Kịch là gì? Định nghĩa, khái niệm

Kịch là gì?

Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hành động”, kịch tính (tiếng Hy Lạp cổ điển: δρᾶμα, drama), được bắt nguồn từ “I do” (Tiếng Hy Lạp cổ: δράω, drao). Là sự kết hợp giữa 2 yếu tố bi và hài kịch.

Phân biệt kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu (kịch):

– Kịch bản văn học là tác phẩm văn học, có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.
– Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu. Vì thế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như 1 tác phẩm nghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy hết được những đặc trưng của nó.

Đặc trưng của kịch:

– Xung đột và cách giải quyết xung đột:
+ Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các cá tính trong vở kịchà Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật
·        Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống (Xung đột là cơ sở của kịch – Pha đê ép)
·        Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (NV này với NV khác, NV với gia đình, dòng họ..), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm NV)
+ Xung đột phát triển đến cao trào à giải quyết (mở nút) à Tư tưởng tác phẩm.

Có 2 xung đột chính:

·        Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc >< nd>
·        Giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời ><  lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.

– Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.
   Được miêu tả căng thẳng, gấp gáp. Hết hành động này đến hành động khác, ngay cả khi thực hiện những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn ra rất nhanh.

– Nhân vật kịch: Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo lắng), được xây dựng bằng ngôn ngữ.
àMối quan hệ: Xung đột kịch được cụ thể hóa thành hành động kịch. Nhân vật kịch là người thực hiện các hành động kịch.
– Ngôn ngữ kịch:

Đặc điểm:

·        Khắc họa tính cách: Ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vât, “cá tính hóa”
VD: Lời thoại của Rô- mê – ô (mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát trong sự lựa chọn)
·        Ngôn ngữ mang tính hành động: thể hiện tranh luận, tấn công, chống đỡ, thuyết phục, cầu khẩn, đe dọa, ra lệnh…
VD: Lời thoại của Đan Thiềm
·        Tính khẩu ngữ cao: gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
VD: “Làm gì mà quàng quạc cái mồm lên thế. Ông đánh ựa cơm ra bây giờ” (Chèo Bài ca giữ nước của Tào Mạt); Cái chi nghe kinh người, Giống vật không biết nhục (Vũ Như Tô)
+ Có 3 loại: Đối thoại, độc thoại (nhân vật tự bộc bạch tâm sự của mình, có khi hướng tới 1 ai đó: Ju-li-et nói 1 mình trong đêm khuya), bàng thoại.
Ðối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Ðây là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh động và có tác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính.
Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩa thầm kín. Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất. Ðể biểu hiện nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế…
Bàng thoại là nói với khán giả. Có khi đang đối đáp với một nhân vật khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia xẽ, một điều bí mật: loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch.

Phân loại:

– Về nội dung, ý nghĩa của xung đột có thể chia kịch ra làm 3 loại: hài kịch, bi kịch, chính kịch
Bi kịch là một thể loại kịch mà xung đột chủ yếu nằm ở giữa “yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tế” (Enghel). Bi kịch đưa lên sân khấu những con người lương thiện, dũng cảm, có những ham muốn mãnh liệt với những cuộc đáu tranh căng thẳng, khốc liệt đối với cái ác, cái xấu nhưng do điều kiện lịch sử,họ phải chịu thất bai. Thất bại của họ gợi lên ở khán giả “sự xót thương và sự sợ hãi để thanh lọc tình cảm” (Aristote) hoặc “để ca ngợi, biểu dương ý chí luôn luôn vươn lên của con người trước những sức mạnh mù quáng của các thế lực hắc ám”(Biêlinxki).
Hài kịch là thể loại kịch nói chung được xây dựng trên những xung đột giữa các thế lực xấu xa tìm cách che đậy mình bằng những lớp sơn hào nhoáng, giả tạo bên ngoài. Tính hài kịch tạo ra từ sự mất cân xứng, hài hòa của nhân vật. Trong một số hài kịch, có những nhân vật tích cực thể hiện lí tưởng tiến bộ, nhưng nhìn chung nhân vật hài kịch là những nhân vật tiêu cực có nhiều thói hư tật xấu. Tiếng cười trong hài kịch có tác dụng giải thóat cho con người khỏi những thói xấu, có tác dung trau dồi phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ.
Chính kịch còn gọi là kịch drame, đề cập đến mọi mặt của đời sống con người, đó là con người toàn vẹn, không bị cắt xén hoặc chỉ tô đậm ở nét bi hoặc hài. Shakespeare là người đầu tiên đã thể hiện thành công cho loại kịch có sự pha trộn giữa bi và hài này. Dần dần chính kịch phát triển mạnh vì thích hợp hơn với cuộc sống và con người hiện đại.

Người đăng: chiu

Time: 2021-12-28 16:20:53

Rate this post

Viết một bình luận