Khối C luôn là tổ hợp môn được nhiều bạn trẻ theo học. Nhưng có nhiều bạn vẫn còn đang mơ hồ về khối này, mọi người vẫn thắc mắc khối C gồm những ngành nào?, khối C làm những nghề nào?, khối C có dễ kiếm việc không? Bài viết sau đây sẽ trả lời giúp bạn những câu hỏi đó.
1. Ngành thuộc top đầu trong khối C
1.1. Báo chí – Truyền thông
Đây được xem là ngành được học và làm việc trên nền tảng kiến thức rộng lớn và vững chắc và đa dạng lĩnh vực như văn hóa – xã hội, rèn luyện khả năng giao tiếp, khả năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng viết lách. Ngành báo chí – truyền thông.
Bên cạnh đó, với ngành này bạn cũng có thể vừa học vừa làm một cách dễ dàng. Chỉ cần học qua những môn cơ bản của ngành báo chí – truyền thông, bạn đã có thể làm một số công việc như viết báo, viết content, cộng tác viên cho các tờ báo, tạp chí.
1.2. Sư phạm
Sư phạm là ngành được nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn cho mình, đặc biệt là các bạn nữ. Bên trong ngành sư phạm có rất nhiều chuyên ngành nhỏ cho bạn lựa chọn như sư phạm Sử, sư phạm Văn, Sư phạm Địa,.. cùng với các cấp bậc như sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học,…
Ngành này phù hợp với những ai yêu thích đứng trên bục giảng, muốn được truyền kiến thức, kinh nghiệm cho mọi người. Tuy nhiên thì trong thức tế hiện nay, ngành sư phạm đang rơi vào tình trạng thừa nhân lực, đó chính sách cắt giảm nhân lực tại các trường , điển hình các trường THPT. Vậy nên, đối với những bạn yêu thích ngành sư phạm thì nên cân nhắc kỹ trước khi chọn trường.
1.3. Công nghệ thông tin
Với sự phát triển như vũ bão của internet hiện nay thì đủ cho ta thấy ngành công nghệ thông tin có tiềm năng như thế nào. Vậy nên, ngành công nghệ thông tin đã được xếp vào những ngành HOT hiện nay.
Trước đây, muốn học công nghệ thông tin thí sinh phải theo học khối A, bởi ngành này chỉ xét tổ hợp khối A và khối D. Nhưng mới đây (2018), trong đợt tuyển sinh tới đây, một số trường đại học sẽ xét tổ hợp thêm khối C (văn – sử – địa) đối với ngành này. Trong đó có một số trường như Đại học Công nghệ Đồng Nai, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Nam Cần Thơ,…
1.4. Quản lý nhà nước
Nếu bạn yêu thích khối C, bạn đang có nhu cầu chọn ngành trong khối C, bạn có thể chọn ngành quản lý nhà nước.
Với ngành này, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức về hành chính, kiểm sát, luật,…
Sau khi học xong ngành này, ngoài học được nhiều kiến thức chuyên ngành, bạn còn được rèn luyện về kỹ năng cần thiết để sau khi tốt nghiệp, bạn có đủ hành trang cho công việc của mình với môi trường công việc.
1.5. Luật
Theo như tình hình hiện nay thì ngành luật đang có nhu cầu được tuyển dụng khá cao, đặc biệt là những bạn có nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt. Những trường hợp này chắc chắn sau khi tốt nghiệp sẽ được các công ty chào đón.
Là một sinh viên tốt nghiệp ngành luật bạn có thể xin vào các cơ quan pháp luật nhà nước như cơ quan tư vấn luật, tòa án, thẩm định hoặc làm trong các doanh nghiệp tư nhân, hoặc có thể mở văn phòng tư vấn luật pháp.
Để có thể làm tốt công việc này, ngoài nắm chắc về kiến thức về luật, người làm trong lĩnh vực này còn phải am hiểu về tâm lý con người, xã hội. Bạn nên rèn luyện sự tư duy, nhạy bén và có khả năng đàm phán, thuyết phục người khác.
2. Khối C gồm những môn nào?
Như mọi năm trước thì khối C là tổ hợp của những môn Địa lý, Văn, Lịch sử. Thế nhưng với năm nay, khối C không còn dựa trên tổ hợp cố định mà đã sự thay đổi ở một số trường Đại học, Cao đẳng. Sau đây là những tổ hợp khối C đã được thay đổi bao gồm:
-
C00 bao gồm văn, lịch sử, địa lý
-
C01 bao gồm văn, toán, vật lý
-
C02 bao gồm văn, toán, hóa
-
C03 bao gồm văn, toán, sử
-
C04 bao gồm văn, toán, địa lý
-
C05 bao gồm văn, địa lý, hóa
-
C06 bao gồm văn, lý, sinh
-
C07 bao gồm văn, lý, lịch sử
-
C08 bao gồm văn, hóa, sinh
-
C09 bao gồm văn, lý, địa
-
C10 bao gồm văn, hóa, sử
-
C11 bao gồm văn, hóa, địa
-
C12 bao gồm văn, sinh, sử
-
C13 bao gồm văn, sinh, địa
3. Danh sách các ngành khối C
Có rất nhiều ngành được đào tạo từ khối, tuy nhiên sau đây là một số ngành điển hình như:
– Tâm lý học
– Báo chí – truyền thông
– Xã hội học
– Triết học
– Chính trị học
– Công tác xã hội
– Văn học
– Việt Nam học
– Ngôn ngữ học
– Thông tin học
– Lưu trữ học
– Văn hóa – Du lịch
các ngành trong khối c
4. Vậy sau khi học xong khối C bạn nên làm nghề gì?
4.1. Nghề sư phạm
Nghề sư phạm là công việc của một thầy, cô luôn có cử chỉ, lời nói mẫu mực, khuôn phép, luôn là tấm gương để học trò noi theo. Làm trong môi trường sư phạm đồng nghĩa với việc bạn là người truyền kiến thức, kỹ năng, bằng cả tấm lòng cho các bạn học sinh. Nhằm tạo ra những nhân lực tài năng cho đất nước, gián tiếp góp phần đất nước phát triển.
Kỹ năng đối với một người làm sư phạm
Mỗi ngành nghề, mỗi một viec lam sẽ yêu cầu ở người làm những kỹ năng riêng, đối với người làm sư phạm cũng vậy. Với ngành này, bạn cần có những kỹ năng và phẩm chất sau:
– Kỹ năng truyền đạt kiến thức, thông điệp của mình muốn gửi gắm đến học sinh để tất cả học sinh của bạn có thể hiểu rõ nội dung bạn muốn truyền đạt
– Có đức tính kiên trì, nhẫn nại: khi làm trong nghề này bạn sẽ phải gặp nhiều trường hợp khiến bạn muốn bỏ cuộc như gặp phải những e có tiến độ tiếp thu bài, bạn cần có sự nhẫn nãy để có thể hướng dẫn, dạy dỗ e học sinh đó một cách tường tâm, chậm rãi.
– Là người có tình yêu thương với học sinh của mình
Bạn không thể gắn bó với học trò của mình, bạn không thể gần gũi với các học trò của mình nếu như bạn không có tình yêu thương với các em. Chỉ cần có tình yêu thương, công việc của bạn đã thành công 80% rồi đó.
– Có tình thần học hỏi và rèn luyện bản thân
Là một người thầy, là một người cô, bên cạnh phải truyền cho học trò của mình những kiến thức trong sách vở, bạn cũng cần biết đến các kiến thức trong cuộc sống, xã hội để khi bổ sung sự hiểu biết cho các em. Hay đôi bạn còn là người các em tâm sư, xin lời khuyên từ những điều trong cuộc sống hàng ngày.
Không những vậy, bạn còn là hình mẫu để các em noi theo, từng lời nói, cử chỉ của bạn đều là những điều các em cho là chuẩn mực.
Vậy nên, ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên môn, bạn cần phải học hỏi những kiến thức mới và rèn luyện bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Tạo ra một người nhà giáo mẫu mực để các em noi theo.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, bạn có thể làm ở những vị trí nào?
– Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học
Đối với việc làm giáo viên mầm non và tiểu học thì ngoài việc phải giảng dạy, giáo viên còn phải trông nom và chăm sóc các em. Bởi đối tượng giảng dạy của một giáo viên mầm non còn khá là nhỏ.
Là một giáo viên mầm non, bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với các em nhỏ, đôi khi có những em rất khó bảo, có thể sẽ khiến bạn cáu giận thế nên để có thể làm được công việc này ngoài nghiệp vụ sư phạm ra, giáo viên tại đây phải có tình yêu thích trẻ con, sự chăm chỉ và biết kiềm chế bản thân.
– Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông
Giáo viên trung học phổ thông là người đã có sẵn chuyên môn theo từng môn như văn, lịch sử, địa lý. Là một giáo viên trung học bạn có nhiệm vụ giúp các em học chuyên sâu vào từng môn. Môn học bạn đảm nhận giảng dạy sẽ phải được truyền đạt cho các em học sinh nắm chắc kiến thức của môn đó.
– Giáo viên đại học, cao đẳng cơ sở, trung học phổ thông
Dựa trên chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn mà giảng viên sẽ được đảm nhận ở vị trí môn nào, khoa nào trong giảng đường đại học. Nhiệm vụ chính của một giảng viên đại học đại học đó chính là hướng dẫn và truyền đạt cho sinh viên của mình kiến thức chuyên sâu về môn chuyên ngành mà mình đảm nhận. Ngoài ra, giảng viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn sinh viên trong việc viết tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu khoa học.
Làm trong môi trường đại học, cao đẳng, bạn cũng lưu ý trong việc bồi bổ kiến thức, rèn luyện bản thân, thường xuyên tham gia các hội nghị chuyên ngành, hội thảo,…
Xem thêm: Tải mẫu CV tiếng Anh mới nhất được thiết kế chuyên nghiệp, sáng tạo giúp bạn gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng trên timviec365 hoàn toàn miễn phí.
4.2. Nhà báo
Cuộc sống càng nhộn nhịp, càng phát triển thì nghề nhà báo càng được chú trọng.
Nhà báo là người khảo sát, phân tích, kiểm tra độ xác thực của thông tin, sau đó sẽ cung cấp những thông tin đảm bảo tính đúng cho mọi người thông qua báo, truyền hình, ứng dụng mạng.
Những vị trí bạn có thể làm với nghề nhà báo
– Phóng viên
– Phóng viên thường trú
– Phóng viên điện ảnh
– Phóng viên ảnh
– Biên tập viên
– Thư ký tòa soạn
– Tổng biên tập
Vậy để trở thành một nhà báo, bạn cần có những tố chất gì?
Nghề nhà báo được đánh giá là một ngành được đánh giá có triển vọng trong tương lai, chính vì vậy cũng có rất nhiều người có ý định theo ngành này, nhưng để có thể làm được công việc này, bạn cần có một số tố chất sau:
– Trung thực, năng động
Là một nhà báo, bạn là người giữ vai trò mang thông tin đến với người ùng, những thông tin này đương nhiên phải đúng sự thật.Nếu bạn là người không trung thực, đưa ra những thông tin không chính xác thì chắc chắn bạn không thể đứng vững được trong ngành này.
Nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này, thì trước hết bạn phải có cho mình một đức tính trung thực .
– Chịu áp lực cao
Nếu bạn đang chuẩn bị bén duyên với công việc này thì bạn phải chuẩn tâm lý mình sẽ chịu được áp lực trong công việc. Bạn phải sống hết mình cho công việc, bất chấp mọi thời tiết, đường xa,… dành nhiều thông thời gian cho công việc. Bạn cần đảm bảo và chịu trách nhiệm với công việc, với thông tin của mình viết ra. Không những vậy, nhà báo còn phải chuẩn bị với áp lực từ dư luận, từ cấp trên và sự cạnh tranh từ các công ty , tòa soạn khác.
– Có niềm đam mê viết lách
Bạn là một nhà báo thì chắc chắn bạn phải là người có đam mê viết lách, bởi công việc của bạn gắn liền với viết lách. Sau khi có được thông tin phục vụ cho bài viết của bạn, bạn sẽ phải tiến hành công đoạn viết bài, nội dung của bài viết phải chính xác, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Để làm được điều đó, ngoài có chuyên môn ra bạn cần phải có đam mềm viết lách.
– Phẩm chất chính trị vững vàng, trong sáng
Người nhà báo luôn phải có trong mình tư tưởng trong sáng, có cái nhìn khách quan về mọi việc dễ nhận định và đưa ra thông tin một cách chính xác.
Những nơi có nhu cầu tuyển dụng nhà báo
– Làm việc ở các Tòa soạn, đài phát thanh và đài truyền hình
– Làm việc trong các cơ quan nhà nước
Việc làm nhà báo
4.3. Luật sư
Luật sư là người nhà nước cho phép cho quyền và nghĩa vụ sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Công việc của nguwoif luật sư thường gắn liền với các lĩnh vực như nghiên cứu, thu thập, phấn tích các vấn đề dựa trên thông tin đã biết và các bằng chứng có liên quan; tư vấn và sọan thảo các bản hợp đồng; tư vấn trong mua bán; thực hiện nhiệm vụ tranh tụng, bào chữa cho thân chủ trước pháp luật.
Các công việc của luật sư
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực làm việc mà mỗi luật sư sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói tới một số công việc cơ bản của luật sư :
– Đại diện cho các văn phòng pháp luật, tư vấn cho các khách hàng về các quyền lợi cá nhân.
– Nghiên cứu, phân tích cách cư xử, các vấn đề, từ đó tư vấn cho khách hàng những thông tin cần cần thiết, các cách giải quyết vấn đề khách gặp phải.
– Làm sáng tỏ sự thật, giúp các cá nhân và các doanh nghiệp điều chỉnh, làm đúng với pháp luật.
– Sử dụng lời nói để thuyết phục khách hàng những điều có lợi cho họ.
Việc làm Luật sư
5. Các trường đại học thi tuyển khối c nổi tiếng cả nước
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Đại học Kiếm Sát Hà Nội
Đại Học Luật Hà Nội
Học viện Tòa án
Trường Sĩ Quan Chính Trị – Đại Học Chính Trị
Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Đại Học Nội Vụ
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Đại Học Văn Hóa – Nghệ Thuật Quân Đội
Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Đại Học Hồng Đức
Mong rằng qua bài viết trên đây có thể giúp được mọi người, đặc biệt là các em đang chuẩn bị trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới nắm rõ được thông tin khối C làm nghề gì và chuyên ngành mình học để có sự lựa chọn trường đúng đắn, phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục