Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã có những thay đổi tích cực trên nhiều mặt. Trong đó phải kể đến các hoạt động kinh tế về đầu tư, xây dựng và khai thác khoáng sản.
Vậy khoáng sản là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động khai thác khoáng sản ra sao? Thủ tục cấp giấy phép trong hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
Khoáng sản là gì?
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất được tích tụ ở thể rắn, lỏng, khí trong lòng đất, trên mặt đất bao gồm cả khoáng vật và khoáng chất ở bãi thải của mỏ theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010.
Về mặt khoa học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp kháng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do quá trình địa chất mà con người có thể lấy kim loại, các hợp chất hay khoáng vật để phục vụ hoạt động kinh tế.
Như vậy, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, lỏng, khí. Khoáng sản hầu hết không tái tạo được, vì vậy chúng có giá trị to lớn về mặt kinh tế.
Có mấy loại khoảng sản?
– Dựa vào công dụng, khoáng sản được chia ra làm 3 loại:
+ Khoáng sản năng lượng:
Khoảng sản năng lượng bao gồm than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt ->phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.
+ Khoáng sản phi kim:
Khoáng sản phi kim gồm muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi.. ->phát triển công nghiệp luyện kim.
+ Khoáng sản kim loại:
Khoảng sản kim loạn gồm sắt, mangan, titan, crôm, đồng, chì, kẽm… ->sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ.
Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
– Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
– Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
Quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản như thế nào?
Ngoài việc giải đáp Khoáng sản là gì? Chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm các quy định pháp luật về khoáng sản để Quý độc giả tham khảo.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 thì hoạt động khoáng sản bao gồm: Khảo sát khoáng sản, thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản.
Pháp luật về khoáng sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Luật Khoáng sản năm 2010 quy định cụ thể về các hoạt động: điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản, quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản.
Như vậy pháp luật về khoáng sản điều chỉnh các hoạt động khoáng sản từ điều tra cơ bản, thăm dò khoáng sản đến việc khai thác khoáng sản, bảo vệ khoáng sản khi chưa khai thác và quản lý tất cả khoảng sản của nước ta.
Quy định của pháp luật về khoáng sản rất cụ thể vì khoáng sản của nước ta rất phong phú và đa dạng, phân bố ở nhiều nơi trên đất nước và nhiều chủ thể, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động khoáng sản.
Đồng thời hoạt động khai thác khoáng sản cũng có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như: Ô nhiễm môi trường, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, tác động đến quỹ đất sản xuất, nguồn nước nên pháp luật về khoảng sản có những quy định rất chặt chẽ về hoạt động này.
Thủ tục cấp phép trong hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phù hợp với quy hoạch, quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 10 Luật Khoáng sản 2010 sẽ được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, đối với khoáng sản độc hại phải đáp ứng các điều kiện sau:Được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;đảm bảo quy định của pháp luật về môi trường; vốn chủ sở hữu chiếm ít nhất 30% tổng số vốn đầu tư của dự án.
Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản chủ yếu qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò cùng như ở khu vực chưa thăm dò. Việc cấp phép không thông qua đấu giá phải được cấp có thẩm quyền cho phép, phải xác định rõ khu vực khoáng sản.
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép;
+ Sơ đồ khu vực thực hiện dự án khai thác khoáng sản;
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
+ Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
+ Giấy tờ xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
+ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan nhà nước;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu.
Hồ sơ trên gửi Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam giải quyết và trả kết quả trong 90 ngày làm việc.
Trên đây là nội dung bài viết Khoáng sản là gì? Luật Hoàng Phi gửi tới Quý độc giả, trường hợp còn những thắc mắc có liên quan chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay Luật Hoàng Phi theo số 1900 6557 để được hỗ trợ.