi xanh methylen chữa thủy đậu là không cần thiết.
Bởi khi này lớp da bảo vệ bề mặt các mụn nước vẫn còn nên vi khuẩn không thể xâm nhập gây nên chưa thể gây bội nhiễm, và thuốc cũng không thể tiêu diệt virus do không thấm vào bên trong xuyên qua mô da. Vì thế, bôi xanh methylen cho các mụn nước chưa vỡ không đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân thủy đậu.
Bôi xanh methylen chữa bệnh thủy đậu được khuyên chỉ nên áp dụng cho các mụn nước đã bị vỡ để hạn chế nguy cơ bội nhiễm, ngăn chặn khả năng phát tán virus thông qua các tổn thương và giúp các vết thương se và khô nhanh hơn.
Chỉ nên bôi xanh methylen chữa bệnh thủy đậu tại các vị trí mà mụn nước đã bị vỡ (Ảnh: Internet)
4. Bôi xanh methylen chữa thủy đậu gây tác dụng phụ như thế nào?
Rất nhiều bệnh nhân và người nhà khi thấy việc sử dụng xanh methylen bôi lên rất nhiều vị trí trên da để chữa thủy đậu thường lo lắng về các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây nên.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không phải là vấn đề đáng lo ngại khi mà xanh methylen chữa bệnh thủy đậu chỉ được dùng ở đường dùng bôi ngoài da. Không giống với các đường dùng toàn thuốc toàn thân như đường uống,… với con đường sử dụng thuốc bôi ngoài da này thì xanh methylen hầu như không gây nên tác dụng phụ gì cho người sử dụng. Nên bệnh nhân và người nhà hoàn toàn có thể yên tâm khi bôi xanh methylen chữa bệnh thủy đậu cho bệnh nhân.
Khó chịu được ghi nhận nhiều nhất khi bệnh nhân bôi xanh methylen chữa bệnh thủy đậu là cảm giác khó chịu do da bị bám màu xanh của thuốc gây mất thẩm mỹ cho người bệnh và trông khá nhem nhuốc.
4. Cách sử dụng xanh methylen cho bệnh nhân thủy đậu và cách làm sạch xanh methylen trên da
Như đã nói, sử dụng xanh methylen chữa bệnh thủy đậu cho bệnh nhân là rất an toàn, tuy nhiên chỉ có sử dụng xanh methylen đúng cách mới có thể phát huy được hiệu quả điều trị.
Trước khi bôi thuốc, bệnh nhân cần xác định vị trí bôi là những mụn nước đã bị vỡ lớp da bảo vệ, rửa sạch vết thương với nước sạch. Sau đó bệnh nhân sử dụng bộ hoặc tăm bông thấm xanh methylen để chấm lên bề mặt vết thương. Mỗi ngày nên tiến hành bôi thuốc từ 2-3 lần để luôn giữ vết thương sạch sẽ nhất, tránh bội nhiễm xảy ra. Cần kiên trì thực hiện hằng ngày cho đến khi các mụn nước khỏi để giúp vết thương lành nhanh hơn, chống bội nhiễm và chống lây nhiễm ra cộng đồng.
Khi sử dụng thuốc, nếu thuốc có bị dính sang vị trí xung quanh hoặc các vị trí da lành gây nhem nhuốc thì người bệnh cũng không nên dùng xà phòng, dung dịch tẩy rửa, hoặc chà xát mạnh,… để cố gắng làm mất màu thuốc vì dễ gây nên tổn thương cho da. Thay vào đó chỉ nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau nhẹ nhàng vị trí bị dính thuốc làm thuốc phai màu dần.
Bôi xanh methylen đúng cách làm gia tăng hiệu quả của thuốc (Ảnh: Interenet)
Có thể thấy rằng, sử dụng xanh methylen chữa bệnh thủy đậu là phương pháp rất an toàn. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng xanh methylen đúng cách để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả điều trị.