Khổng Tước Là Con Gì? Bạn Đã Biết Gì Về Loài Chim Phật Mẫu Phi Này?

Khổng tước là một loài chim với nhiều ý nghĩa trong nền văn hóa Á Đông, là biểu tượng cho vẻ đẹp quyền quý và sang trọng.

Nhưng bạn có biết Khổng tước là con gì? Ý nghĩa khổng tước là gì?. Hãy cùng Viễn Chí Bảo tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

Khổng tước là con gì?

Chim Công hay còn được gọi là chim Khổng Tước là tên Hán việt để chỉ một trong các loại chim thuộc họ Trĩ, chi Công được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1766. Khổng tước còn có danh pháp khoa học là Pavo muticus hoặc Afropavo congensis. Khổng tước chính là 1 trong mười loài chim đẹp nhất thế giới.

chim-khong-tuoc-hay-cong-la-ten-han-viet-de-chi-mot-trong-cac-loai-chim-thuoc-jo-tri

Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của Khổng Tước

Nguồn gốc

Chim Khổng tước có nguồn gốc ở vùng Nam Á, nhất là Ấn Độ. Những loài chim công ở châu Âu là do được đưa từ đây.

Trong quá trình lịch sử, buôn bán hay xâm chiếm thuộc địa. Chim công sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc.

Những loài Khổng tước đã từng phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á từ phía đông và đông bắc Ấn Độ, Bắc Myanmar và miền nam Trung Quốc.

Còn mở rộng thông qua Lào, và Thái Lan vào Việt Nam, Campuchia, bán đảo Mã Lai và các đảo Java. Chúng cũng được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinh và thứ cấp

Khổng tước còn sinh sống trong cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng như thường xanh và lá rụng.

Đặc điểm chung của chim Khổng Tước

Khổng tước có đặc điểm chung là xung quanh lớp cổ được xếp thành hình vẩy cá là biểu tượng cho sự tôn kính.

Phần đầu của loài chim công khổng tước được dựng đứng bởi các lớp lông thẳng đứng, như biểu tượng của sự phát triển, vươn cao, sự phấn đấu tiến.

Chân chim công khổng tước được hình thành 3 ngón như biểu tượng của sự vững vàng và sự chắc chắn.

Phần đuôi công, là sự kết hợp rất hoàn hảo giữa phần cổ, phần thân và phần đuôi tạo thành 1 vẻ đẹp của sự hoàn mỹ.

Đuôi chim công trưởng thành dài 1.6 m, chim công thường múa hình cái quạt. Hàng ngày ngoài giờ ăn uống ra, những chú chim luôn luôn tự làm đẹp cho bản thân.

Chim công có thể sống trên 20 năm trong điều kiện được chăm sóc nuôi tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn. Bộ lông đuôi của chim công đực đẹp đẽ, và rực rỡ nhất khi nó được 5-6 tuổi.

khong-tuoc-la-bieu-tuong-cho-ve-dep-quyen-quy-va-sang-trong

Phân loại chim khổng tước

Khổng tước được chia thành 2 nhóm chính: khổng tước Trung Quốc (chúng có màu lục hay Xipsxoongbanna, và phân bố ở tỉnh Vân Nam và Đông Nam Á), và khổng tước Ấn Độ (chim công có màu lam).

Tuy có vẻ ngoài không khác nhau bao nhiêu nhưng kích thước của loài công Trung Quốc nhỏ hơn một chút. Điểm phân biệt rõ nhất chính là mào lông trên đầu chúng.

Mào lông của chim công Trung Quốc như lưỡi liềm nhô cao, khác với mào lông xòe ra như chiếc quạt xếp của chim công Ấn Độ. 

khong-tuoc-duoc-chia-thanh-2-nhom-chinh-la-khong-tuoc-trung-quoc-va-an-do

Trái với vẻ ngoài lộng lẫy của chim công trống, chim công mái lại rất bình thường. Khi chúng đứng cạnh nhau, có thể nói là sự tương phản vẻ đẹp của nhau.

Bởi lông vũ màu xám của công mái giống như cô lọ lem, khi đứng cạnh chàng hoàng tử chim trống lông vũ rực rỡ.

Mặt lông của chim trống còn có màu hoàng kim và màu lam (được gọi là lông vũ của thiên sứ) với độ dài từ 6 tới 7cm. Mỗi khi có ánh sáng chiếu vào sẽ tỏa ra màu sắc như chiếc cầu vồng.

Bộ lông vũ ấn tượng của chim khổng tước trống cùng điệu nhảy xòe đuôi ve vãn chính là phương tiện giúp chúng chinh phục những cô chim mái.

Vẻ đẹp lộng lẫy cao quý của chim Khổng Tước còn được dùng để đặt tên cho một loại đá quý hiếm: đá khổng tước (một loài đá có màu lục, rất dễ biến sắc dựa theo ánh sáng).

nhung-con-khong-tuoc-trong-co-ve-ngoai-long-lay

Ngoài những con khổng tước có màu sắc rực rỡ trên, còn có những con khổng tước có bộ lông màu trắng tuyệt đẹp (hay còn được gọi là bạch khổng tước).

Bạch khổng tước (hay khổng tước trắng) được xếp vào hàng quý hiếm. Chúng được tạo ra do sự đột biến gen di truyền thiếu sắc tố lông.

Trong tự nhiên, cứ 100 cá thể chim công được sinh ra thì có từ 1 – 3 cá thể bị đột biến.

Ngày nay, những chú khổng tước trắng được lai ghép, tạo đột biến gen từ cá thể chim bố mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công và sống sót không cao.

khong-tuoc-trang-duoc-tao-ra-do-su-dot-bien-gen-di-truyen-thieu-sac-to-long

Ý nghĩa của Khổng Tước

Khổng tước mang vẻ đẹp sang trọng và cao quý là điều không ai có thể phủ nhận. Nhưng ý nghĩa của Khổng tước là gì?

Trong phật giáo

Khổng tước là loài chim mang vẻ đẹp cao quý và có ý nghĩa đặc biệt trong Phật Giáo. Theo đạo Phật, hai thần điêu có sức mạnh và khả năng khai thiên lập quốc chính là Kim Sí Điểu và Khổng tước. Thân hình Khổng tước luôn rực cháy khiến bất cứ sinh vật nào tới gần cũng bị nó thiêu rụi. 

khong-tuoc-gan-lien-voi-rat-nhieu-tich-truyen-trong-dao-phat

Khổng Tước gắn liền với rất nhiều tích chuyện trong đạo Phật. Trong đó có một hình ảnh dễ thấy nhất đó là hình ảnh của Minh Vương Bồ Tát luôn gắn với hình ảnh của thần điêu Khổng Tước.

Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương là một trong những đàn thành nổi tiếng linh hiển nhất của Đông Mật, được rất nhiều Triều đình và dân chúng các nước Đông Phương dùng vào trong các pháp hội đàn tràng hộ quốc, tiêu tai, cầu mưa, trừ ôn dịch, cầu bình an tăng phước thọ, tiêu bệnh tật…..

Trong Phong Thủy

Thời cổ đại, chim công đã được xem là loài chim quý và luôn được coi trọng. Chúng thường được nuôi để thưởng ngoạn.

Bởi hoa văn trên lông đuôi của chim công có hình như những đồng tiền nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là màu vàng óng vô cùng lộng lẫy.

Lông khổng tước cũng được sử dụng làm đồ trang sức, làm quạt. Chúng mang đến cho người sở hữu vẻ sang trọng và quý phái. 

long-khong-tuoc-giup-hut-nang-luong-tu-troi-dat-de-dieu-hoa-am-duong-trong-nha-hay-trong-co-quan

Bên cạnh đó, lông chim công khi cắm vào bình không chỉ để trang trí, nó còn giúp hút năng lượng từ trời đất để điều hòa âm dương trong nhà hay trong cơ quan.

Sự điều hòa này sẽ giúp lấy lại hòa khí, kích lộc và mang lại vượng khí giúp xua đuổi tà khí. 

Rate this post

Viết một bình luận