Khối A Gồm Những Ngành Nào? Các Môn Và Trường Đại Học Khối A Hiện Nay

Tác giả

Cô Hiền Trần

1,858

Thời gian của các bạn 2k4 đang rút ngắn dần, hẳn các bạn cũng đang rất hoang mang chưa biết nhiều thông tin về ngành và khối mình định chọn đúng không. Đừng lo, ở bài này VUIHOC sẽ cùng các bạn giải đáp câu hỏi “Học khối A gồm những ngành nào?”, hãy theo dõi chúng mình nhé!

1. Khối A gồm những môn nào?

Theo quy định trước, khối A truyền thống bao gồm 3 môn Toán – Lý – Hoá. Nhưng sau này, nhằm tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký xét tuyển, Bộ GD&ĐT của nước ta đã cho phép các trường đại học mở rộng hơn với tổ hợp môn mới ở các khối.

Đặc điểm chung của các tổ hợp môn mới của khối A là môn Toán là môn bắt buộc. Với từng ngành khác nhau mà các môn Hoá – Lý được thay bằng những môn mới như: Anh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, KHTN, KHXH, Văn, Sinh,…

Tính cho đến nay tổ hợp môn mới khối A bao gồm:

 

Khối

Môn thi

A00

Toán, Vật lý, Hóa học

A01

Toán, Vật lý, Tiếng anh

A02

Toán, Vật lý, Sinh học

A03

Toán, Vật lý, Lịch sử

A04

Toán, Vật lý, Địa lý

A05

Toán, Hóa học, Lịch sử

A06

Toán, Hóa học, Địa lý

A07

Toán, Lịch sử, Địa lý

A08

Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân

A09

Toán, Địa lý, Giáo dục công dân

A10

Toán, Vật lý, Giáo dục công dân

A11

Toán, Hóa học, Giáo dục công dân

A12

Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội

A14

Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý

A15

Toán, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân

A16

Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

A17

Toán, Vật lý, Khoa học xã hội

A18

Toán, Hóa học, Khoa học xã hội

 

2. Thi khối A gồm những ngành nghề nào?

Thi khối A gồm những ngành nào

 

 

Đây là một trong những khối ngành thu hút được nhiều sự quan tâm của các thí sinh, đặc biệt là các thí sinh nam. Khối A có tỷ lệ đăng ký thi rất lớn do những ngành “hot” thường tuyển sinh số lượng lớn sinh viên bằng khối này. Vậy khối A gồm những ngành nào? Cùng VUIHOC điểm tên những ngành nghề thuộc khối A nhé!

2.1. Khối ngành Quân đội, Công an

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Quân đội, Công an

– Hậu cần quân sự.

– Kỹ thuật hàng không, chỉ huy tham mưu phòng không.

– Kỹ thuật quân sự.

– Ngành Biên phòng.

– Ngành Chỉ huy kỹ thuật Công binh.

– Ngành Chỉ huy kỹ thuật Hóa học.

– Ngành Chỉ huy tham mưu Đặc công.

– Ngành Chỉ huy tham mưu lục quân.

– Ngành Chỉ huy tham mưu pháo binh.

– Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng thiết giáp.

– Ngành Chỉ huy tham mưu thông tin.

– Ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước

– Nhóm ngành Kỹ thuật CAND.

– Công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử – viễn thông.

– Nhóm ngành nghiệp vụ An ninh: Trinh sát an ninh, điều tra hình sự.

– Nhóm ngành nghiệp vụ cảnh sát: Trinh sát cảnh sát, điều tra hình sự, kỹ thuật hình sự.

– Nhóm ngành xây dựng lực lượng CAND.

– Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

– Quản lý hành chính nhà nước về ANTT.

– Quản lý Nhà nước về ANTT.

– Tham mưu, chỉ huy CAND.

– Trinh sát kỹ thuật.

 

2.2. Khối ngành Sư phạm

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Sư phạm

– Giáo dục chính trị.

– Giáo dục Tiểu học.

– Sư phạm Địa lý.

– Sư phạm Hóa học.

– Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp.

– Sư phạm Kinh tế gia đình.

– Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.

– Sư phạm Toán học.

– Sư phạm Vật lý.

– Quản lý giáo dục.

 

2.3. Khối ngành Kỹ thuật

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Kỹ thuật

– Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật điện tử – viễn thông.
– Công nghệ thông tin; Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Kỹ thuật dữ liệu; Công nghệ Robot và trí tuệ nhân tạo.
–  Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật Y sinh; Công nghệ chế tạo máy.
– Công nghệ, kỹ thuật cơ –điện tử; Công nghệ cơ khí.
– Kỹ thuật công nghiệp.
– Kỹ thuật gỗ và nội thất.
– Kỹ thuật xây dựng: Kỹ thuật công trình xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
– Công nghệ Ô tô.
– Công nghệ nhiệt lạnh.
– Công nghệ may.
– Kỹ thuật Dệt.
– Công nghệ thực phẩm.
– Công nghệ sinh học.
– Công nghệ kỹ thuật in.

 

2.4. Khối ngành Khoa học cơ bản

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Khoa học cơ bản

– Sinh học.
– Vật lý học.
– Hóa học.
– Khoa học vật liệu.
– Địa chất học.
– Hải dương học.
– Khoa học môi trường.
– Toán học.

 

2.5. Khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp

– Công nghệ chế biến thuỷ sản.
– Công nghệ chế biến lâm sản.
– Chăn nuôi.
– Nông học.
– Bảo vệ thực vật.
– Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan.
– Kinh doanh nông nghiệp.
– Phát triển nông thôn.
– Lâm học.
– Quản lý tài nguyên rừng.
– Nuôi trồng thuỷ sản.
– Thú y.

 

2.6. Khối ngành Y tế sức khỏe

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Y tế sức khỏe

Dược học.

 

2.7. Khối ngành Kinh tế

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Kinh tế

– Thống kê kinh tế.

– Toán ứng dụng trong kinh tế.

– Kinh tế tài nguyên.

– Quản trị kinh doanh.

– Kinh tế.

– Kinh tế quốc tế.

– Quản trị khách sạn.

– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

– Marketing.

– Kinh doanh quốc tế.

– Kinh doanh thương mại.

– Tài chính ngân hàng.

– Kế toán.

– Quản trị nhân lực.

 

2.8. Khối ngành Luật

 

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Luật

– Luật hình sự.

– Luật dân sự.

– Luật thương mại.

– Luật quốc tế.

– Luật hành chính.

 

2.9. Khối ngành Sản xuất chế biến

Khối ngành

Tên ngành

Khối ngành Sản xuất chế biến

– Công nghệ thực phẩm.

– Công nghệ chế biến thủy sản.

– Công nghệ chế biến lâm sản.

– Công nghệ sinh học.

– Công nghệ may.

– Công nghệ chế tạo máy Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

– Công nghệ da giày.

– Công nghệ vật liệu.

– Thiết kế công nghiệp.

– Khai thác vận tải.

 

3. Top 5 ngành khối A lương cao, dễ xin việc nhất hiện nay và có xu hướng hot trong tương lai

Những năm gần đây xu hướng ngành nghề biến động theo hướng hiện đại, tiệm cận thời đại 4.0 cần với sự năng động của người làm việc nên các ngành nghề của khối A cũng đang phát triển. Dưới đây là một số ngành khối A sẽ có xu hướng “hot” và phát triển bùng nổ trong vài năm tới.

3.1. Ngành thương mại điện tử

Hiện nay, thị trường Thương mại điện tử tại nước ta đang phát triển mạnh mẽ và được nhận định rằng sẽ tăng tốc trong những năm tới. Đây là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước có những chiến lược đầu tư kinh doanh và khởi nghiệp vào loại hình mới và có nhiều cơ hội “hái ra tiền” này.

Vì thế, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử người học có thể chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc luôn mới mẻ với các vị trí:

– Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing;

– Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;

– Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;

– Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;

– Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

3.2. Ngành Marketing

Marketing là tiếp thị – Một hình thức phổ biến để giúp kết nối với khách hàng. Marketing bao gồm tất cả những việc cần làm với mục đích thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Trên thực tế, marketing là ngành đào tạo phổ biến và đang phát triển trong các trường đại học/ cao đẳng nhằm cung cấp kiến thức về nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng; lên những chiến lược nhằm tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng, …

Hiện nay tại Việt Nam, tìm hiểu về marketing được xem là một trong các đề tài hot được nhiều người quan tâm và phát triển mạnh. Bởi làm marketing là một ngành khá thú vị, thử thách và cơ hội việc làm với ngành marketing khá lớn.

Khi học marketing, người học sẽ nắm được các cách thức sau:

– Nghiên cứu thị trường

– Phân khúc thị trường

– Định vị thương hiệu

– Phân tích độ cạnh tranh

– Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi

– Hoạch định ngân sách marketing

– Đo lường hiệu quả chiến dịch
3.3. Ngành Công nghệ thông tin

Nhiều năm nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo các trường Đại học khác có đào tạo ngành học này. Được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số ngày nay.

Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

Sau khi được đào tạo khối kiến thức cơ sở, các sinh viên sẽ được chọn một trong những hướng sau:

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích định lượng doanh nghiệp.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp.

– Ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào tài nguyên, môi trường và địa lý

Trong đó có 2 hướng đào tạo chủ lực là ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp. Đây là hai lĩnh vực được chú trọng trong việc phát triển xã hội hiện nay.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:

– Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám. . .). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ.

– Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp. Các đơn vị: Ngân hàng, Bưu điện, Siêu thị . . .

– Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định. Các đơn vị: tập đoàn kinh doanh, sản xuất lớn như Samsung, CoopMart, Thế giới di động . . .

– Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web. Các đơn vị chuyên phát triển phần mềm: Microsoft, Google, các công ty phần mềm khác.

3.4. Ngành Logistic

Logistics là dịch vụ cung cấp – vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc chính của các công ty Logistics là: lên kế hoạch chi tiết, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa,  thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đưa ra.

Logistics có thể chia thành 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Các hoạt động khác nhau cụ thể như: 

– Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa. 

– Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc container… 

– Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. 

– Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống. 

– Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho… 

– Các dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ… 

3.5. Ngành Kế toán, kiểm toán

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân… Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Kế toán được chia thành hai loại:
– Kế toán công
– Kế toán doanh nghiệp

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá những bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi bên kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán được chia thành ba loại:
– Kiểm toán Nhà nước
– Kiểm toán độc lập
– Kiểm toán nội bộ
Cơ hội làm việc của ngành này:

  • Giám đốc tài chính

  • Chuyên viên phân tích tài chính

  • Chuyên viên kế toán

  • Kiểm toán nhà nước

 

4. Tổng hợp các trường đại học khối A hiện nay

 

Khu vực

Tên trường

Miền Bắc

– Học viện kỹ thuật quân sự.

– Trường sĩ quan Lục quân 1 (ĐH Trần Quốc Tuấn).

– Học viện Khoa học Quân sự.

– Học viện Hậu cần.

– Trường Sĩ Quan Pháo Binh.

– Trường Sĩ Quan Phòng Hóa.

– Học viện Kỹ Thuật Mật Mã.

– Học viện Phòng Không – Không quân.

– Học viện An ninh Nhân dân.

– Học viện Cảnh sát Nhân dân.

– Đại học Phòng cháy chữa cháy.

– Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

– Đại học Lâm nghiệp.

– Đại học Giao thông vận tải.

– Đại học Kinh tế Quốc dân.

– Đại học Công nghiệp Hà Nội.

– Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

– Đại Học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội

– Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

– Viện Đại Học Mở Hà Nội.

– Đại học Bách khoa Hà Nội.

– Đại học Xây dựng.

– Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

– Đại học Điện lực.

– Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.

– Học viện Quản lý Giáo dục.

– Đại học Nội vụ Hà Nội.

– Đại học FPT.

– Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
– Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội.

– Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội.

– Học viện Phụ nữ Việt Nam.

– Đại học Thương Mại.

– Học viện Ngân hàng.
– Đại học Công đoàn.

– Đại học Thủy lợi.

– Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội.
– Học viện Chính sách và Phát triển.

– Học viện Tài chính.

– Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội.

– Học viện Ngoại giao.

– Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

– Đại học Công nghiệp Việt Hung.

– Đại học Kiểm sát Hà Nội.

– Đại học Kiến trúc Hà Nội.

– Đại học Luật Hà Nội.

– Đại học Ngoại thương.

– Đại học Sư phạm Hà Nội.

– Đại học Thủ đô Hà Nội.
– Đại học Đông Đô.

– Đại học Phương Đông.

– Đại học Thăng Long.

– Đại học  Đại Nam.

– Đại học Hòa Bình.

– Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

– Đại học Nguyễn Trãi.

– Đại học Thành Đô.

– Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị.

– Trường Đại Học Chu Văn An

– Đại Học CNTT Và Truyền Thông – ĐH Thái Nguyên

– Đại Học Công Nghệ Đông Á

– Trường Đại Học Công Nghiệp Quảng Ninh

– Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì

– Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng

– Trường Đại Học Hạ Long

– Trường Đại Học Hoa Lư

– Trường Đại Học Hùng Vương 

– Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.

– Đại Học Việt Bắc

– Khoa Quốc Tế Đại Học Thái Nguyên

Miền Trung

– Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

– Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng

– Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân

– Trường Đại học Công nghiệp Vinh

– Trường Đại học Đà Lạt

– Trường Đại học Dân lập Duy Tân

– Trường Đại học Dân lập Phú Xuân

– Trường Đại học Đông Á

– Trường Đại học Hà Tĩnh

– Trường Đại học Khánh Hòa

– Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế

– Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

– Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng

– Trường Đại học Kinh tế – ĐH Huế

– Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

– Trường Trường Đại học Luật – ĐH Huế 

– Trường Đại học Nha Trang

– Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Huế

– Trường Đại học Vinh

– Khoa Du lịch – ĐH Huế

– Trường Phân hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị

– Trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

– Trường Đại học Tây Nguyên

Miền Nam

– Đại học Bách Khoa TP. HCM.

– Đại học Công nghệ Sài Gòn.

– Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM.

– Đại học Công nghệ TP. HCM.

– Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

– Đại học Công nghiệp TP.HCM.

– Đại Học Gia Định.

– Đại học Giao thông vận tải TP.HCM.

– Đại học Hoa Sen.

– Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM.

– Đại học Kiến trúc TP.HCM.

– Đại học Kinh tế – Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM.

– Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

– Đại học Kinh tế TP.HCM.

– Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM.

– Đại học Luật TP.HCM.

– Đại học Mở TP.HCM.

– Đại học Mỹ thuật TP.HCM.

– Đại học Ngân hàng TP.HCM.

– Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam

– Đại học Nguyễn Tất Thành.

– Đại học Nông Lâm TP. HCM.

– Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP. HCM.

– Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

– Đại học Sài Gòn.

– Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

– Đại học Sư phạm TP.HCM.

– Đại học Tài chính – Marketing.

– Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM.

– Đại học Tôn Đức Thắng.

– Đại học Quốc tế Sài Gòn.

– Đại học Văn Hiến.

– Đại học Văn Lang.

– ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM.

– Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM.

– Học viện Hàng không Việt Nam.

– Khoa Y – ĐH Quốc gia TP. HCM.

– Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng

– Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

– Trường Đại Học Bạc Liêu

– Trường Đại học Bình Dương

– Trường Đại học Cần Thơ

– Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

– Trường Đại học Công nghệ Miền Đông

– Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

– Trường Đại học Dân lập Cửu Long

– Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

– Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

– Trường Đại học Thủ Dầu Một

– Trường Đại học Tây Đô

– Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

– Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ

– Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2

– Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

– Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

 

5. Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề học khối A 

Khối A là khối thi có rất nhiều lựa chọn cho các thí sinh, tuy nhiên vì số lượng ngành học rất rộng lại là một vấn đề khiến cho thí sinh cảm thấy khó khăn trong việc chọn chuyên ngành. Việc chọn chuyên ngành và tham gia các kỳ thi khối A dựa trên nhiều mặt như: năng lực học tập, tính cách và sở thích cá nhân. Đây là những gì sinh viên cần để tự nghiên cứu, tự phân tích và đưa ra quyết định. Thí sinh cần đọc thêm thông tin ở những trang mạng uy tín, tham khảo thêm với gia đình, anh chị đi trước, thầy cô để có thêm những thông tin cần thiết trong quá trình lựa chọn và ôn thi.

Trau dồi kinh nghiệm tư vấn tuyển dụng và chọn nghề: Thí sinh cần cập nhật thêm thông tin về các ngành nghề “hot” trong những năm gần đây, từ đó có thể lựa chọn ra ngành học phù hợp với khả năng của mình. Biết được xu hướng ngành nghề, thí sinh sẽ biết cách đặt nguyện vọng hợp lý, giảm khả năng trượt hết toàn bộ nguyện vọng.

Thí sinh có thể tham khảo mức lương của một số ngành nghề khối A rất “hot” được cung cấp dưới đây: 

 

Ngành nghề

Mức lương

Công nghệ thông tin

– Lập trình viên phần mềm (5 – 40 triệu/tháng).
– Nhân viên thiết kế lập trình game (5 – 30 triệu/tháng).
– Chuyên viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm (7 – 23 triệu/tháng).
– Chuyên viên quản trị mạng (7 – 20 triệu/tháng).
– Kỹ thuật viên phần cứng (5 – 20 triệu/tháng).
– Kỹ thuật viên máy tính (5 – 20 triệu/tháng).
– Chuyên viên quản lý dữ liệu (9 – 33 triệu/tháng).

Thương mại điện tử

– Nhân viên kinh doanh online (5 – 20 triệu/tháng).
– Chuyên viên quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử (7 – 20 triệu/tháng).
– Nhân viên tư vấn dịch vụ bán hàng trực tuyến (5 – 20 triệu/tháng).

Luật kinh tế

– Chuyên viên tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp (13 – 15 triệu/tháng).
– Chuyên viên tư vấn pháp lý cho cơ quan nhà nước (8 – 24 triệu/tháng).
– Chuyên viên dịch vụ pháp lý của luật sư (10 – 15 triệu/tháng).

Quan hệ công chúng 

– Chuyên viên Marketing (5 – 15 triệu/tháng).
– Chuyên viên truyền thông (7 – 10 triệu/tháng).
– Phóng viên (10 – 25 triệu/tháng).
– Biên tập viên (7 – 25 triệu/tháng).
– MC (5 – 25 triệu/tháng).
– Nhân viên tổ chức sự kiện (3 – 10 triệu/tháng).

Digital Marketing

– Nhân viên SEO (5 – 30 triệu/tháng).
– Chuyên viên Google/Facebook Ads (7 – 15 triệu/tháng).
– Nhân viên Content Marketing (5 – 15 triệu/tháng).
– Chuyên viên Graphic Designer (10 – 30 triệu/tháng).
– Web Developer (5 – 40 triệu/tháng).
– Account Manager (8 – 23 triệu/tháng).

 

Mức lương của các ngành nghề khối A 

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích trả lời cho câu hỏi khối a gồm những ngành nào, hỗ trợ cho Học Sinh Lớp 12 trong chặng đường sắp tới. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để xem thêm các bài giảng hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để nhận thêm nhiều thông tin tư vấn tuyển sinh và chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhé!

Rate this post

Viết một bình luận