Trước tiên, bạn cần hiểu về quá trình chữa lành một vết thương và nguyên nhân hình thành sẹo. Đây là một quá trình phức tạp với 3 giai đoạn chính: viêm, tăng sinh và trưởng thành. Hiểu về các giai đoạn này và điều chỉnh theo nhu cầu dinh dưỡng, không chỉ nhanh phục hồi mà còn có tác dụng rất tốt việc giảm hình thành và điều trị sẹo sau này.
Viêm: khi cơ thể bắt đầu chữa bệnh, nó cần thêm chất dinh dưỡng để cải thiện vết thương. Sưng diễn ra để kiểm soát chảy máu, ngăn ngừa nhiễm trùng và các tế bào sinh ra để chữa lành vết thương. Sự trao đổi chất trong quá trình này cần tăng tốc vì đây là giai đoạn dị hóa và cơ thể cần năng lượng cũng như protein để dự trữ cho nó. Vết thương trong quá trình mới bắt đầu có nhu cầu về năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất của cơ thể.
Tăng sinh: mô hình thành liên kết mới và các mạch máu vi mô tạo trên bề mặt vế thương trong quá trình này. Giai đoạn này cần nguồn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy.
Trưởng thành: giai đoạn cuối cùng là giai đoạn tu sửa, đây là lúc collagen sinh ra và để vết thương kín hoàn toàn. Các tế bào trong giai đoạn 1 và 2 được loại bỏ. Giai đoạn cuối này bắt đầu khoảng 2 tuần sau khi có vết thương và có thể kéo dài tới hơn một năm, tùy vết thương.
Nếu dinh dưỡng không đầy đủ hoặc đúng cách, các giai đoạn trong quá trình chữa lành vết thương bị suy yếu, dẫn tới kéo dài thời gian lành cũng như tăng nguy cơ để lại sẹo.
Những thực phẩm cần kiêng ăn trong quá trình vết thương đang lành để tránh sẹo
1. Đường
Đường vốn chưa bao giờ tốt cho sức khỏe da. Đường làm giảm chất lượng collagen và elastin của bạn. Collagen và eslatin tạo thành một mạng lưới sợi cung cấp cho da độ đàn hồi và dẻo dai, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn chữa lành vết thương. Mô sẹo cho thấy sức đề kháng giảm. Ăn/uống quá nhiều đường dễ làm suy thoái collagen và eslatin, khiến mô sẹo hình thành dày hơn, dễ nhìn hơn và thâm hơn.
2. Thực phẩm giàu Nitrate
Sức khỏe của các mạch máu dẫn tới vết thương vô cùng quan trọng trong quá trình chữa lành vì chúng cung cấp chính chất dinh dưỡng và oxy cần thiết. Nitrat dư thừa trong chế độ ăn uống có thể dẫn tới tổn hại những mạch máu này, làm chậm hoặc phá hỏng quá trình chữa lành.
Nitrates trong các loại rau có lợi cho sức khỏe nhưng nitrates trong các loại thực phẩm thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích… không hề tốt chút nào. Ăn quá nhiều các loại chứa nhiều nitrate này có thể gây xơ vữa động mạch, cholesterol cao trong các mạch máu, cản trở lưu thông máu và ảnh hưởng tới việc hình thành sẹo.
3. Rượu/chất cồn
Rượu ức chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và làm hại tới tế bào lót của dạ dày cũng như ruột, khiến các chất dinh dưỡng không được vận chuyển trong máu tới chỗ vết thương.
Rượu cũng làm suy yếu sự hấp thụ các protein được chuyển đổi thành axit amin từ collagen. Trong khi vitamin A,C,D,E,K, B rất quan trọng cho chữa lành da và bảo vệ tế bào thì rượu lại ức chế sự hấp thụ các vitamin này.
4. Caffeine
Dù được biết tới với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, caffeine vẫn có thể gây cản trở quá trình lành da. Uống quá nhiều cà phê không chỉ ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng không tốt cho da vì nó gây mất nước. Mất nước làm da giảm độ đàn hồi và trở nên mong manh, dễ bị hủy hoại cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho vết thương bị giảm.
Một số thực phẩm cần lưu ý:
Rau muống, lòng trắng trứng: theo lưu truyền thì rau muống và lòng trắng trứng có khả năng tăng sinh collagen quá mạnh mẽ, vì vậy ăn quá nhiều 2 loại thực phẩm này trong quá trình da đang lên da non cũng có thể khiến sẹo lồi dễ xuất hiện. Tuy nhiên, ăn rau muống hay trứng trong giai đoạn 1 và 2 của quá trình chữa lành lại rất tốt bởi chúng giúp tái tạo tế bào mới, khiến vết thương nhanh lên da non hơn.
Các món từ gạo nếp: nếp có tính nóng, khiến cho vết thương dễ mưng mủ, khó liền, làm chậm quá trình chữa lành. Tốt nhất nên hạn chế ăn đồ nếp như bánh chưng, xôi…
Hải sản: với một số người có tiền sử dị ứng với hải sản thì nên hạn chế bởi nguy cơ dị ứng gây ngứa ngáy, khó chịu có thể ảnh hưởng tới quá trình lành và tạo ra sẹo.
Những loại thực phẩm nên ăn để cải thiện chữa lành vết thương cũng như tránh để lại sẹo
Việc hình thành sẹo ở mỗi người là khác nhau, chỉ khi đảm bảo cơ thể có chất dinh dưỡng phù hợp thì vết thương sẽ sớm lành, cải thiện sức khỏe tổng thể và đặc biệt là không để lại sẹo.
1. Chất đạm
Protein được chia thành các axit amin, hai trong số đó rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương: L-Arginine và Glutamine. Các axit amin này giúp hình thành collagen – thành phần quan trọng cho sức khỏe da.
Nguồn Glutamine: thực phẩm giàu protein như thịt bò, cá, trứng, đậu, củ cải đường, cải bắp, rau bina, cải xoăn, cà rốt, rau mùi tây, cần tây, đu đủ và các thực phẩm lên men như miso.
Nguồn L-Arginine: đậu nành, lạc, bạt bí ngô.
2. Vitamin B
Vitamin B cần thiết để tăng tốc độ lành vết thương, nó giúp tổng hợp protein và tăng sản sinh tế bào trên bề mặt vết thương. B1 và B5 đặc biệt quan trọng vì giúp tiếp ra collagen. Bạn có thể tìm thấy vitamin B trong trứng, thịt gia cầm, cá, rau xanh, hạnh nhân, bơ, đậu lăng, hạt hướng dương, dưa đỏ, cà chua, lạc, khoai lang, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, quinoa, hạt vừng, đậu nành.
3. Vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng, làm tăng sức đề kháng và hỗ trợ sản xuất collagen. Nó cũng có đóng góp quan trọng cho sự phát triển các mạch máu mới sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng tới vết thương. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và trái cây họ cam quýt.
4. Kẽm
Một trong các khoáng chất quan trọng cải thiện sự hình thành sẹo là Kẽm. Kẽm hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và thúc đẩy sự phát triển collagen. Thiếu kẽm có khả năng kéo dài thời gian lành vết thương tới 43% và giảm sức đề kháng.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm là thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu phụ, các loại hạt (nuts), yến mạch.
Tối ưu hóa dinh dưỡng là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa sẹo. Kiêng ăn gì, ăn thêm gì một cách nghiêm túc ngay cả khi có vết thương nhỏ đều có thể cản trở hoặc làm nó nghiêm trọng hơn. Những vết sẹo không mong muốn sẽ biến mất hoặc hình thành, đều phụ thuộc vào bạn.