Kiêng cữ khi mang thai: Có bầu nên kiêng gì để con khỏe mạnh? | Huggies

Quá trình mang thai của mẹ suốt 9 tháng 10 ngày trải qua biết bao nỗi vất vả và khó khăn, mẹ luôn mong muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh. Để đạt được điều đó, bản thân mẹ nên biết những điều cấm kỵ khi mang thai. Mẹ cần biết trong suốt thời gian mang thai cần chú ý những điều không nên làm, không nên tiếp xúc, hoặc có bầu không nên ăn gì? Những thực phẩm nào mà có thể gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng hay không tốt đến thai nhi của mẹ? Cùng Huggies tham khảo ngay nhé!

Thông thường giai đoạn phát triển của thai nhi trong tử cung của mẹ chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 3 tháng đầu, giai đoạn 3 tháng giữa và giai đoạn 3 tháng cuối. Đây là những cột mốc vô cùng quan trọng, mẹ cần biết được mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi có những thay đổi quan trọng như thế nào, từ đó mẹ hiểu được những điều kiêng cữ khi mang thai trong suốt 3 giai đoạn kể trên.

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, “mầm sống” của mẹ bắt đầu hình thành từ giai đoạn này. Đây cũng là giai đoạn rất mong manh của thai nhi, bao nhiêu yếu tố tác động thai nhi cần phải vượt qua. Muốn tồn tại, thai nhi phải thích nghi với cơ thể mẹ để phát triển, đồng thời đây cũng là giai đoạn từng ngày thai nhi hoàn thiện cơ thể của mình, hôm nay hình thành mắt, ngày mai hình thành mũi, ngày mốt hình thành miệng, cứ như thế mỗi ngày trôi qua hình hài thai nhi sẽ dần dần được hình thành.

Trong 3 tháng đầu thai nhi chu sự tác động từ mẹ rất nhiều. Hàng ngày mẹ thực hiện việc gì, tiếp xúc chất gì hay ăn uống những nguồn thực phẩm nào vào cơ thể mẹ, thai nhi sẽ chịu sự tác động đó. Vậy đâu là những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu?

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai (Nguồn: Sưu tầm) 

Bầu 3 tháng nên kiêng gì? Những điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

Không tiếp xúc với hóa chất

Khi mang thai mẹ không được nhuộm tóc và sơn móng tay, móng chân. Một trong những điều kiêng kỵ khi mang thai là mẹ không nên để các loại hóa chất từ thuốc nhuộm tóc, thuốc dùng sơn móng chân móng tay tiếp xúc trực tiếp trên da hoặc trên tóc. Trong các loại hóa chất này có các hoạt chất nhóm nitro và amino, đây là loại hóa chất tác động lên đường hô hấp ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Không tiếp xúc các chất tẩy rửa sàn nhà, sơn dầu, thuốc nhuộm quần áo, bình ắc quy: đây là các loại hóa chất gây độc cho thai khi mẹ có tiếp xúc trực tiếp làm tổn thương thai nhi trong 3 tháng đầu làm thai bị chết lưu hoặc sảy thai. Thai chậm tăng trưởng trong những giai đoạn sau.

Không nên tiếp xúc với hóa chất khi mang thai 3 tháng đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ không nên dùng các chất kích thích

Rượu, bia và cafe là những chất gây độc cho thai như sẩy thai, thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng, sanh non khi mẹ uống mỗi ngày 200ml rượu, bia và uống café 5 ly mỗi ngày. Cụ thể, khi bạn sử dụng rượu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị dị tật trên khuôn mặt, hệ thần kinh trung ương vì thế cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, uống rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và khiến trẻ mắc phải nhiều hội chứng nguy hiểm khác. (FASDs – Rối Loạn Thai Nhi Vì Ảnh Hưởng Của Rượu)

Không sử dụng chất kích thích khi mang thai (Nguồn: Sưu tầm) 

Mẹ không nên hút thuốc lá

Dù là hút thuốc chủ động hay hút thuốc lá thụ động (người khác hút thuốc), mẹ trực tiếp hít khói thuốc lá. Khói thuốc lá gây tác hại cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ gây dị tật thai, sẩy thai, thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai. Hoặc có thể, trẻ sẽ có khả năng chậm tiếp thu hơn những đứa trẻ khác, dễ gặp phải Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Hơn nữa, những đứa trẻ này cũng có khả năng trở thành người hút thuốc sớm do bị nghiện các chất nicotine sinh lý.

Mẹ không được tự ý đi mua thuốc về để uống do bị bệnh: điều này rất nguy hiểm có thể gây độc cho thai nhi, gây dị dạng thai nhi. Tốt nhất khi mẹ bị bệnh cần phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa sản.

Mẹ không nên sử dụng thuốc lá khi mang thai (Nguồn: Sưu tầm) 

Mẹ không nên xông hơi hoặc ngồi trong bồn nước quá nóng

Mặc dù tắm nước nóng sẽ mang đến sự thư giãn tuy nhiên, nếu mẹ đang có em bé thì điều này tuyệt đối không nên làm. Theo Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Mỹ (ACOG) đã nhận định rằng, khi bà bầu tắm trong bồn nước quá nóng hay xông hơi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, khi ngâm nước nóng quá lâu, thân nhiệt bà bầu vì thế cũng tăng cao khiến cho thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng. Do đó, nguy cơ sảy thai sẽ gia tăng gấp đôi khi bà bầu làm việc này trong 3 tháng đầu.

>>>Tham khảo:
Những điều cần biết trước khi mang thai

Bà bầu không nên tắm trong bồn nước nóng quá lâu (Nguồn: Sưu tầm) 

Ăn thực phẩm chưa được làm chín hoàn toàn

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ có thai khi ăn phải đồ sống hoặc các thực phẩm chưa chín hẳn thưởng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh listeriosis và toxoplasmosis. Các bệnh này thường gây ra các bệnh nghiêm trọng dẫn đến sảy thai và khiến trẻ sau này sinh ra bị dị tật. Do đó, mẹ không nên ăn các món như trứng sống, cá hồi sống,…. để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!

Bà bầu cần tránh ăn những thực phẩm chưa được nấu chín (Nguồn: Sưu tầm) 

Bà bầu nên hạn chế dọn phân cho chó mẹ

Được biết trong phân chó mèo có chứa hàng triệu ký sinh trùng, đặc biệt là các chất như toxoplasmosis, vô cùng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Một khi chất này xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, mẹ rất dễ bị sảy thai hoặc ảnh hưởng đến các vấn đề nghiêm trọng của thai nhi như thiểu năng trí tuệ, co giật,… Vậy nên, các mẹ bầu nên hạn chế làm việc này hoặc nhờ ai đó dọn hộ phân chó mèo mẹ nhé!

Bà bầu nên hạn chế dọn phân cho chó mèo 

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?

Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi mẹ nên biết được những thực phẩm nên và không nên ăn, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý là mẹ nên ăn lượng đồ ăn vừa phải, vì không ít người lầm tưởng rằng, mang thai là mẹ phải ăn cho 2 người nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Điều này sẽ khiến mẹ bầu tăng cân quá sớm hoặc có thể khiến thai nhi tiếp xúc với quá nhiều dưỡng chất đậm đặc hơn bao gồm glucose, axit amin. Mới mang thai không nên ăn gì? Tham khảo những món ăn mẹ bầu nên tránh trong giai đoạn này

  • Mẹ không ăn rau ngót: trong thành phần của rau ngót có chứa nhiều papaverin, gây co thắt tử cung. Vậy khi mẹ ăn rau ngót, thai nhi có thể bị sảy thai.
  • Mẹ không ăn rau răm: thành phần aldehyd, polygonaceae, tác dụng kháng estrogen. Gây sẩy thai.
  • Mẹ không ăn trái khổ qua: có thành phần charatri, momondicum, gây sẩy thai.
  • Mẹ không ăn đu đủ: kể cả đu đủ chín, vì trong thành phần của đu đủ có nhiều enzyme papain, là chất phá hủy progesterone, khi mẹ ăn có thể gây sẩy thai.
  • Mẹ không ăn trái thơm: có thành phần nhiều enzyme bromelain, là một loại kháng viêm non steroid, gây độc cho thai.
  • Mẹ không ăn các loại cá ở biển vì các loại cá ở biển bị nhiễm chì , hay kim loại nặng nói chung như cá thu, cá ngừ đại dương, cá kiếm…
  • Mẹ không nên ăn thịt, trứng sống hay chưa chín hẳn vì có nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm bệnh listeriosis hay toxoplasmosis. Điều này có thể đe doạ tính mạng thai nhi hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
  • Tuy canxi từ sữa rất cần thiết cho mẹ bầu nhưng các loại sữa tươi không được tiệt trùng có thể có chứa vi khuẩn listeria, gây ra bệnh tật, sẩy thai hoặc đe doạ tính mạng của mẹ và bé.
  • Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà, các mẹ nên:

    Hạn chế ăn quá ngọt hoặc quá mặn vì đây là chúng có thể gây nên bệnh tiểu đường và huyết áp cao – những nhóm bệnh dễ dẫn đến tiền sản giật và sản giật.

    >>> Tham khảo: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

    Có bầu nên kiêng ăn gì 

    Những điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối:

    Ở giai đoạn này về cơ bản thai nhi đang phát triển cao độ, đây là giai đoạn phát triển sau khi cơ thể thai nhi đã hoàn thiện, giai đoạn tăng trưởng mạnh.

    Một số yếu tố cần tránh và kiêng:

  • Mẹ tránh mang vác nặng từ 5kg trở lên, khi mang vác nặng sẽ làm động thai, tỷ lệ động thai gấp 3,4 lần so với mẹ mang vác dưới 5 kg hay không mang vác.
  • Mẹ không lên xuống cầu thang nhiều lần, với tay lên cao. /li>

  • Tránh nóng giận, bực mình, nên luôn tạo tâm trạng thoải mái vui vẻ sẽ tốt hơn cho con.
  • Tránh đọc sách báo, xem tin tức rùng rợn, giật gân, sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần mẹ và bé.
  • Những điều nên làm khi mang thai

  • Bổ sung vitamin tổng hợp bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng và khoáng chất là cách tốt nhất giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Mẹ nên tư vấn bác sĩ để biết cách bổ sung vitamin đúng và đủ.
  • Ngủ nhiều sẽ giúp ích cho cả mẹ và bé. Mẹ cần đảm bảo ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm, ngủ trưa bất kỳ khi nào có thể và ngủ khi cảm thấy mệt mỏi.
  • Vận động nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp mẹ chống lại chứng đau cơ, mất ngủ, tăng cân quá mức hay các vấn đề tâm lý trong suốt thai kỳ. Tham gia các lớp yoga theo hướng dẫn của các chuyên gia để giúp cho việc mang thai và sinh con dễ dàng hơn.
  • Giữ cân nặng hợp lý vì tăng cân quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.
  • Kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ cũng là điều mà các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thực hiện trong thai kỳ.
  • Những điều nên làm làm khi mang thai

    Nếu như mẹ có thắc mắc gì hay cần bổ sung những điều cấm kỵ khi có thai khác, vui lòng đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

    Rate this post

    Viết một bình luận