Chủ đề “cháy nổ” luôn là sự ám ảnh của loài người. Tuy ngày nay đã có các biện pháp phòng chống cháy, nhưng nhiều sự cố vẫn xảy ra gây những thiệt hại đáng tiếc do sự lơ là, thiếu trách nhiệm của một bộ phận người hoặc những trường hợp bất khả kháng.
Vì vậy, mỗi người nên trang bị kiến thức cơ bản và cần thiết để xử lý khi có sự cố bất ngờ.
Khi xảy ra đám cháy bạn nên làm gì?
Báo cháy Chungmei Đài Loan hân hạnh đồng hành cùng sự nghiệp phòng chống cháy nổ.
Baochaychungmei.com trích tư vấn phản ứng khi có cháy từ trả lời trực tuyến của Bộ Công An đến với quý bạn đọc, mong rằng những thông tin này sẽ bổ ích, giúp đỡ được khi có tình huống bất ngờ – dù những tình huống này chẳng ai mong nó sẽ xảy ra.
Nội dung sẽ xoáy quanh các chủ đề sau:
Khi cháy nhà nên làm gì – khi xảy ra đám cháy bạn nên, cần phải làm gì?
Khi gặp sự cố cháy thì chúng ta phải xử lý theo các bước nào?
Khi phát hiện cháy cách thoát nạn như thế nào là đúng?
Khi cháy chung cư nên chạy lên hay xuống, có nên chạy lên sân thượng?
Khi đám cháy được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng quy trình ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ hạn chế tối đa những thiệt hại do chúng gây ra. Ngược lại, nếu phát hiện chậm và xử lý không đúng quy trình thì đám cháy có thể lan rộng, gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, để có thể giảm thiểu những thiệt hại do đám cháy, chúng ta cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy.
Người phát hiện sự cố cháy có thể hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như: kẻng, loa, phát thanh, nhấn nút chuông báo cháy,… nhằm thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết và để cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn khi thấy đám cháy đã phát triển lớn.
Bước 2. Cắt điện khu vực xảy ra cháy.
Cắt điện khu vực xảy ra cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác; đồng thời đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của những người tham gia chữa cháy.
Bước 3. Sử dụng các phương tiện để dập cháy.
- Người phát hiện đám cháy nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn dập cháy…, lấy và thao tác sử dụng để dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy.
- Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.
Bước 4. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.
Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:
- Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng + 114) hoặc bấm trực tiếp 114.
- Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư…) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Khi cháy chung cư nên chạy lên hay xuống, có nên chạy lên sân thượng?
Khi cháy chung cư nên chạy lên hay xuống, có nên chạy lên sân thượng?
Tùy vào tình hình đám cháy, chọn giải pháp thoát hiểm phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng thang máy, phải thoát hiểm bằng lối đi bộ thoát hiểm hoặc sử dụng thang dây thoát hiểm,…
Nếu đám cháy bắt nguồn từ bên trên, hãy cố gắng chạy xuống dưới nhanh nhất có thể. Còn nếu đám cháy bắt nguồn từ bên dưới, hãy chạy lên tầng thượng và tìm cách gọi sự trợ giúp. Tuy nhiên, nếu chung cư hoặc nhà cao tầng của bạn bị khóa cửa tầng thượng, bạn không nên chạy lên vì sẽ bị mắc kẹt.
Cụ thể về thoát hiểm khi có sự cố cháy chung cư, bạn nên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng do ban quản lý chung cư tổ chức hoặc các khóa chuyên nghiệp do các đơn vị chuyên về PCCC tổ chức.