Khối S thi môn gì? Khối S gồm những ngành nào?

Khối S là một trong những khối thi năng khiếu, dành cho những thí sinh đam mê về lĩnh vực điện ảnh, mong muốn trở thành diễn viên, đạo diễn trong tương lai.

Khối S gồm những môn nào?

Theo quy chế tuyển sinh ĐH – CĐ của Bộ GD&ĐT thì khối S được chia thành hai khối nên môn thi cũng khác nhau. Cụ thể hai tổ hợp môn thuộc khối S như sau:

  • Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)

  • Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)

Đây là khối thi đại học dành cho những thí sinh có năng khiếu về lĩnh vực điện ảnh có nguyện vọng trở thành đạo diễn, quay phim, diễn viên,… Do đó, ở khối S ngoài yêu cầu về năng khiếu, ngoại hình thì chiều cao cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Những điều kiện cụ thể để thi tuyển vào ngành sân khấu điện ảnh nói chung như sau:

  • Đối với những thí sinh thi ngành diễn viên chèo, cải lương, múa rối yêu cầu chiều cao từ 1m65 đối với nam và 1m55 đối với nữ, tuổi từ 18 đến 22, thân hình cân đối, không có khuyết tật thể hình và có giọng nói tốt.

  • Đối với thí sinh dự thi các ngành diễn viên Sân khấu điện ảnh, Chèo, Cải Lương cần phải có chiều cao từ 1,65 với nam và 1m55 với nữ, tuổi từ 17-22, dáng người cân đối, không có khuyết tật thể hình, giọng nói tốt, hát tốt, không nói ngọng, lắp. Khi đi thi thí sinh không được mặc áo dài, váy và không được trang điểm.

  • Đối với những thí sinh dự thi các ngành nghệ thuật khối Đạo diễn sân khấu, Điện ảnh,Truyền hình, Nhiếp ảnh khi đăng ký dự thi phải nộp kèm bài viết, kịch bản, truyện ngắn, ảnh chụp… theo yêu cầu riêng của từng ngành. Sau đó gửi về ban thư ký tuyển sinh trong thời hạn nhà trường thu hồ sơ Đăng ký tuyển sinh.

Khoi-s-la-mon-gi

Xem thêm: Khối a3 gồm những ngành gì?

  • Đối với thí sinh dự thi các ngành Quay phim và Nhiếp ảnh thì phải biết sử dụng máy ảnh cơ để thực hiện bài thi.

  • Khi thi bạn cần phải luôn tạo tâm lý tốt cũng như sự tự tin thể hiện bản lĩnh sân khấu để đạt được kết quả cao nhất.

  • Đối với những thí sinh thi khối S thì cần phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Riêng nhóm ngành múa thì thí sinh phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng nghệ thuật múa.

  • Thí sinh phải có đủ sức khoẻ để học tập.

Khối S gồm những ngành nào?

Khối S sẽ có hình thức thi và quy trình dự thi giống như các khối thi phổ thông. Các thí sinh cần phải trải qua vòng loại sơ tuyển thì mới được dự thi vòng chung tuyển. Do đó các bạn cần phải có định hướng rõ ràng để xác định ngành nghề tương lai của bản thân. Theo đó mỗi ngành khối S sẽ có yêu cầu khác nhau:

Các ngành khối S00, S01 bao gồm:

Biên kịch điện ảnh

Biên tập truyền hình

Đạo diễn điện ảnh

Đạo diễn truyền hình

Quay phim điện ảnh

Quay phim truyền hình

Âm thanh Điện ảnh – Truyền hình

Công nghệ dựng phim

Nhiếp ảnh nghệ thuật

Nhiếp ảnh báo chí

Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện

Đạo diễn Âm thanh – Ánh sáng sân khấu

Đạo diễn Sự kiện – Lễ hội

Diễn viên Kịch, Điện ảnh, Truyền hình

Diễn viên Chèo

Diễn viên Cải lương

Diễn viên Rối

Biên đạo múa

Huấn luyện múa

Biên đạo múa đại chúng

Thiết kế mỹ thuật Điện ảnh

Nghệ thuật hóa trang

Danh sách các trường Đại học xét tuyển khối S

Khoi-s-gom-nhung-nganh-nao

Xem thêm: Khối c01

Không giống như những khối ngành khác, khối S thí sinh sẽ có ít sự lựa chọn hơn, nhưng đây đều là các ngôi trường đào tạo nên những nghệ sĩ nổi tiếng. Cụ thể:

  • Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội tại Khu Văn hóa Nghệ thuật;

  • Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Tp. Hồ Chí Minh;

  • Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội);

  • Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Hà Nội).

Chỉ tiêu tuyển sinh vào khối ngành này khá ít, do đó thí sinh cần phải nỗ lực thật nhiều để có thể đạt được điều kiện tham gia theo học khối S tại những ngôi trường đào tạo này.

Hy vọng qua bài viết trên, thí sinh đã trả lời được các câu hỏi khối S thi môn gì, khối S có những ngành nào, trường nào. Chúc các bạn lựa chọn được ngành nghề và trường đào tạo như ý.

Rate this post

Rate this post

Viết một bình luận