Cảm xúc là một yếu tố quyết định tới sự phát triển ngôn ngữ của một con người .Do đó có được cảm xúc và điều khiển cảm xúc là điều kiện tất yếu để làm chủ khi hoc tieng Anh . Trò chơi trong lớp học cũng là một công cụ điều khiển cảm xúc hiệu quả và có thể giúp học viên có được tinh thần tốt nhất khi tham gia bài học. Tuy vậy, kĩ năng tổ chức trò chơi lại là một kĩ năng cần sự rèn luyện và đúc kết từ những kinh nghiệm và sự sáng tạo . Vì vậy bài viết này sẽ giúp Coaches có những kĩ năng cơ bản trong tổ chức trò chơi .
Trò chơi là một món ăn ngon không thể thiếu được trong Coaching đặc biệt là trong môi trường Langmaster . Trong đó, Coaches- những người tổ chức trò chơi là những người quan trọng nhất. Tuy nhiên để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi Coaches phải có các kĩ năng quản trò tốt, không ngừng rèn luyện, học hỏi và hoàn thiện để tạo ra những giây phút thoải mái nhất , mang lại giá trị nhiều nhất cho học viên .
I. CẤU TRÚC MỘT TRÒ CHƠI
Để tổ chức một trò chơi thì rất dễ nhưng để tổ chức tốt một trò chơi thì đó thực sự là một sự rèn luyện lâu dài .Trong một trò chơi , người dẫn trò phải nắm được các phần sau của một trò chơi :
1.Điều kiện chơi
Mục đích chơi .
Thời gian, địa điểm …
Số lượng, tinh thần, thái độ chung của học viên
Các điều kiện khác (đạo cụ , khả năng bản thân …) .
2.Tên trò chơi
3.Luật chơi
4.Thưởng và phạt
5.Mẹo chơi
II. KĨ NĂNG NGƯỜI QUẢN TRÒ ( COACH )
Nội dung trò chơi hay, người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức thì cuộc chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Ngược lại , bất cứ trò chơi nào dù rất ” vô vị ” nhưng hoàn toàn được người chơi hưởng ứng nếu người dẫn trò có kĩ năng tốt .Vì vậy dưới đây là những yêu cầu, kĩ năng mà một Coach cần có .
1. Phải biết nhiều trò chơi
Trong “bộ nhớ” của người quản trò nên đủ các loại trò chơi. Theo tính chất, nội dung, theo độ tuổi, theo địa hình (vị trí chơi), theo yêu cầu, theo quy mô… để từ đó có thể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu, cho đối tượng nào.
Trước hết, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất đã được người chơi hưởng ứng và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơi tập thể tiếp theo.
2. Biết cách lựa chọn trò chơi
Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải xem xét một số yếu tố sau :
– Mục đích của người quản trò ( làm quen, tạo không khí thân thiện trong nhóm, hỗ trợ bài học , tạo không khí sôi nổi …)
– Điều kiện cụ thể ( số lượng người chơi , thời gian , địa điểm , trạng thái tâm lí học viên …)
Từ đây lựa chọn những trò chơi cho thích hợp. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác “thòm thèm”, muốn chơi nữa.