Khoa công nghệ thông tin – Học viện Kỹ thuật quân sự

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Áp dụng từ khóa 14, niên khóa 2015-2020)

Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin (CNTT) được xây dựng trên cơ sở khung chương trình đào tạo CNTT bậc đại học của tổ chức ACM/và IEEE Computer Society (Mỹ). Khung chương trình này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước như Mỹ, Canada, Australia và Nhật Bản.

Mục tiêu là đào tạo ra các chuyên viên CNTT với trình độ đại học, có khả năng triển khai, tích hợp và quản trị các công nghệ tính toán cho các cơ quan, tổ chức. Cụ thể sinh viên sẽ có:

– Khả năng áp dụng kiến thức về toán học cũng như tính toán trong công việc, trong đó trọng tâm là việc phân tích bài toán, và vạch ra các yêu cầu về tính toán cho các giải pháp CNTT.

– Khả năng thiết kế, thực hiện, và đánh giá các hệ thống tính toán và máy tính nhằm thỏa mãn các yêu cầu đề ra.

– Khả năng làm việc nhóm hiệu quả.

– Hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp, luật pháp, và trách nhiệm cá nhân.

– Khả năng giao tiếp hiệu quả với các đối tượng khác nhau.

– Khả năng phân tích các tác động của công nghệ tính toán lên cá nhân, tổ chức và xã hội.

– Khả năng tích hợp hiệu quả các giải pháp CNTT trong môi trường người sử dụng.

– Hiểu biết về phương pháp làm việc, các tiêu chuẩn và ứng dụng.

– Khả năng hỗ trợ việc lập các dự án CNTT một cách hiệu quả.

– Ý thức phát triển trình độ chuyên môn.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin gồm 3 chuyên ngành

a.Công nghệ dữ liệu (Data Technology) [File]

Đào tạo cử nhân, kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Công nghệ dữ liệu, có khả năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nhằm trích xuất tri thức từ các nguồn thông tin khác nhau; có khả năng nắm bắt, triển khai, phát triển các công cụ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp và tổ chức; có kiến thức nền tảng vững chắc về quy trình nghiệp vụ và quy trình xử lý dữ liệu trong các cơ quan tổ chức, có năng lực ứng dụng thành quả mới nhất của công nghệ thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu vào công việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức.

Sinh viên tốt nghiệp đảm nhiệm được chức trách, nhiệm vụ ban đầu là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, chuyên viên phân tích dữ liệu, quản trị giải pháp dữ liệu, phân tích hệ thống thông tin, phân tích và thăm dò thị trường, quản trị viên hệ thống dữ liệu của các công ty, tổ chức; giảng dạy các nội dung liên quan đến Công nghệ dữ liệu và Công nghệ thông tin; có đủ điều kiện để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng ở các bậc học cao hơn cao hơn; nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về khoa học và công nghệ dữ liệu ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của nhà nước và doanh nghiệp.

b. Phát triển ứng dụng đa phương tiện (Multimedia Application Development) [File]

Đào tạo cử nhân, kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện có khả năng khả năng khảo sát, phân tích, thiết kế, xây dựng, quản trị các ứng dụng đa phương tiện cho doanh nghiệp và tổ chức; có kiến thức nền tảng vững chắc về quy trình phát triển ứng dụng đa phương tiện, các công cụ và công nghệ cần thiết để phát triển ứng dụng; có khả năng triển khai, phát triển các công cụ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng ứng dụng đa phương tiện; có năng lực ứng dụng thành tựu mới nhất của Công nghệ thông tin vào công việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp đảm nhiệm được chức trách, nhiệm vụ ban đầu là chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế, xây dựng, triển khai, tích hợp và quản trị các ứng dụng đa phương tiện; lập trình viên ứng dụng đa phương tiện; có đủ điều kiện để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng ở các bậc học cao hơn; nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Công nghệ thông tin nói chung và  phát triển ứng dụng đa phương tiện nói riêng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của nhà nước và doanh nghiệp.

c. An toàn thông tin (Information Security) [File]

Đào tạo ra các cử nhân, kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành An toàn thông tin có khả năng nắm bắt, triển khai, phát triển các công cụ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp và tổ chức; có năng lực ứng dụng thành quả mới nhất của lĩnh vực vào bảo đảm an toàn thông tin nhằm nâng cao tính an toàn, bảo mật của thông tin bên trong doanh nghiệp và tổ chức.

Sinh viên tốt nghiệp đảm nhiệm được chức trách, nhiệm vụ ban đầu là chuyên viên an toàn thông tin, có nhiệm vụ phân tích, tư vấn, thiết kế, triển khai các giải pháp, công nghệ, công cụ bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp và tổ chức; làm việc ở các bộ phận điều hành, duy trì hệ thống thông tin và bảo đảm an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức; tham gia giảng dạy các học phần liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; có khả năng tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để phát triển cao hơn, nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về an toàn thông tin, và an ninh mạng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của nhà nước và doanh nghiệp.

Sinh viên lựa chọn chuyên ngành và đăng ký học theo 2 hình thức (áp dụng vào 2 năm cuối cùng của chương trình): Cử nhân đại học (CN) và Kỹ sư (KS) tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng của sinh viên. Việc đăng ký được thực hiện vào cuối học kỳ 6. Sinh viên hệ Cử nhân đại học sẽ kết thúc ở Kỳ 8 với Khóa luận TN. Sinh viên hệ Kỹ sư học thêm 3 học phần chuyên ngành ở Kỳ 9, làm Đồ án TN và kết thúc ở Kỳ 10.

Rate this post

Viết một bình luận