Khiêm tốn là gì?

Từ xưa đến nay, nền giáo dục Việt Nam luôn coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức. Mỗi chúng ta có lẽ đều ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào / Học tập tốt, lao động tốt / Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt / Giữ gìn vệ sinh thật tốt / Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Trong đó, đức tính khiêm tốn được chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng coi trọng và đặt lên hàng đầu.

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu Khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là từ ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống, tuy nhiên để đưa ra định nghĩa khiêm tốn là gì? Nhiều người lại gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động. Con người khiêm tốn là một người biết mình, hiểu người, nhún nhường, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình, không khoe khoang. Bên cạnh đó, họ luôn nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện.

Xuất phát từ những điều đó, khiêm tốn giúp con người sống tích cực, làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm, uy tín và nhận được sự yêu mến từ người khác.

Để hiểu rõ hơn khiêm tốn là gì? dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một số biểu hiện cơ bản của người khiêm tốn.

Biểu hiện của đức tính khiêm tốn

Người khiêm tốn thường có các biểu hiện sau:

– Có lòng biết ơn. Đây là biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn. Biết ơn tức là ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.

– Luôn có tinh thần học hỏi, rèn luyện, trau dồi và nâng cao kiến thức.

– Không ngủ quên chiến thắng hoặc khoe khoang, coi thành công của mình là điều bình thường.

– Không tự mãn gì về những gì mình có, mình biết, tôn trọng đối phương khi giao tiếp;

– Biết tiếp thu ý kiến để hoàn thiện bản thân;

– Không đề cao mình và hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn;

– Thể hiện khả năng tự chủ cao.

Tại sao cần rèn luyện đức tính khiêm tốn?

Đức tính khiêm tốn là một đức tính quan trọng của mỗi người, được nhiều nhà triết học, nhà văn khẳng định.

Lep Tolstoy nhận định “Người ta như một phân số, mà tử số là giá trị thật của người ta, còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng tượng là mình có. Mẫu số càng to thì phân số càng nhỏ. Khi mẫu số là vô cùng tận thì phân số bằng 0”.

Hay Ăng – ghen cũng khẳng định rõ vai trò của đức tính khiêm tốn như sau: “Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.

Bên cạnh đó, hai quan điểm dưới đây cũng thể hiện rõ các quan điểm tương tự:

– “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa” (Karl Marx)

– Hay “Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu càng ít, cái tôi càng to” (Albert Einstein)

Như vậy, vai trò của việc rèn luyện đức tính khiêm tốn đã được đúc kết qua nhiều thế hệ. Thực tiễn cũng cho thấy rõ ý nghĩa của việc rèn luyện đức tính khiêm tốn, có thể kể ra một số ý nghĩa điển hình sau:

– Đức tính khiêm tốn giúp cho một người nhận được sự thiện cảm từ đối phương, tạo cơ sở phát triển tốt các mối quan hệ xã hội.

– Khiêm tốn góp phần là cầu nối giúp cho một người chinh phục các chân trời kiến thức. Bởi người có đức tình khiêm tốn luôn nỗ lực cố gắng học hỏi không ngừng từ đó ngày càng nâng cao khối lượng kiến thức của mình.

– Người khiêm tốn thường đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Bởi họ nhìn nhận đúng đắn giá trị của bản thân, nhận thức rõ các ưu điểm và nhược điểm của minh. Từ đó, phát huy ưu điểm vốn có và khắc phục những điểm còn hạn chế để ngày càng hoàn thiện về kiến thức và kỹ năng.

– Lối sống nhún nhường, tôn trọng người khác giúp cho họ có thái độ sống tốt và có được sự tín nhiệm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh. Cùng sự tín nhiệm, thái độ khiêm tốn giúp cho họ  có được nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển.

Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?

Qua định nghĩa khiêm tốn là gì? ý nghĩa của đức tính khiêm tốn ta nhận thức rõ vai trò của việc rèn luyện đức tính khiêm tốn của bản thân. Để rèn luyện đức tính này, mỗi người luôn cần rèn luyện các thái độ sống sau:

– Cần phải có thái độ bao dung, tức là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động.

– Cần có lòng biết ơn, tức là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

– Cần có thái độ lắng nghe, thấu hiểu và thành kính đối với người khác.

 – Ngoài ra cần nhận ra, tiếp thu ý kiến người khác để hoàn thiện bản thân, không ngừng tìm kiếm học hỏi và giúp đỡ người khác.

Qua bài viết khiêm tốn là gì? chúng ta thấy được khiêm tốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần có của mỗi người. Từ đó, luôn nhắc nhở bản thân luôn có thái độ sống tốt, yêu thương con người và không ngừng trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Đó sẽ là những nền tảng cơ bản để tiếp bước chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ và tạo nên sự nhân văn để cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn.

Rate this post

Viết một bình luận