Khởi ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Khái niệm khởi ngữ là gì, các tác dụng của khởi ngữ trong câu, đặt câu và viết đoạn văn có thành phần khởi ngữ, gợi ý giải bài tập SGK.

Khởi ngữ là gì là vấn đề sẽ được đề cập đến trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 thuộc chương trình Ngữ văn THCS. Trên thực tế đây là một thành phần trong câu có tác dụng đặc biệt. Để hiểu hơn về khái niệm khởi ngữ, tác dụng của khởi ngữ trong câu, cách thức nhận diện và ví dụ minh họa. Mời các em học sinh theo dõi bài viết dưới đây.

Khởi ngữ là gì?

Theo định nghĩa được nêu ra trong SGK, khởi ngữ là thành phần trong câu dùng để làm rõ nội dung của câu và thường nằm ở vị trí trước chủ ngữ. Khởi ngữ thường đi sau các từ ngữ như về, đối với…

Khởi ngữ là gì

Tác dụng của khởi ngữ

Thành phần khởi ngữ trong câu có những tác dụng như sau:

  • Dùng để nêu chủ đề, làm rõ nội dung vấn đề trong câu
  • Nhấn mạnh vấn đề được nêu ra
  • Khởi ngữ có thể đảm nhiệm chức năng cú pháp trong câu hoặc không
  • Nếu khởi ngữ có vai trò ngữ pháp trong câu thì chủ yếu dùng để nhấn mạnh, còn nếu trong câu khởi ngữ không đảm nhận chức năng cú pháp thì chủ yếu dùng để nêu sự tình của vấn đề.

Cách nhận biết khởi ngữ là gì?

Để nhận biết thành phần khởi ngữ trong câu, học sinh có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:

  • Khởi ngữ thường đứng sau một số quan hệ từ như đối với, về, với…
  • Phía sau khởi ngữ thường kết hợp với trợ từ “thì”

Ví dụ minh họa về khởi ngữ

Đặt câu có thành phần khởi ngữ

– Về những chuyện mà anh đã làm, tôi biết tất cả rồi.

– Cái cặp sách này, tôi đã được tặng từ khi còn học tiểu học.

– Đối với các em học sinh chăm ngoan, vượt khó và có thành tích học tập tốt, nhà trường sẽ tổ chức buổi tuyên dương trao thưởng.

Viết đoạn văn có thành phần khởi ngữ

Tôi thường tự hỏi trong cuộc sống, hạnh phúc là gì? Đối với mọi người, đó là niềm vui khi được thưởng thức một món ăn ngon, được diện một bộ quần áo mới, được nhận những lời khen… Nhưng với tôi, hạnh phúc chỉ là được nhìn thấy nụ cười của mẹ, làm những việc khiến mẹ vui lòng. Mẹ đã vất vả nhiều vì tôi và gia đình. Cả cuộc đời, chưa có lúc nào mẹ được thực sự nghỉ ngơi và sống cho bản thân mình. Vất vả là vậy, nhưng mẹ lại cho rằng đó là hạnh phúc. Niềm hạnh phúc của mẹ chính là được chăm sóc cho cả gia đình.

Gợi ý giải bài tập sách giáo khoa

Bài tập 1

  1. Khởi ngữ trong câu là “điều này”
  2. Khởi ngữ trong câu là “đối với chúng mình”
  3. Khởi ngữ trong câu là “một mình”
  4. Khởi ngữ trong câu là “làm khí tượng” và “đối với cháu”

Bài tập 2

  1. Vị ngữ trong câu là từ “làm bài”
  2. Vị ngữ trong câu là từ “giải” và “hiểu”

Bài tập 3

Làm bài, anh ấy thật cẩn thận.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được

Như vậy có thể thấy, khái niệm khởi ngữ là gì không quá khó hiểu đối với học sinh. Các em nên luyện tập đặt câu, viết văn có thành phần khởi ngữ sao cho thật nhuần nhuyễn để dễ dàng nhận biết thành phần này trong câu.

  • Xem thêm: Văn biểu cảm là gì? Hướng dẫn cách viết văn biểu cảm

Thuật Ngữ –

Rate this post

Viết một bình luận