Khoa Quản Trị Kinh Doanh

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG QUÁT

  1. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG QUÁT:

Hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển cần phải có sự tiên phong của những nhà quản trị giàu kiến thức và đủ bản lĩnh. Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh rộng mở hơn bao giờ hết. Quản trị Kinh doanh vẫn đang là ngành thu hút và nỗi trội so với các nganh học Kinh tế hiện nay, với cơ hội nghề nghiệp và địa vị xã hội cao. Người học chuyên ngành này sẽ có nhiều cơ hội được làm việc như là

o   Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán

o   – Làm việc và thăng tiến nghề nghiệp trong các doanh nghiệp và các tổ chức ở các cấp quản trị.

o   – Năng lực khởi nghiệp và thành đạt trong kinh doanh.

Khoảng 4 năm học tập và rèn luyện ở một môi trường năng động mang tên DBA, nếu nỗ lực rèn luyện không ngừng, sinh viên sẽ tích lũy cho mình vốn kiến thức chuyên môn vững, kỹ năng ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo kèm thêm bề dày kinh nghiệm thực tế ở kì thực tập cuối cùng cùng với các hoạt động kinh doanh xuyên suốt thời gian học, chắc chắn các cử nhân ngành Quản trị kinh doanh Tổng quát sẽ được các doanh nghiệp trải thảm đỏ chiêu mộ, chào đón để đứng trong hàng ngũ của mình.

Cơ hội nghề nghiệp không hề thiên vị cho bất cứ ai, thành công hay thất bại đều do chính sự lựa chọn, sự phấn đấu, nỗ lực của bạn. Đáp án của câu hỏi tưởng chừng như hóc búa: “ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?” do chính bạn nắm giữ, môi trường đào tạo chỉ là bước đệm, cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để bắt đầu bước vào hành trình đầy thách thức trong tương lai. Hãy là một trong những cử nhân Quản trị Kinh doanh tổng quát để tự viết nên câu trả lời hay nhất cho chính mình

 

  1. Kiến thức và kĩ năng Sinh viên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG QUÁT có khi tốt nghiệp:

            Cũng như hầu hết các chuyên ngành thuộc Khoa Quản trị kinh doanh, sinh viên chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG QUÁT, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cũng như việc vận dụng bài học vào thực tiễn kinh tế, đây cũng chính là hành trang đi cùng những nhà Quản trị tài ba trong tương lai:

*      Kiến thức:

  • Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên nắm vững các kiến thức sau :
  • Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế như: kinh tế chính trị, kinh tế học, luật kinh tế…
  • Kiến thức về Ngành và lĩnh vực kinh doanh.
  • Kiến thức liên quan đến khả năng thực thi 4 chức năng của quản trị : hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trong mọi lĩnh vực: sản xuất, tài chính, marketing, nguồn nhân lực… tại mọi vị trí, cấp bậc quản trị, từ quản trị viên cho đến nhà quản trị cấp cao.
  • Hệ thống kiến thức toàn diện liên quan đến chiến lược của một tổ chức, lãnh đạo, điều hành một doanh nghiệp, kiến thức liên quan tới việc phối hợp một cách có hệ thống toàn bộ các hoạt động chức năng của tổ chức.
  • Kiến thức liên quan đến việc nhận diện những cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khởi nghiệp thành công một tổ chức kinh doanh.

*       Kỹ năng:

  • Kỹ năng phân tích, thông hiểu toàn bộ các vấn đề của môi trường kinh doanh mà tổ chức đang hoạt động.
  • Kỹ năng ra quyết định, bao gồm tất cả các quyết định thuộc mọi cấp, từ cấp tác nghiệp cho đến cấp chiến lược; thuộc mọi chức năng, sản xuất, tài chính, marketing, nhân sự…, đặc biệt là kỹ năng ra quyết định trong một môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
  • Kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm. Sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh được rèn luyện và phát triển các kĩ năng liên quan đến việc thấu hiểu con người, kĩ năng truyền thông, tương tác với người khác, kĩ năng lãnh đạo để đạt được các mục tiêu mà tổ chức mong muốn.
  • Kỹ năng giao tiếp, truyền thông, hợp tác… liên quan đến việc duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng kinh doanh hay các bên hữu quan.
  • Kỹ năng tìm kiếm và nhận thức cơ hội kinh doanh, kĩ năng sáng tạo để hình thành các cơ hội kinh doanh mới, kĩ năng tìm kiếm, liên kết các nguồn lực của bản thân để khởi nghiệp…
  • Các kỹ năng liên quan tới việc gia tăng hiệu quả làm việc của bản thân như kĩ năng tư duy, làm việc độc lập, sáng tạo, kĩ năng sống và làm việc trong điều kiện môi trường căng thẳng, khắc nghiệt…
  • Kỹ năng liên quan tới việc truyền thông, giao tiếp bằng ngoại ngữ với trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 500 hoặc tiếng Pháp DELF A2 hoặc có chứng chỉ các ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 – Khung chung châu Âu (Common European Framework – CEF).
  • Những kỹ năng cơ bản về tin học và khả năng ứng dụng các phần mềm vào quản lý doanh nghiệp.

*       Thái độ và hành vi

– Thể hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội

– Có đạo đức nghề nghiệp, không kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng không tốt tới người tiêu dùng, môi trường và xã hội.

– Quan tâm đến sự phát triển của nhân viên, nguồn lực quan trọng của tổ chức; sự phát triển của các đối tác, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, cộng đồng kinh doanh…, coi đó là nền tảng, là điều kiện để tố chức phát triển bền vững trong dài hạn.

– Tôn thờ các giá trị của một doanh nhân chân chính như: giá trị của việc làm giàu một cách chân chính; doanh nhân chân chính là người tìm kiếm lợi nhuận, sự thịnh vượng trên cơ sở đem lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng; coi việc làm giàu chân chính là mục tiêu, là niềm mơ ước của cuộc đời.

– Thông hiểu giá trị to lớn nhất mà một nhà quản trị hay một doanh nhân đem lại cho cộng đồng đó chính là những hàng hóa, dịch vụ có ích cho người tiêu dùng và cộng đồng; đó là việc làm, là lợi ích mà người lao động của tổ chức có được; đó là việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí các nguồn lực đầu vào; đó là việc nộp thuế một cách đầy đủ và chính xác…

Rate this post

Viết một bình luận