Kinh Tế Đầu Tư Là Gì? Học Ngành Kinh Tế Đầu Tư Ra Trường Làm Gì?

Kinh tế đầu tư là gì? Đây là một ngành học trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành để tạo ra các chuyên gia đầu tư sáng suốt, tài năng.

Bên cạnh đó, đầu ra cho ngành Kinh tế đầu tư là tương đối rộng, vì vậy đây là một ngành học rất triển vọng trong tương lai. Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của VNCash24h nhé!

Kinh Tế Đầu Tư Là Gì?

Kinh tế đầu tư hay còn gọi là kinh tế kế hoạch và đầu tư, là một ngành thuộc khối kinh tế, tập trung nhiều vào khía cạnh đầu tư thay vì nghiên cứu kinh tế học nói chung.

Nói chính xác thì ngành kinh tế đầu tư có tính ứng dụng cao vào thực tiễn, tạo điều kiện để người học sau đó có thể tham gia vào tổng thể quy trình đầu tư các dự án dù lớn hay nhỏ, trong bất kể lĩnh vực nào (xây dựng, dịch vụ, sản xuất…).

Hiện nay, kinh tế nước ta đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhiều chính sách khuyến khích đầu tư được ban hành, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức gia nhập và cạnh tranh trên thị trường đa lĩnh vực.

Ngành kinh tế đầu tư vì thế mà càng được coi trọng. Trong tương lai, sẽ ngày càng có nhiều trường đào tạo riêng ngành này để tạo ra nguồn lao động chất lượng cao, chuyên nghiệp.

kinh te dau tu la gi

Học Ngành Kinh Tế Đầu Tư Bao Gồm Những Gì?

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế đầu tư cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về kinh tế đầu tư.

Chương trình chú trọng phát triển năng lực tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình đầu tư, cụ thể là năng lực phân tích, hoạch định, thẩm định, thực thi và quản lý các dự án đầu tư, chính sách và chương trình đầu tư tại các tổ chức kinh tế-xã hội trong và ngoài nước.

Để hiểu rõ hơn ngành Kinh tế đầu tư học những gì thì bạn hãy tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

I

PHẦN KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

1

Những NL CB của CN Mác-Lênin 1

2

Những NL CB của CN Mác-Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng Việt Nam

5

Pháp luật đại cương

6

Xã hội học đại cương

7

Tiếng Anh 1

8

Tiếng Anh 2

9

Tiếng Anh 3

10

Tiếng Anh 4

11

Tiếng Anh 5

12

Toán cao cấp

13

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

14

Tin học đại cương

15

Giáo dục thể chất 1

16

Giáo dục thể chất 2

17

Giáo dục thể chất 3

18

Giáo dục quốc phòng

II

KHỐI KIẾN THỨC GD CHUYÊN NGHIỆP

II.1

KIẾN THỨC CƠ SỞ CỦA KHỐI NGÀNH

19

Kinh tế vi mô 1

20

Kinh tế vĩ mô 1

II.2

KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

 

Bắt buộc

21

Tài chính – tiền tệ 1

22

Nguyên lý thống kê

23

Nguyên lý kế toán

24

Marketing căn bản

25

Kinh tế lượng

26

Luật Kinh tế

27

Quản trị học

28

Lịch sử các học thuyết kinh tế

 

Tự chọn

29

Môi trường và con người

30

Phương pháp nghiên cứu khoa học

31

Địa lý kinh tế Việt Nam

32

Toán kinh tế

II.3

KIẾN THỨC NGÀNH

 

Bắt buộc

33

Kinh tế vi mô 2

34

Kinh tế môi trường

35

Kinh tế và chính sách phát triển vùng

36

Kinh tế vĩ mô 2

37

Kinh tế phát triển

38

Kinh tế công cộng

39

Kinh tế quốc tế

40

Thống kê kinh tế

41

Lập và phân tích dự án đầu tư

42

Quản lý nhà nước về kinh tế

 

Tự chọn

43

Pháp luật về sở hữu trí tuệ

44

Soạn thảo văn bản QLKT

45

Môi trường và Phát triển bền vững

46

Kế toán doanh nghiệp

47

Kinh tế bảo hiểm

48

Kinh tế học phúc lợi

49

Kinh tế học quản lý

II.4

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

 

Bắt buộc

50

Kinh tế đầu tư 1

51

Đầu tư quốc tế

52

Kinh tế đầu tư 2

53

Luật đầu tư

54

Thị trường vốn đầu tư

55

Quản lý dự án đầu tư

56

Thẩm định dự án đầu tư

 

Tự chọn

57

Đấu thầu trong đầu tư

58

Phân tích lợi ích – chi phí

59

Thống kê đầu tư XDCB

60

Phân tích chính sách phát triển

61

Nghiên cứu và dự báo kinh tế

62

Phát triển nông thôn

63

Kinh tế nông thôn

64

Dự báo phát triển KTXH

65

Kinh tế y tế 1

II.5

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

III

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

IV

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

 

Các học phần tự chọn thay thế khóa luận (*)

66

Quản lý rủi ro trong đầu tư

67

Đầu tư công

68

Đầu tư tài chính

Khối Xét Tuyển Ngành Kinh Tế Đầu Tư

Ngành Kinh tế đầu tư có thể xét tuyển theo các khối thi như sau

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Trong đó phổ biến nhất là khối A, A1, D1.

khoi xet tuyen kinh te dau tu

Các Trường Đào Tạo Ngành Kinh Tế Đầu Tư Ở Việt Nam

Để học Ngành kinh tế đầu tư, thí sinh có thể chọn trực tiếp chuyên ngành này ở các đại học hoặc chọn Ngành Kinh tế.

Các trường đào tạo ngành Kinh tế đầu tư khu vực phía Bắc

  • Trường ĐH Kinh tế quốc dân: 27,7 (năm 2021)
  • Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: 25,05 (năm 2021)
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 16 (năm 2021)
  • Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên: 16 (Năm 2021)
  • Trường ĐH Tân Trào:15 (năm 2021)

Các trường đào tạo ngành Kinh tế đầu tư khu vực miền Trung

  • Trường ĐH Kinh tế Huế (ngành Kinh tế): 18 (năm 2021)
  • Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (ngành Kinh tế): 25 (năm 2021)
  • Trường ĐH Vinh (ngành Kinh tế): 17 (năm 2021)

Các trường đào tạo ngành Kinh tế đầu tư khu vực phía Nam

  • Trường ĐH Kinh tế TPHCM: 25,4 (năm 2021)
  • Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (ngành Kinh tế): 23,5 (năm 2021)
  • Trường ĐH Cần Thơ (ngành Kinh tế): 25,5 (năm 2021)

Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Ngành Kinh Tế Đầu Tư

Cơ hội việc làm ngành Kinh tế đầu tư tương đối rộng mở vì ngành đào tạo về kế hoạch phát triển kinh tế và các hoạt động của một dự án, mà bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng cần phải lên kế hoạch và lập thành dự án.

Cụ thể, sinh viên ngành Kinh tế đầu tư ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí như:

  • Chuyên viên phân tích đầu tư;
  • Nhân viên tín dụng, quản trị rủi ro tại ngân hàng;
  • Chuyên viên hoạch định quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương;
  • Chuyên viên thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư;
  • Chuyên viên lập và quản lý dự án đầu tư;
  • Chuyên viên quản lý vốn, nguồn vốn;
  • Chuyên viên quản lý đấu thầu, quản trị rủi ro…

Với những vị trí trên, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư có thể làm việc tại các tổ chức ở Việt Nam và nước ngoài như:

  • Cán bộ quản lý đầu tư trong ngành Kế hoạch – Đầu tư: Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Phòng Kế hoạch – Tài chính;
  • Phòng Kế hoạch – Đầu tư tại các doanh nghiệp trong nước, liên doanh, nước ngoài nhằm xây dựng, triển khai thực hiện và quản lý các dự án;
  • Phòng Thẩm định Dự án ở các Ngân hàng thương mại nhằm tư vấn cho các chủ đầu tư về xây dựng dự án;
  • Bộ phận kế hoạch, dự án trong các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng;
  • Trung tâm xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đầu tư tại các địa phương hoặc trung ương;
  • Cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế;
  • Nghiên cứu viên và giảng viên trong ngành kinh tế đầu tư tại các trường Đại học, các Viện, Học viện.

co hoi nghe nghiep kinh te dau tu

Lương Ngành Kinh Tế Đầu Tư Là Bao Nhiêu?

Đối với sinh viên ngành Kinh tế đầu tư mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.

Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế đầu tư thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

Tổng Kết

Như vậy, bạn đã hiểu được kinh tế đầu tư là gì? Đây là ngành học đòi hỏi bạn phải không ngừng trao dồi kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn để có thể tìm được chỗ đứng cho mình. Nhưng bù lại bạn sẽ nhận được một công việc tốt cùng với mức lương tương xứng với nỗ lực của bạn. Chúc bạn sớm thành công!

Xem thêm:

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 – (2 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận