Kiểm toán là gì và làm những công việc gì? Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, kiểm toán Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin tổng quan và chi tiết về kiểm toán.
Kiểm toán đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng.
1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Hiểu đơn giản, kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.
Ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ đối với chủ thể doanh nghiệp được kiểm toán mà còn là căn cứ quan trọng của những nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.
>> Tham khảo: Hệ thống 39 chuẩn mực kiểm toán quan trọng.
2. Kiểm toán gồm những loại nào?
3 hình thức kiểm toán phổ biến.
Xét về hình thức kiểm toán, có 3 loại kiểm toán gồm:
2.1. Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
2.2. Kiểm toán độc lập
Đây là hình thức kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.
2.3. Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên trong chính nội bộ của công ty, tổ chức. Việc kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Kiểm toán làm những công việc gì?
Công việc thường gặp của kiểm toán viên.
Mặc dù có tới 3 hình thức kiểm toán, nhưng nhìn chung, công việc của một kiểm toán thường sẽ gồm:
3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Để thực hiện công việc của một kiểm toán, lập kế hoạch là khâu đầu tiên và rất quan trọng nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu lập kế hoạch kiểm toán tốt, mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh.
3.2. Xây dựng chương trình kiểm toán
Kỹ năng xây dựng chương trình kiểm toán cũng không thể thiếu đối với bất cứ kiểm toán viên nào. Việc xây dựng chương trình kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện công việc chặt chẽ và chính xác.
Để xây dựng chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần phải xác định số lượng và thứ tự các bước, các công việc cần làm kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
3.3. Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán
Sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin là công việc trọng tâm của kiểm toán viên, cụ thể như sau:
-
Kiểm toán cân đối: Phương pháp kiểm toán dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
-
Đối chiếu trực tiếp: Đối chiếu một chỉ tiêu dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau.
-
Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
-
Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
-
Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.
3.4. Ghi chép
Mọi thông tin thu thập được đều cần phải ghi chép lại. Các phát giác, nhận định và con số, sự kiện cần được kế toán viên ghi lại một cách đầy đủ. Đây là căn cứ, bằng chứng khách quan để đưa ra những kết luận kiểm toán.
3.5. Kết luận, báo cáo
Cuối cùng, kiểm toán viên cần đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này cần được thể hiện ở biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Để đưa ra được kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải:
-
Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến.
-
Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.
-
Đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị.
-
Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc.
Sau khi đưa ra kết luận, kế toán viên cần tổng kết các kết quả và lập báo cáo kiểm toán nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức.
Trên đây là thông tin tổng quan về nghề kiểm toán viên, các công việc cụ thể của một kiểm toán viên. Theo đó, kiểm toán viên là công việc quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức, công việc của kiểm toán viên sẽ cung cấp những thông tin chính xác, khách quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
-
Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
-
Tel : 024.37545222
-
Fax: 024.37545223
-
Website: https://einvoice.vn/
-
Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice