Bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh và trở thành dịch bệnh nguy hiểm trên cả nước. Để diệt muỗi, người ta không chỉ dùng các loại bình xịt, nhang thuốc mà còn có nhiều loại thiết bị khác như: máy xung điện, sóng siêu âm, máy xông hóa chất, mỹ phẩm đuổi muỗi…
Loại sản phẩm nào cũng được người bán quảng cáo là hiệu quả và an toàn. Song theo nhiều người, thì không phải sản phẩm diệt muỗi nào cũng hiệu quả.
“Ma trận” thuốc diệt muỗi
Hiện nay, thuốc diệt muỗi vẫn bán chạy nhất do giá rẻ. Tại các chợ ở TPHCM như: An Đông (Q.5), Bình Tây (Q.6), Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh)… bày bán đủ loại: dạng bình xịt, dạng tự pha chế… từ hàng Việt Nam đến hàng Trung Quốc.
Ngoài các thương hiệu quen thuộc trong nước như: Mosfly, Raid, Rambo…, hàng Trung Quốc có bao bì toàn ghi chữ Hán, kèm theo tên nhãn hiệu bằng tiếng Anh: Tongdaling, M.F, K.S, N.O… dạng bình xịt 300 – 600 ml, với giá bán chỉ từ 11.000 -15.000 đồng/chai, rẻ hơn hàng nội gần nửa giá.
Tuy nhiên, so với sản phẩm “made in Vietnam”, những sản phẩm trên hầu như không có thông tin rõ ràng về thành phần hóa học, hạn dùng, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là không có số đăng ký của Bộ Y tế…
Tại chợ Kim Biên (Q.5), còn có hàng loạt hóa chất diệt muỗi dạng lỏng giá khoảng 17.000 đồng/chai 300 ml, hay dạng bột vo viên, giá 22.000 đồng/g.
Theo hướng dẫn của người bán, cứ 1 g thuốc pha được 30 lít, nếu muốn mạnh cứ cho thêm nhiều thuốc. Đáng lo ngại là những loại hóa chất không rõ nguồn gốc này hiện được tiêu thụ khá nhiều.
Theo cảnh báo của các chuyên gia về hóa chất, không ít loại thuốc xịt còn sử dụng hóa chất cấm như: DDT, BHC, Triciorofon, Fenthion, Temephos, Lindane, Dichlorvos… Tuy làm muỗi và côn trùng “tiêu ngay”, nhưng đồng thời cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Dạng chất lỏng thường nguy hiểm hơn chất rắn có cùng nồng độ do chúng dễ thâm nhập vào da.
Bản chất của các loại thuốc xịt muỗi là để xua muỗi ra khỏi “ranh giới” cần thiết. Tuy không gây ra ngộ độc tức thời, song nếu dùng trong một thời gian dài, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Máy xua muỗi và đèn diệt muỗi
Phần lớn là sản phẩm của Trung Quốc. Nguyên tắc hoạt động là dựa vào bộ phận điện tử phát ra sóng siêu âm đúng tần số “kỵ”, khiến muỗi khó chịu phải tránh xa khỏi vùng phủ sóng với bán kính khoảng từ 8 – 10 m.
Ưu điểm của máy là nhỏ, gọn chỉ cắm vào ổ điện là dùng được, đồng thời còn là chiếc đèn ngủ cảm ứng ánh sáng khá tiện lợi.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, muỗi có khuynh hướng “lờn” với cường độ cũ nên cần phải điều chỉnh sóng siêu âm tăng lên để phù hợp với sự lên “đô” của muỗi.
Ngoài ra, thị trường còn có các loại máy xông hóa học, chỉ cần bỏ gói bột hoặc dung dịch thuốc để mùi thuốc bốc lên xua muỗi với khả năng ảnh hưởng trong phạm vi 8 – 12 m2, thời gian hoạt động 360 giờ.
Nhược điểm của máy là dễ gây phỏng, thậm chí gây ngộ độc hóa chất đối với trẻ nhỏ và cả người lớn nếu vô ý trong sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách.
Hiện nay, thuốc diệt muỗi vẫn bán chạy nhất do giá rẻ. Tại các chợ ở TPHCM như: An Đông (Q.5), Bình Tây (Q.6), Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh)… bày bán đủ loại: dạng bình xịt, dạng tự pha chế… từ hàng Việt Nam đến hàng Trung Quốc. Ngoài các thương hiệu quen thuộc trong nước như: Mosfly, Raid, Rambo…, hàng Trung Quốc có bao bì toàn ghi chữ Hán, kèm theo tên nhãn hiệu bằng tiếng Anh: Tongdaling, M.F, K.S, N.O… dạng bình xịt 300 – 600 ml, với giá bán chỉ từ 11.000 -15.000 đồng/chai, rẻ hơn hàng nội gần nửa giá. Tuy nhiên, so với sản phẩm “made in Vietnam”, những sản phẩm trên hầu như không có thông tin rõ ràng về thành phần hóa học, hạn dùng, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là không có số đăng ký của Bộ Y tế… Tại chợ Kim Biên (Q.5), còn có hàng loạt hóa chất diệt muỗi dạng lỏng giá khoảng 17.000 đồng/chai 300 ml, hay dạng bột vo viên, giá 22.000 đồng/g. Theo hướng dẫn của người bán, cứ 1 g thuốc pha được 30 lít, nếu muốn mạnh cứ cho thêm nhiều thuốc. Đáng lo ngại là những loại hóa chất không rõ nguồn gốc này hiện được tiêu thụ khá nhiều. Theo cảnh báo của các chuyên gia về hóa chất, không ít loại thuốc xịt còn sử dụng hóa chất cấm như: DDT, BHC, Triciorofon, Fenthion, Temephos, Lindane, Dichlorvos… Tuy làm muỗi và côn trùng “tiêu ngay”, nhưng đồng thời cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Dạng chất lỏng thường nguy hiểm hơn chất rắn có cùng nồng độ do chúng dễ thâm nhập vào da. Bản chất của các loại thuốc xịt muỗi là để xua muỗi ra khỏi “ranh giới” cần thiết. Tuy không gây ra ngộ độc tức thời, song nếu dùng trong một thời gian dài, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.Phần lớn là sản phẩm của Trung Quốc. Nguyên tắc hoạt động là dựa vào bộ phận điện tử phát ra sóng siêu âm đúng tần số “kỵ”, khiến muỗi khó chịu phải tránh xa khỏi vùng phủ sóng với bán kính khoảng từ 8 – 10 m. Ưu điểm của máy là nhỏ, gọn chỉ cắm vào ổ điện là dùng được, đồng thời còn là chiếc đèn ngủ cảm ứng ánh sáng khá tiện lợi.Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, muỗi có khuynh hướng “lờn” với cường độ cũ nên cần phải điều chỉnh sóng siêu âm tăng lên để phù hợp với sự lên “đô” của muỗi. Ngoài ra, thị trường còn có các loại máy xông hóa học, chỉ cần bỏ gói bột hoặc dung dịch thuốc để mùi thuốc bốc lên xua muỗi với khả năng ảnh hưởng trong phạm vi 8 – 12 m, thời gian hoạt động 360 giờ. Nhược điểm của máy là dễ gây phỏng, thậm chí gây ngộ độc hóa chất đối với trẻ nhỏ và cả người lớn nếu vô ý trong sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách.
Một sản phẩm khác cũng được chào bán nhiều là đèn diệt muỗi. Bên trong vỏ nhựa dạng tròn hoặc hình chữ nhật là một lưới kim loại có dòng xung điện với điện áp khoảng 1.000 V trở lên (tùy loại). Với 2 bóng đèn tia tử ngoại ultraviolet phát ra ánh sáng màu tím mờ mờ tạo “bẫy” thu hút con mồi. Khi muỗi lọt vào “tâm” của đèn, lập tức dòng xung điện phóng tia tử điện tiêu diệt muỗi.
Bên cạnh đó, có thiết bị sử dụng đèn tử ngoại để “bẫy” muỗi và có bộ phận quạt để đập muỗi. Điểm nổi trội của loại sản phẩm này là diệt được nhiều muỗi và các côn trùng khác trong môi trường kín (phòng máy lạnh, phòng kín) trong thời gian ngắn.
Song, khi sử dụng cần tránh nơi ẩm ướt vì có thể làm dòng xung điện phát tán gây cháy nổ, cũng như tránh để tia cực tím tiếp xúc trực tiếp đến da và mắt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giá bán tùy theo loại và nhãn hiệu, khoảng từ 110.000 – 225.000 đồng/cái.