Bạn đã từng tham gia một phiên tòa chưa? Nếu đã có dịp đến đấy thì chắc chắn bạn sẽ thấy một nhân vật vô cùng quan trọng mang tên kiểm sát viên? Vậy câu hỏi đặt ra: kiểm sát viên là gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm của họ ra sao? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này thông qua bài viết bên dưới nhé!
1. Kiểm sát viên là gì
kiểm sát viên là gì
1.1. khái niệm kiểm sát viên
Kiểm sát viên trong tiếng Anh được gọi là checker tức là một chức danh tư pháp của viện kiểm sát nhân dân, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ, thi hành quyền công tố, kiểm soát các hoạt động tư pháp. Không chỉ thế với chức vụ này họ còn phải tiến hành tập trung các hình ảnh sống động nhất về Viện kiểm sát nhân dân để lưu trữ thành tư liệu. Hiện nay đây là ngành nghề được giới trẻ vô cùng yêu mến, là ước mơ, mục tiêu phấn đấu của nhiều người.
1.2. Nhiệm vụ của kiểm sát viên
Kiểm sát viên là một chức danh vô cùng quan trọng, mang trong mình những nhiệm vụ cao cả những nhiệm vụ cao cả vừa nằm trong khuôn khổ chung của viện kiểm sát, vừa mang những đặc thù riêng như:
– Nhiệm vụ, quyền hạn chung:
+ Một người kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện quyền công tố, đồng thời tiến hành kiểm sát các các hoạt động tư pháp do viện trưởng phân công. Mọi việc kiểm sát này đều phải chịu trách nhiệm trước viện trưởng
+ Khi tiến hành bất kỳ nhiệm vụ nào, Kiểm sát viên đều phải nghe theo sự chỉ đạo của viện trưởng viện kiểm sát cấp mình và viện trưởng viện kiểm sát cấp cao
+ Khi được viện trưởng viện kiểm sát giao cho nhiệm vụ trái với pháp luật thì kiểm sát viên có quyền không làm và tiến hành báo cáo lên viện trưởng viện kiểm sát cấp trên, để tiến hành theo dõi và xử lý theo quy định.
+ Kiểm sát viên phải thật tỉnh táo, từ chối tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do luật tố tụng quy định.
– Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng kiểm sát viên
Nhà nước ta đã quy định rõ ràng trong điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên gồm:
+ Tiến hành việc kiểm sát khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra
+ Là người đưa ra yêu cầu điều tra đối với những hành vi phạm tội
+ Triệu tập và hỏi cung bị can, nhân chứng, người bị hại, nguyên đơn, dân sự, bị đơn dân sự, những người có nghĩa vụ liên quan
+ Kiểm sát các hoạt động như tạm giam, tạm giữ hay bắt người
+ Đọc cáo trạng, quyết định của viện kiểm sát trong phiên tòa, đồng thời đưa ra những quan điểm, ý kiến đóng góp để giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.
+ Kiểm sát quá trình xử án, những người tham gia tố tụng , quyết định và các bản án của tòa đưa ra
+ Kiểm sát hình thức thi hành, quyết định của tòa án
+ Tiến hành thực hiện các công việc khác của Viện kiểm sát theo sự phân công của viện trưởng.
Một người kiểm sát viên phải có năng lực, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định của bản thân đưa ra. Bởi hành động của họ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Vì thế cần phải thận trọng. Là một người kiểm sát giỏi chắc chắn không thể thiếu sự hiểu biết về luật: luật kinh doanh, luật hình sự, luật hành chính,…
1.3. Trách nhiệm của kiểm sát viên
– Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm với những hành động hay quyết định của mình. Nếu như bị phát hiện có hành vi gian dối, làm trái với quy định thì sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, tùy vào tính chất, mức độ của sự việc
– Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà kiểm sát viên gây thiệt hại cho Viện kiểm sát nơi đó thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật
– Kiểm sát viên có trách nhiệm và nghĩa vụ giữ kín bí mật quốc gia và bí mật công tác, không được để lộ ra bên ngoài.
– Là một kiểm sát viên, bạn phải tôn trọng nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân
– Kiểm sát viên phải là người đi đầu trong việc chấp hành hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, là tấm gương sáng để mọi người noi theo
– Đồng thời kiểm sát viên cần phải thường xuyên học hỏi để nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2. Điều kiện để có thể trở thành kiểm sát viên
Điều kiện để có thể trở thành kiểm sát viên
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn để trở thành Kiểm sát viên, thì để trở thành kiểm sát viên, cán bộ, công chức phải đang công tác trong ngành kiểm sát và phải đáp ứng thêm những điều kiện sau:
– Điều kiện chung:
+ Thứ nhất, là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Thứ hai, là người có trình độ cử nhân luật trở lên
+ Thứ ba, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kiểm sát
+ Thứ tư, đã có thời gian công tác thực tế
+ Thứ năm, có sức khỏe tốt, để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao
– Điều kiện trở thành Kiểm sát viên theo từng ngạch:
Kiểm sát viên bao gồm có 4 ngạch theo quy định của nhà nước, được phân bổ từ cao đến thấp như: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp.
+ Kiểm sát viên sơ cấp được bổ nhiệm khi:
Là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 (Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) và có đủ các điều kiện sau:
Có thời gian thực hiện công tác pháp luật từ 04 năm trở lên
Có năng lực để tiến hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
+ Kiểm sát viên trung cấp được bổ nhiệm khi:
Là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 (Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) và có đủ các điều kiện sau (nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự):
Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm (hoặc có từ 10 năm làm công tác pháp luật trở lên trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của VKSND);
Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
+ Kiểm sát viên cao cấp được bổ nhiệm khi:
Là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 (Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) và có đủ các điều kiện sau (nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự):
Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm (hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của VKSND;
Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;
Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
+ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi:
Là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 (Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) và có đủ các điều kiện sau đây:
Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm (hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của VKSND);
Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của (Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Để trở thành kiểm sát viên bạn cần thực hiện như thế nào?
Để trở thành kiểm sát viên bạn cần thực hiện như thế nào?
Đối với những người đang có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí kiểm sát viên thì đây là câu hỏi được rất nhiều ứng viên quan tâm.
– Trước hết bạn cần theo học tại một cơ sở đào tạo luật: Tức là, sau khi trải qua quá trình học tập ở bậc trung học phổ thông bạn phải tiến hành học lên trên tại một trường đại học, học viện hay cao đẳng, trung cấp nào đó để được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi học luật ra làm gì hay Học viện Tòa án ra làm gì,…
– Bước 2: Lấy bằng cử nhân luật ở nơi mình theo học
– Bước 3: Tham gia kỳ thi tuyển công nhân viên chức ngành kiểm sát: Ở các trang thông tin điện tử của viện kiểm sát sẽ thường xuyên đăng tải nhu cầu tuyển dụng kiểm sát viên. Bạn cần theo dõi trang thông tin này thường xuyên để có thể nắm bắt cơ hội một cách tốt nhất
Có hai hình thức dự thi gồm: xét tuyển và thi tuyển với tiêu chí như sau:
+ Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên
+ Lịch sử về gia đình và bản thân rõ ràng, trong sạch, không vi phạm quy định pháp luật
+ Ngoại hình:
Nam cao từ 1m60, nặng 50kg trở lên;
Nữ cao từ 1m55, nặng 45kg trở lên.
+ Độ tuổi:
Nam từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi;
Nữ từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi;
Trường hợp đặc biệt: nam không quá 50, nữ không quá 45 tuổi.
– Bước 4: Tham gia khóa đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát viên: Hầu hết khóa đào tạo sẽ được diễn ra trong vòng 9 tháng
– Bước 5: Tham gia kỳ thi tuyển kiểm sát viên: sau khi được bổ nhiệm 2 năm, bạn sẽ tiến hành tham gia kỳ thi tuyển kiểm sát viên sơ cấp
– Bước 6: Được bổ nhiệm làm kiểm sát viên
Với các bước ở trên đây bạn có thể trở thành kiểm sát viên. Chỉ cần quyết tâm thì bạn sẽ chạm tới ước mơ của mình
4. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của kiểm sát viên
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của kiểm sát viên
4.1. Mức lương của kiểm sát viên được chia theo từng cấp độ rõ ràng như sau
– Loại A3 : Kiểm sát viên cao cấp, kiểm sát viên VKSNDTC
Bậc 1 ( hệ số 6.20) là 9,238,000 đồng
Bậc 2 ( 6.56) là 9,774,4000 đồng
Bậc 3 (6.92) là 10,310,800 đồng
Bậc 4 ( 7.2) là 10,847,200 đồng
Bậc 5 ( 7.64) là 11,383,600 đồng
Bậc 6 (8.00) là 11,920,000 đồng
– Loại 2: Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh
Bậc 1 (4.40) là 6,556,000 đồng
Bậc 2 (4.74) là 7,062,600 đồng
Bậc 3 (5.08) là 7,569,200 đồng
Bậc 4 (5.42) là 8,075,800 đồng
Bậc 5 (5.76) là 8,582,400 đồng
Bậc 6 (6.10) là 9,089,000 đồng
Bậc 7 (6.44) là 9,595,600 đồng
Bậc 8 (6.78) là 10,102,200 đồng
– Loại 3: Kiểm sát viên VKSND cấp huyện
Bậc 1 (2.34) là 3,486,600 đồng
Bậc 2 (2.67) là 3,978,300 đồng
Bậc 3 (3.00) là 4,470,000 đồng
Bậc 4 (3.33) là 4,961,700 đồng
Bậc 5 (3.66) là 5,453,400 đồng
Bậc 6 (3.99) là 5,945,100 đồng
Bậc 7 (4.32) là 6,436,800 đồng
Bậc 8 (4.65) là 6,928,500 đồng
Bậc 9 (4.98) là 7,420,200 đồng
Ngoài mức lương cơ bản, các kiểm sát viên còn được hưởng mức trợ cấp khác nhau tùy vào thứ bậc, chức vụ
4.2. Cơ hội nghề nghiệp
Từ lâu kiểm sát viên đã được nhiều người lao động và các bạn trẻ biết đến bởi tầm quan trọng của nó. Ở bất kỳ tòa án nào, cấp cao hay cấp thấp, dù quy mô nhỏ hay lớn thì đều cần có sự góp mặt của kiểm sát viên. Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp là rất rộng mở. Chỉ cần bạn có trình độ, có kỹ năng chuyên môn, có năng lực thì việc công việc này luôn chào đón bạn. Đồng thời khi làm kiểm sát viên bạn có cơ hội thể hiện năng lực, phẩm chất của bản thân để tiến lên những vị trí cao hơn như viện trưởng. Đừng lo lắng hay ngần ngại, hãy tự tin ứng tuyển vào công việc mình mơ ước. Chỉ cần có cố gắng, nhất định bạn sẽ đạt được thành công
Bằng những chia sẻ ngắn gọn trên đây của timviec365.vn hy vọng sẽ giúp mọi người biết kiểm sát viên là gì? Từ đó định hướng cho bản thân mình những bước đi đúng đắn nhất.
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục