Kiểm định thiết bị áp lực chất lượng, giá cả cạnh tranh

 

Kiểm định thiết bị áp lực là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của Công ty kiểm định VIETSAF, các bước tiến hành được áp dụng quy trình kiểm định thiết bị áp lực do Bộ lao động ban hành. Dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định để đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị.

 

Thiết bị chịu áp lực là những thiết bị dùng để chứa, chuyên chở hoặc dẫn môi chất có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Là loại có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vì cho dù được sử dụng đúng mục đích và hướng dẫn của chế tạo nhưng trong quá làm việc vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, rò rỉ các loại môi chất độc hại ra môi trường  … gây tai nạn, thương vong cho con người cũng như hủy hoại môi trường, hư hại tại sản, máy móc thiết bị. Cho nên phải kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định bất thường và kiểm định định kỳ sau khi đã hết hạn kiểm định theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội.

 

Kiểm định an toàn thiết bị áp lực

Kiểm định an toàn thiết bị áp lực tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất

 

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ÁP LỰC

– QCVN 01:2008 – BLĐTBXH  – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

– TCVN 7704: 2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;

– TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992) – Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);

– TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn . Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;

– TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

– TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

– TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;

– TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;

– TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;

– TCVN 8022-1: 2009 – Hệ thống đường ống khí y tế – Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí nén y tế và chân không;

– TCVN 7742: 2007 – Hệ thống làm giàu ôxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế.

…..

Kiểm định thiết bị đường ống

Kiểm định các thiết bị đường ống chứa khí gas bằng thiết bị rò gas chuyên dụng hoặc thử bằng nước xà phòng …

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

1. Chuẩn bị kiểm định

Công ty kiểm định VIETSAF và đơn vị yêu cầu kiểm định cần thống nhất một số việc như sau:

Công ty VIETSAF

– Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định

– Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm

– Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định bình chịu áp lực

– Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân

Đơn vị yêu cầu 

– Các thiết bị phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định

– Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị

– Khoanh vùng khu vực cần kiểm định hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định.

– Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết

2. Tiến hành kiểm định

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị chịu áp lực

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong

– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: Thử bền, thử kín

– Kiểm tra vận hành;

– Xử lý kết quả kiểm định.

 

Kiểm định bồn gas

VIETSAF cùng với kỹ thuật của nhà máy tiến hành kiểm tra bồn chứa gas

 

3. Xử lý kết quả kiểm định thiết bị

3.1. Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.

3.2. Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị

3.3. Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu

4. Thời hạn kiểm định thiết bị áp lực

Từ 1 – 3 năm tùy thuộc thời gian, điều kiện làm việc và chất lượng của bình

5. Thời gian trả kết quả kiểm định:

Cấp giấy chứng nhận trong vòng 03 gày kể từ khi hoàn tất công việc kiểm định tại hiện trường.

6. Giá kiểm định thiết bị

– Phí kiểm định thiết bị áp lực định tại thông tư số  41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội

– Liên hệ với VIETSAF để có bảng báo giá kiểm định thiết bị áp lực nhanh và tốt nhất.

 

Kiểm định thiết bị chịu áp lực

Không những kiểm định các thiết bị áp lực mà còn tư vấn cho Công nhân sửa chữa, căn chỉnh thiết bị

 

Quý vị có thể download  toàn bộ 30 quy trình kiểm định thiết bị áp lực, thiết bị nâng, thang máy File DOC và File PDF được ban hành theo thông tư số 54/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Rate this post

Viết một bình luận