Những năm gần đây, kiến ba khoang trở thành loài côn trùng đáng sợ, với nọc độc có khả năng gây các tổn thương nghiêm trọng trên da nếu không may bị đốt. Nếu bị kiến ba khoang cắn, cần phát hiện và xử lý ngay nếu không vết thương sẽ ngày càng nghiêm trọng, có thể dẫn tới phỏng nước và hoại tử.
Tìm hiểu ngay về loài kiến 3 khoang, cách nhận biết vết đốt và cách xử lý sớm vết đốt do loài côn trùng này gây ra. Đặc biệt, đừng bỏ lỡ vì cuối bài viết này, bạn sẽ có ngay bí kíp trị kiến ba khoang đốt hiệu nghiệm nhất từ trước đến nay.
Về loài kiến ba khoang cắn người
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus còn được gọi với một số tên dân gian như kiến kim, kiến lác, kiến cằm cặp, kiến cong đít hay kiến nhốt. Đây là loài côn trùng họ cánh cứng, có mặt ở khắp thế giới, thường gặp là châu Phi và Châu Á. Tại Việt Nam, kiến 3 khoang xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa mưa bão. Trong điều kiện nóng ẩm, kiến ba khoang đốt có thể biến thành dịch trong thời gian này.
Loài kiến ba khoang cắn người đặc trưng bởi thân mình có 2 vòng đỏ, 3 vòng đen, thân mảnh với đuôi cong nhọn hướng lên trên. Loại côn trùng này thường chỉ dài 7-10mm với 3 cặp chân, thường và bay rất nhanh. Chúng thích nơi ẩm ướt, thường bay vào nhà vào ban đêm do bị thu hút bởi ánh sáng huỳnh quang.
Ngày nay, kiến ba khoang với số lượng mỗi năm ngày càng tăng đã trở thành ác mộng của nhiều gia đình. Khi bị chà xát, loài côn trùng này bị dập nát và phóng thích 1 chất dịch có tên là paederin gây viêm da tiếp xúc với các tổn thương nghiêm trọng trên da.
Dấu hiệu nhận biết kiến ba khoang đốt
Các tổn thương viêm da do kiến 3 khoang cắn có thể gặp ở mọi vùng da, đặc biệt là vùng da hở. Khi bị kiến ba khoang đốt, các triệu chứng viêm da gồm ngứa, rát và các bọng nước xuất hiện ngay tại vị trị côn trùng đốt, bị chà xát.
Ban đầu, dấu hiệu có thể chỉ gồm 1 hoặc vài đám da đỏ (dát đỏ) , như vết cào xước dài từ vài mm đến vài cm, có thể có phù nề. Nhưng chỉ 1 vài giờ sau, các mụn nước, bọng nước sẽ xuất hiện giữa dát đỏ.
Ở các trường hợp nhẹ, mụn nước, mụn mủ thường nhỏ, ít kèm cảm giác ngứa, rát. Sau 3-5 ngày, vết thương tự khô mà không xuất hiện các tổn thương dạng phỏng. Các trường hợp nặng, tổn thương rộng, thường xuất hiện các bọng nước, bọng mủ lan rộng, trợt loét, thậm chí là hoại tử nếu xử lý sai cách.
Ngoài triệu chứng ngứa, rát, nổi dát đỏ, và mụn nước, nếu bị kiến ba khoang đốt ở vùng da gần mắt thường xuất hiện thêm phù nề, trợt đỏ, chảy nước mắt. Nếu bị đốt gần bẹn, sinh dục, nách…có thể gây sưng, đau vận động khó khăn. Đối với các trường hợp tổn thương do kiến ba khoang đốt rộng, có thể kèm sốt, mệt mỏi, nổi hạch cổ, nách, bẹn…tuỳ vùng tổn thương.
Cách xử lý nhanh kiến ba khoang đốt không để lại sẹo
Các tổn thương nhẹ do kiến ba khoang có thể tự khô, đóng vảy tiết sau 4-6 ngày, để lại 1 mảng da thâm sạm nhưng sẽ mờ dần. Tuy nhiên, những tổn thương nặng, rộng có thể gây phỏng, hoại tử da và để lại sẹo nếu không biết cách xử lý.
Các bước xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt
Mục tiêu điều trị tại chỗ kiến ba khoang đốt gồm trung hoà độc tố, làm dịu da và làm lành tổn thương do côn trùng đốt gây ra.
- Trung hoà độc tố: Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để rửa vết thương 3-5 lần/ngày giúp trung hoà và loại bỏ một phần độc tố do kiến ba khoang cắn. Quá trình rửa nhẹ nhàng, tránh cọ xát làm lan rộng tổn thương và xây nhiễm trùng.
- Làm dịu da: Sử dụng các loại kem gel mát, chống viêm để giảm các triệu chứng ngứa, rát và dát đỏ. Tham khảo các loại gel Nano bạc TSN hoặc thuốc bôi Corticoid, hồ nước vừa làm dịu da, chống viêm mạnh giảm ngứa và rát. Có thể thoa ngày 3-5 lần với các gel lành tính, 2-3 lần đối với thuốc bôi corticoid.
- Làm lành vùng da tổn thương: Các vùng da tổn thương cần được hỗ trợ làm săn se và khô nhanh, giúp tăng tái tạo da, lên da non càng sớm càng tốt. Trong quá trình dát đỏ khô đóng vảy, lên da non có thể bị ngứa. Do đó, cần tiếp tục dùng các loại thuốc, gel chống viêm hỗ trợ, giảm ngứa gãi trong thời gian này
- Các trường hợp có bọng nước, bọng mủ cần dùng thuốc tím pha loãng hoặc gel kháng khuẩn bôi ngày 1-2 lần.
1 số trường hợp đặc biệt nặng như tổn thương lan rộng, bỏng mủ rộng, sâu, có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân cần sử dụng thêm kháng sinh đường uống và thuốc kháng histamin.
Gel bôi PlasmaKare No5 – Bí kíp toàn diện cho viêm da do kiến ba khoang cắn
Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học, các loại thuốc bôi đa tác động được tạo ra nhằm xử lý nhanh các vết đốt của kiến ba khoang mà không cần kết hợp nhiều loại. Trong đó, nổi bật là gel bôi da PlasmaKare No5 với công thức độc đáo kết hợp phức hệ sát trùng TSN độc quyền cùng các dịch chiết thiên nhiên chống viêm, giảm ngứa, làm dịu da và kích thích tái tái tạo da vượt trội.
- Phức hệ TSN độc quyền vừa là chất sát trùng thế hệ mới giúp chống bội nhiễm vừa giúp săn se tổn thương, ngăn chặn vết dát đỏ lan rộng. Đặc biệt sự kết hợp của TSN và dịch chiết lựu giúp làm dịu da, tái tạo da, thúc đẩy quá trình lên da non hiệu quả.
- Dịch chiết núc nác trong Gel PlasmaKare No5 đã được chứng minh lâm sàng giúp làm chống viêm giảm ngứa, giảm phù nề tương đương với Diclofenac – hoạt chất chống viêm mạnh nhóm NSAIDs
Thời gian điều trị với PlasmaKare No5
Sử dụng gel bôi PlasmaKare No5 giúp rút ngắn thời gian điều trị vết đốt kiến ba khoang so với các phương pháp điều trị truyền thống:
- Thời gian điều trị từ 1-2 ngày với các vết dát đỏ, phù nề chưa có bọng nước, bọng mủ
- Thời gian 3-5 ngày với các vết tổn thương bọng mủ khu trú
- Thời gian 5-10 ngày với các vết tổn thương bọng mủ nghiêm trọng.
Đặc biệt, Gel Plasmakare No5 tuyệt đối an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú. Sản phẩm dùng được cho vết thương hở trên cả da và niêm mạc. Đây là giải pháp đột phá đã được các dược sỹ Innocare Pharma dày công phát triển và tiến hành nhiều thử nghiệm quan trọng về hiệu quả và độ an toàn trước khi ra thị trường.
Phòng kiến ba khoang đốt cần lưu ý gì?
Phòng bệnh kiến ba khoang đốt, đặc biệt khi vào mùa hè, mùa bão được các ba mẹ đặc biệt quan tâm vì trẻ nhỏ hay bị đốt và chưa có khả năng xử lý đúng vết thương dễ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Khi thấy nhiều kiến ba khoang xuất hiện trong nhà cần lưu ý:
- Giáo dục trẻ nhận biết và tránh xa kiến ba khoang
- Nếu kiến bò lên da, cần thổi hoặc lấy giấy quạt cho côn trùng bay đi. Sau đó, rửa sạch vùng da vừa tiếp xúc với kiến ba khoang với nước mát.
- Tuyệt đối không chà xát côn trùng. Nếu vô tình chà xát, rửa ngay bằng nước sạch nhiều lần rồi thoa gel PlasmaKare No5 lên vùng tiếp xúc.
- Sử dụng các loại lưới chắn côn trùng, sử dụng ánh sáng vàng thay cho đèn huỳnh quang.
Kiểm tra kỹ giường ngủ và quần áo trước khi sử dụng.
Cách phân biệt Kiến ba khoang đốt với Zona thần kinh và bệnh Herpes da
Tuy triệu chứng do kiến ba khoang đốt khá điển hình, nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn với 1 số viêm da do virus gây ra, điển hình là bệnh Zona và Herpes da. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 3 loại bệnh trên
Kiến ba khoang đốt
Bệnh Zona
Herpes da
Nguyên nhân gây viêm da
- Chất tiết Paederin của kiến 3 khoang
- Virus Varricella-zoster (VZV).
- Herpes simplex I virus (HSV1), đôi khi do HSV II
Vị trí
- Mọi vùng da trên cơ thể
- Chạy dọc theo dây thần kinh
- Thường ở môi, miệng, BP sinh dục
Đặc điểm tổn thương
- Mụn nước có xuất hiện bọng mủ
- Mụn nước tập trung thành đám dọc theo dây thần kinh
- Mụn nước tập trung thành chùm trên nền dát đỏ
Loài kiến ba khoang ngày càng phổ biến trong dân cư, gây tổn thương nghiêm trọng trên da nếu không biết xử lý kịp thời. Do đó, luôn dự phòng các loại kem bôi xử lý vết kiến ba khoang và côn trùng đốt trong nhà để xử lý kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm bạn nhé.