Khởi Ngữ Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết, Tác Dụng Của Khởi Ngữ.

Advertisement

Trong ngữ pháp tiếng Việt có rất nhiều thành phần tham gia vào câu, đoạn văn hay văn bản. Mỗi thành phần đều có chức năng và cách sử dụng riêng, một trong số đó là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì? Nó có ý nghĩa gì trong câu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là thành phần trong cấu trúc câu thuộc thành phần phụ có ý nghĩa và tác dụng là giúp khởi ý, nêu vấn đề khởi nguồn cho một câu, cho một nội dung câu sắp được nói đến.

Trước bộ phận khởi ngữ, có thể thêm các quan hệ từ như từ như về, đối với. Sau bộ phận này có thể thêm trợ từ thì, là…

Ví dụ: Đối với tôi, chăm học là chìa khóa của mọi sự thành công trong tương lai.

⇒ Cụm từ “ đối với tôi” là phần khởi ngữ trong câu.

Xem thêm >>> Cách liên kết đoạn văn trong văn bản

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ hay còn được gọi là đề ngữ, vì vậy trong nhiều bài thi, đề thi có nhắc đến thì các bạn cần lưu ý nha.

  • Vị trí: Đứng trước chủ ngữ hoặc đứng đầu câu.
  • Nó thường kết hợp với các quan hệ từ như còn, đối, với, và…

  • Nó có thể đứng tách biệt hoặc gắn bó trực tiếp với thành phần trong câu. Khi khởi ngữ có quan hệ với câu, nó có thể lặp lại y nguyên hoặc một từ khác thay thế.

  • Khi yêu cầu chuyển câu có khởi ngữ thì: 

  • Trước khởi ngữ có các quan hệ từ như về, đối, với, còn…

  • Trước cụm chủ vị ta có thể thêm từ “ thì” hoặc phải thêm dấu phẩy và đưa bổ ngữ làm khởi ngữ.

Ví dụ: Tôi đã đọc quyển sách này. 

Ta chuyển về dạng câu có chứa khởi ngữ là: 

⇒ Về quyển sách này, tôi đã đọc nó rồi.

⇒ Hoặc “Quyển sách này thì tôi đã đọc rồi”.

Tác dụng của khởi ngữ

Những câu có chứa thành phần khởi ngữ đều có một ý nghĩa đặc biệt, ẩn chứa dụng ý của người nói, người viết. Tác dụng của khởi ngữ trong câu có thể kể đến là:

  • Khởi ngữ giúp làm nổi bật được nội dung chính trong câu, giúp người nghe, người đọc tập trung vào nội dung chính trong câu.
  • Khởi ngữ nêu bật được chủ đề của sự vật, sự việc chuẩn bị được nhắc tới, là một cách hay để mở đầu một câu chuyện, giúp tạo sự thu hút với người nghe.

Ví dụ: Về chuyện Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cái kết rất có hậu.

Về việc buổi thuyết trình sắp tới, các em có thể liên hệ với giáo viên để trao đổi những vấn đề còn chưa rõ

Mỗi thành phần câu và cách sắp xếp câu trong tiếng Việt đều có ý nghĩa riêng của nó, bởi vậy cần lưu ý đến những cách sắp xếp này sao cho câu tiếng Việt vừa trôi chảy, vừa có sự liên kết chặt chẽ và thể hiện được đúng những gì người nói, người viết muốn truyền đạt.

Lưu ý cần biết khi sử dụng khởi ngữ 

* Khởi ngữ có thể có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó trong phần câu còn lại, nhưng cũng có thể có quan hệ gián tiếp với nội dung của phần câu còn lại.

Ví dụ về quan hệ trực tiếp: Nghèo, tôi cũng nghèo lắm rồi.

⇒ Lặp y nguyên ở phần câu còn lại.

Quyển sách này, tôi đã đọc nó rồi.

⇒ Lặp lại bằng một từ thay thế khác là từ .

Ví dụ về quan hệ gián tiếp: 

Làm khí tượng, ở được trên cao thế mới là lý tưởng chế.

* Phải biết cách phân biệt giữa khởi ngữ và chủ ngữ trong câu.

Ví dụ: Ta xét 2 câu sau:

  • Ban nhạc này đánh đàn rất hay ( Từ ban nhạc này là chủ ngữ trong câu).
  • Ban nhạc này, đánh đàn rất hay ( Từ ban nhạc này là khởi ngữ trong câu).

Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 câu trên là dấu chấm phẩy, vì vậy các bạn nên chú ý phân tích và xác định đúng đâu là chủ ngữ, đâu là khởi ngữ trong câu.

Các dạng bài tập liên quan đến khởi ngữ.

Dạng 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:

1. Về trí thông minh thì nó là nhất.

2. Đối với những người ở quanh ta, nếu không có tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa…

3. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì đó là sung sướng.

4. Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.

5. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy ai đó đang bóp nghẹt tim mình.

6. Còn mắt tôi thì các anh chiến sĩ bảo” Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

7. Trang phục không có quy định pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo đó là quan hệ xã hội. Đi đám cưới thì không mặc lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem tay chân lắm bùn. Đi đám tang không nên mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oanh oanh.

Những từ được in đậm là thành phần khởi ngữ trong câu.

Dạng 2: Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ.

* Cách viết câu có thành phần khởi ngữ: 

– Đối với A thì B: Ta có thể hiểu là với đối tượng A thì cần viết đối tượng B tương ứng.

Ví dụ: Đối với mình thì tất cả các giáo viên đều phải kính trọng.

– Còn A thì A hoặc còn A, A

Ví dụ: Còn Nam thì Nam không quan tâm đến việc chơi game.

– Về A: Là từ “về” thường đứng đầu câu.

Ví dụ 1: Nó chơi đàn rất điêu luyện.

Ta có thể viết lại như sau:

⇒ Về Chơi đàn, nó rất điêu luyện.

Ví dụ 2: Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc của tôi, tôi ăn cơm gạo tôi.

⇒ Còn tôi, tôi sẽ ở nhà, làm việc và ăn cơm.

Ví dụ 3: Tôi học rồi nhưng tôi chưa làm được.

Học thì em học rồi nhưng làm thì em chưa làm được.

Dạng 3: Xác định và nêu tác dụng của khởi ngữ

Ví dụ 1: Ông cứ đứng vờ xem tranh ảnh chời người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. 

Khởi ngữ trong câu trên là “điều này” nó có nghĩa nhấn mạnh và gây chú ý cho người đọc điều mà tác giả muốn nói đến.

Ví dụ 2: Tôi đi đến đâu thì người ta đều thương. Còn nó, nó đi đến đâu thì người ta đều ghét tuy không ai nói ra.

Khởi ngữ là “ Còn nó”, có tác dụng duy trì chủ đề và liên kết phát triển chủ đề của đoạn văn.

Với những chia sẻ phía trên đây, Thư viện khoa học hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về khởi ngữ, cùng một số ví dụ chúng tôi đưa ra để bạn biết cách phân biệt giữa khởi ngữ và các thành phần khác trong câu. Chúc các bạn học tốt.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận