Khô môi nứt nẻ là bị gì? 7 cách trị khô môi hiệu quả tại nhà
Khô môi nứt nẻ không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mà còn ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như thời tiết, thiếu hụt vitamin hoặc các bệnh lý như dị ứng, chàm khô ở môi… Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cần có cách xử lý phù hợp để khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.
Nguyên nhân gây khô môi nứt nẻ
Theo các chuyên gia, khô môi nứt nẻ có thể gây ra bởi yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt cá nhân. Triệu chứng này xảy ra có thể là do thời tiết thay đổi đột ngột (trời lạnh, gió nhiều hoặc khô ráo), thường xuyên liêm môi hoặc do dùng kem đánh răng không phù hợp.
Ngoài ra, khô và nứt nẻ ở môi cũng có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Do dị ứng hóa chất: Một số thành phần hóa chất có trong sản phẩm chăm sóc môi hoặc miệng như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc son môi có thể kích ứng làm tăng nguy cơ khô môi ở những người có cơ địa nhạy cảm.
- Do cơ thể mất nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố, giúp giữ ẩm cho da, môi và tóc. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến hiện tượng da và môi khô, bong tróc hoặc thường xuyên nứt nẻ.
- Do thiếu hụt vitamin: Theo các chuyên gia cho biết, cơ thể thiếu hụt vitamin thường gây nên một vài vấn đề về da và tóc. Trong đó, thiếu vitamin C và B2 chính là nguyên nhân gây gây chảy máu chân răng, khô và nứt nẻ ở môi.
- Do yếu tố bệnh lý: Khô, nứt và bong tróc ở môi có thể là dấu hiện nhận biết của bệnh chàm môi, chốc lở, nhiễm nấm men, nhiễm vi rút herpes, bệnh kawasaki hoặc rối loạn tuyến giáp. Khi gặp biểu hiện khô môi kèm theo một vài triệu chứng bất thường như bong tróc da, đỏ hoặc sưng ở mắt, bàn chân,… bạn nên đến ngay bệnh viện thăm khám để được chữa trị kịp thời. Tránh trường hợp tự ý chăm sóc tại nhà khiến bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bên cạnh các nguyên nhân này, khô môi có thể là do thói quen uống rượu và hút thuốc. Thêm vào đó, lạm dụng thuốc tây, đặc biệt là thuốc retinoids và thuốc hóa trị trong thời gian dài cũng có thể là yếu tố kích hoạt làm tăng nguy cơ bị khô, nứt nẻ và bong tróc ở da ở môi.
Cách trị khô môi hiệu quả tại nhà
Khô môi nứt nẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cần có cách điều trị hoặc xử lý phù hợp.
Trị khô môi nứt nẻ do thời tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu nước
1. Dầu dừa
Cách thực hiện đơn giản:
- Cách 1: Thoa trực tiếp dầu dừa lên môi và massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Thực hiện mỗi ngày giúp giảm thâm và khô nẻ ở môi, đồng thời giúp môi mềm mại và căng mịn hơn.
- Cách 2: Sử dụng 1 – 2 giọt tinh dầu neem trộn đều với 1 muỗng dầu dừa, thoa đều lên môi trước khi đi ngủ. Mỗi ngày thoa 2 – 3 lần để nhận được kết quả cải thiện hiệu quả.
2. Mật ong
Cách sử dụng đơn giản sau đây:
- Cách 1: Dùng mật ong thoa đều lên môi và massage nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Kiên trì áp dụng đều đặn để có được đôi môi tươi tắn.
- Cách 2: Thoa một lớp mật ong lên môi. Tiếp đó thoa một lớp vaseline lên trên. Sử dụng khăn giấy ẩm lau lại môi sau 15 phút thoa. Mỗi ngày áp dụng 1 lần. Thực hiện liên tục trong 1 tuần để đạt được kết quả tốt.
3. Dưa chuột
Cách thực hiện như sau:
- Dưa chuột đem rửa sạch và thái lát
- Dùng miếng dưa xoa nhẹ nhàng lên môi từ 1 – 2 phút
- Chờ 15 phút và rửa lại môi bằng nước ấm
Ngoài cách làm này, các bạn cũng có thể ép lấy nước dưa chuột và thoa lên môi. Mỗi ngày nên áp dụng 2 lần giúp giảm khô và thâm ở môi.
4. Baking soda và đường
Cách làm đơn giản như:
- Chuẩn bị: 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê baking soda, 2 muỗng dầu ô liu
- Tất cả các nguyên liệu đem trộn đều thành hỗn hợp sền sệt, cho vào hộp kín bảo quản ngăn mát tủ lạnh để dành dùng cho lần sau
- Dùng ngón tay lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên môi và massage nhẹ nhàng vài phút hoặc lâu hơn rồi rửa sạch lại bằng nước ấm
- Cách 3 – 4 ngày áp dụng 1 lần
5. Túi trà xanh
Cách sử dụng như sau:
- Sử dụng 1 túi trà xanh đặt trong cốc nước ấm 5 phút
- Sau đó dùng túi trà này đặt lên môi
- Để yên túi trà trên môi vài phút
Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp giảm khô và nứt nẻ ở môi, đồng thời giúp giảm cảm giác nóng rát, khó chịu do khô môi gây nên.
6. Nha đam
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Dùng 1 nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ và rửa sạch
- Sau đó xay nhuyễn và cho vào hũ thủy tinh có nắp, bảo quản trong tủ lạnh
- Trước khi đi ngủ, dùng gel nha đam thoa đều lên môi
- Massage nhẹ nhàng vài phút và để yên trong vòng 15 phút rồi rửa lại
Với cách giảm khô môi này, bạn nên áp dụng thường xuyên cho đến khi hiện tượng khô và bong tróc trên môi thuyên giảm. Nha đam có thể gây phản ứng dị ứng ở những cơ địa nhạy cảm. Do đó, trước khi sử dụng, các bạn nên kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng hay không. Cách kiểm tra đơn giản, bạn lấy một ít gel nha đam lên vùng da ở cổ tay. Sau 24 giờ nêu vùng da tại cổ tay không có bất kỳ triệu chứng nào, các bạn có thể dùng bình thường.
7. Hoa hồng và sữa chua
Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng 5 – 6 cánh hoa hồng đem rửa sạch và ngâm trong 2 muỗng sữa chua khoảng 2 – 3 giờ
- Sau đó nghiền nát cánh hoa hồng trong sữa chua, tạo thành hỗn hợp sền sệt
- Thoa đều hỗn hợp này lên môi và giữ yên trong 20 phút
- Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch
- Thực hiện 1 lần/ 1 tuần hoặc có thể lâu hơn
Trị khô môi do các bệnh lý về da
Khô môi nứt nẻ kéo dài gây đau rát, khó chịu có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý như chàm khô ở môi, dị ứng, nhiễm nấm… Với những trường hợp này, bệnh nhân cần được điều trị để khắc phục triệu chứng khô môi.
Hiện nay phương pháp điều trị khô môi do các bệnh lý về da bằng Đông y là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Bởi phương pháp này sử dụng bài thuốc từ thảo dược nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây các tác dụng phụ nguy hiểm và rất phù hợp cho làn da nhạy cảm như vùng môi.
Một trong những bài thuốc Đông y đang được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để khắc phục tình trạng khô môi bệnh lý là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã từng được Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là giải pháp duy nhất kết hợp cả 3 chế phẩm bôi ngâm rửa.
>> Xem chi tiết: Phần đưa tin về Thanh bì dưỡng can thang trên chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2
Thanh bì Dưỡng can thang được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu, chắt lọc và kế thừa những tinh hoa Y học cổ truyền, kết hợp với tiến bộ y học hiện đại để lần đầu tiên tạo ra 3 dạng bào chế trong 1 bài thuốc.
- Thuốc ngâm rửa:
Gồm các thành phần có tính sát khuẩn cao như Ô liên rô, Trầu không, Mò trắng, Khổ sâm, Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Ích nhĩ tử… giúp làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ các tế bào chết và vảy da bong tróc ở môi.
- Thuốc bôi:
Chứa nhiều thảo dược có tính sát khuẩn, chống viêm và dưỡng da hiệu quả như Mật ong, Bí đao, Hồng hoa, Kim ngân hoa, Đương quy… giúp cấp ẩm, làm mềm vùng da môi. Đồng thời chữa lành các tổn thương, tái tạo và phục hồi da môi, trả lại làn môi mềm mại, hồng hào.
- Thuốc uống:
Được bào chế từ 30 loại thảo dược quý như Bạch linh, Thổ phục linh, Sa sâm, Đan sâm, Tang bạch bì, Bồ công anh, Phòng phong, Kim ngân hoa… Bài thuốc uống giúp điều trị từ bên trong cơ thể, tăng cường giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, ổn định cơ địa, khắc phục hiệu quả các căn bệnh chàm khô, dị ứng, nấm da từ tận căn nguyên. Đồng thời tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Với công thức thành phần được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã chứng minh được những ưu điểm nổi bật so với nhiều phương pháp khác.
-
Cơ chế tác động kép, điều trị từ trong ra ngoài, đánh bật tận gốc căn nguyên gây bệnh, cho hiệu quả lâu dài.
-
Vừa điều trị, vừa phục hồi, đồng thời điều dưỡng cơ thể, nâng cao thể trạng và sức đề kháng giúp phòng ngừa tái phát bệnh.
-
Thành phần 100% thảo dược sạch đạt chuẩn GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.
-
Bài thuốc bốc thang linh hoạt, phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh riêng của từng người.
-
Dạng bào chế tiện dụng, không cần đun sắc, tiết kiệm thời gian và công sức cho bệnh nhân.
Trải qua nhiều năm đưa vào ứng dụng thực tế, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho thấy hiệu quả điều trị tuyệt vời. Số liệu thống kê tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, tính tới tháng 10/2019 đã có tới 3597 bệnh nhân được điều trị thành công nhờ vào bài thuốc này, chiếm tỉ lệ lên tới 95%.
Xem thêm: Thanh bì dưỡng can thang giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Lời khuyên giúp phòng ngừa khô môi
Để đôi môi luôn trong trạng thái căng mịn và mềm mại, các bạn nên tuân thủ theo các biện pháp phòng ngừa khô môi, nứt nẻ dưới đây.
- Uống nhiều nước: Một trong những thủ phạm dẫn đến tình trạng khô ở môi là do cơ thể mất nước. Vì vậy, để kiểm soát vấn đề khô, nứt hoặc bong tróc ở môi, các bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh việc tiêu thụ nước lọc, bạn cũng có thể dùng nước ép trái cây thay thế mỗi ngày.
- Thường xuyên tẩy tế bào môi: Cách làm này giúp loại bỏ tế bào da cũ, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới, giúp trẻ hóa đôi môi. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm tấy tế bào, các bạn nên chọn sản phẩm có tính chất tẩy nhẹ và có đặc tính giữ ẩm. Không nên dùng các loại tẩy tế bào môi có chứa chất bảo quản, chất tạo màu hoặc hương liệu
- Dùng kem hoặc son dưỡng môi: Nên lựa chọn các loại son dưỡng môi có chứa thành phần dưỡng ẩm như mật ong, dầu dừa hoặc các thảo dược tự nhiên. Bởi chúng có nguồn gốc thiên nhiên không gây kích ứng và khá an toàn đối với người dùng. Tránh sử dụng các loại son dưỡng có chứa thành phần độc hại và làm khô như bạc hà hoặc long não.
- Không nên dùng tay chạm vào môi: Theo các chuyên gia, dùng tay chạm vào môi thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở môi như chàm môi,… dẫn đến khô môi. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng khô và nứt ở môi, các bạn nên tránh chạm vào môi.
- Tránh tiếp xúc với tác nhân gây khô môi: Để hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây khô và nứt nẻ ở môi, các bạn nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đặc biệt là trong thời tiết hanh lạnh của mùa đông. Bên cạnh đó, nên bôi kem chống nắng SPF cho môi vào mùa hè để tránh tác hại của tia UV, ngăn ngừa kích ứng gây khô môi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Trong thời tiết khô lạnh, các bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để làm ẩm không khí trong phòng làm việc, phòng ngủ, ngăn ngừa tình trạng khô và nứt môi
- Không liếm môi: Một trong những cách giảm tình trạng bong tróc, khô ở môi nhanh chóng và được nhiều người thực hiện đó là liếm môi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách làm này thường khiến môi khô và dễ bong tróc hơn. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng nứt nẻ và khô môi, chị em nên từ bỏ thói quen liếm môi.
- Tránh hút thuốc: Các hoạt chất chứa trong thuốc lá có tác dụng gây kích ứng và làm khô da quanh môi. Do đó, bạn nên tránh hoặc giảm tần suất hút thuốc mỗi ngày để ngăn ngừa khô môi.
Với các mẹo và biện pháp chăm sóc khô môi nêu trên, các bạn có thể áp dụng để kiểm soát triệu chứng khô và bong tróc ở môi. Tuy nhiên, để chữa lành đôi môi nứt nẻ bằng các liệu pháp tự nhiên cần mất khoảng 2 – 3 tuần hoặc có thể lâu hơn. Vì vậy, để giúp đôi môi trở nên căng mọng và tươi xinh hơn, các bạn cần kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày.