Kinh Thánh nói gì về sự biếng nhác?

Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về sự biếng nhác?

Trả lời

Quy luật đầu tiên của Newton về chuyển động nói rằng một vật thể chuyển động có xu hướng luôn duy trì sự chuyển động, và một vật thể đứng yên có xu hướng luôn duy trì sự đứng yên. Quy luật này cũng áp dụng cho con người. Trong khi một số người tự nhiên được đính hướng để hoàn thành dự án, những người khác thì thờ ơ, đòi hỏi động lực để vượt qua sức ì. Sự biếng nhác, là lối sống của một số người, là sự cám dỗ cho tất cả mọi người. Nhưng Kinh Thánh nói rõ rằng, bởi vì Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho con người làm việc, nên sự biếng nhác là tội lỗi. “Hỡi kẻ biếng nhác, hãy đi đến loài kiến; Khá xem xét cách ăn ở nó mà học khôn ngoan.” (Châm ngôn 6:6)

Kinh Thánh có rất nhiều điều để nói về sự biếng nhác. Đặc biệt sách Châm ngôn nói nhiều về sự khôn ngoan liên quan đến sự biếng nhác và cảnh báo người biếng nhác. Châm ngôn cho chúng ta biết rằng người biếng nhác ghét làm việc: “Sự ước ao của kẻ biếng nhác giết chết nó; bởi vì hai tay nó không khứng làm việc”(21:25); Người đó yêu thích việc ngủ: “Kẻ biếng nhác lăn trở trên giường mình, khác nào cửa xây trên bản lề nó”(26:14); người đó đưa ra lời bào chữa: “Kẻ biếng nhác nói, ‘Có con sư tử ngoài đường; Một con sư tử ở trong đường phố’”(26:13); người đó lãng phí thời gian và năng lượng: “Kẻ thả trôi công việc mình, Cũng là anh em của kẻ phá hại”; người đó tin rằng mình khôn ngoan, nhưng thực ra là ngu ngốc: “Kẻ biếng nhác tự nghĩ mình khôn ngoan hơn bảy người đáp lại cách có lí.”(26:16)

Sách Châm Ngôn cũng cho chúng ta biết hậu quả của sự biếng nhác: Người biếng nhác trở thành đầy tớ (hoặc con nợ): “Tay người siêng năng sẽ cai trị, nhưng tay kẻ biếng nhác phải phục dịch”(12:24); tương lai người đó ảm đạm: “Vì có mùa đông kẻ biếng nhác chẳng cày ruộng; qua mùa gặt nó sẽ xin ăn, nhưng chẳng được gì hết” (20:4); sngười đó sẽ trở nên nghèo đói: “Lòng kẻ biếng nhác mong ước, mà chẳng có chi hết; còn lòng người siêng năng sẽ được no nê.”(13:4)

Không có chỗ cho sự biếng nhác trong đời sống một Cơ Đốc Nhân. Một tín hữu mới được dạy một cách trung thực rằng: “…Vả ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9). Nhưng một tín hữu có thể trở nên nhàn rỗi nếu người đó tin một cách sai lầm rằng Đức Chúa Trời không mong đợi sự kết quả từ một cuộc đổi đã biến đổi. “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:10). Cơ Đốc Nhân không được giải cứu bởi việc làm, nhưng họ thể hiện đức tin bằng việc họ làm (Gia cơ 2:18, 26). Sự lười biếng chống lại mục đích của Đức Chúa Trời – những việc làm tốt. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời trao quyền cho các Cơ Đốc Nhân để vượt qua những xu hướng lười biếng xác thịt bằng cách ban cho chúng ta một đời sống mới (II Cô-rinh-tô 5:17)

Khi được tạo nên mới, chúng ta có động lực để siêng năng và sản sinh ra tình yêu dành cho Đấng cứu chuộc đã giải cứu chúng ta. Thiên hướng cũ của chúng ta đối với sự lười biếng – và tất cả tội lỗi khác – được thay thế bởi sự khao khát để sống tin kính Đức Chúa Trời: “Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn” (Ê-phê-sô 4:28). Chúng ta bị thuyết phục về nhu cầu chúng ta cần để chu cấp cho gia đình thông qua sự lao động: “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa” (I Ti-mô-thê 5:8); và cho những người khác trong gia đình Đức Chúa Trời: “Chính anh em biết rằng hai bàn tay nầy đã làm ra sự cần dùng của tôi và của đồng bạn tôi. Tôi từng bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công-vụ Các-sứ-đồ 20:34-35).

Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta biết rằng sự lao động của chúng ta sẽ được ban thưởng bởi Đức Chúa Trời nếu chúng ta bền lòng siêng năng: “Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin” (Ga-la-ti 6:9-10); “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa” (Cô-lô-se 3:23-24); “Đức Chúa Trời không phải là không công bình mà bỏ quên công việc và lòng yêu thương của anh em đã tỏ ra vì danh Ngài, trong khi hầu việc các thánh đồ và hiện nay đang còn hầu việc nữa” (Hê-bơ-rơ 6:10).

Cơ Đốc Nhân nên chiến đấu bằng sức mạnh của Đức Chúa Trời để rao giảng Tin Lành và làm môn đệ Ngài. Sứ đồ Phao-lô là một ví dụ: “Ấy là Ngài mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người, dạy dỗ mọi người, hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ ra trước mặt Đức Chúa Trời. Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi” (Cô-lô-se 1:28-29). Thậm chí nơi Thiên Đàng, sự phục vụ của Cơ Đốc Nhân với Đức Chúa Trời vẫn sẽ tiếp tục, mặc dầu không còn sự nguyền rủa (Khải Huyền 22:3). Được tự do khỏi bệnh tật, đau khổ và tội lỗi – thậm chí sự biếng nhác – các Thánh đồ sẽ làm vinh hiển danh Đức Chúa Trời mãi. “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (I Cô-rinh-tô 15:58).

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về sự biếng nhác?

Quy luật đầu tiên của Newton về chuyển động nói rằng một vật thể chuyển động có xu hướng luôn duy trì sự chuyển động, và một vật thể đứng yên có xu hướng luôn duy trì sự đứng yên. Quy luật này cũng áp dụng cho con người. Trong khi một số người tự nhiên được đính hướng để hoàn thành dự án, những người khác thì thờ ơ, đòi hỏi động lực để vượt qua sức ì. Sự biếng nhác, là lối sống của một số người, là sự cám dỗ cho tất cả mọi người. Nhưng Kinh Thánh nói rõ rằng, bởi vì Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho con người làm việc, nên sự biếng nhác là tội lỗi. “Hỡi kẻ biếng nhác, hãy đi đến loài kiến; Khá xem xét cách ăn ở nó mà học khôn ngoan.” (Châm ngôn 6:6)Kinh Thánh có rất nhiều điều để nói về sự biếng nhác. Đặc biệt sách Châm ngôn nói nhiều về sự khôn ngoan liên quan đến sự biếng nhác và cảnh báo người biếng nhác. Châm ngôn cho chúng ta biết rằng người biếng nhác ghét làm việc: “Sự ước ao của kẻ biếng nhác giết chết nó; bởi vì hai tay nó không khứng làm việc”(21:25); Người đó yêu thích việc ngủ: “Kẻ biếng nhác lăn trở trên giường mình, khác nào cửa xây trên bản lề nó”(26:14); người đó đưa ra lời bào chữa: “Kẻ biếng nhác nói, ‘Có con sư tử ngoài đường; Một con sư tử ở trong đường phố’”(26:13); người đó lãng phí thời gian và năng lượng: “Kẻ thả trôi công việc mình, Cũng là anh em của kẻ phá hại”; người đó tin rằng mình khôn ngoan, nhưng thực ra là ngu ngốc: “Kẻ biếng nhác tự nghĩ mình khôn ngoan hơn bảy người đáp lại cách có lí.”(26:16)Sách Châm Ngôn cũng cho chúng ta biết hậu quả của sự biếng nhác: Người biếng nhác trở thành đầy tớ (hoặc con nợ): “Tay người siêng năng sẽ cai trị, nhưng tay kẻ biếng nhác phải phục dịch”(12:24); tương lai người đó ảm đạm: “Vì có mùa đông kẻ biếng nhác chẳng cày ruộng; qua mùa gặt nó sẽ xin ăn, nhưng chẳng được gì hết” (20:4); sngười đó sẽ trở nên nghèo đói: “Lòng kẻ biếng nhác mong ước, mà chẳng có chi hết; còn lòng người siêng năng sẽ được no nê.”(13:4)Không có chỗ cho sự biếng nhác trong đời sống một Cơ Đốc Nhân. Một tín hữu mới được dạy một cách trung thực rằng: “…Vả ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9). Nhưng một tín hữu có thể trở nên nhàn rỗi nếu người đó tin một cách sai lầm rằng Đức Chúa Trời không mong đợi sự kết quả từ một cuộc đổi đã biến đổi. “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:10). Cơ Đốc Nhân không được giải cứu bởi việc làm, nhưng họ thể hiện đức tin bằng việc họ làm (Gia cơ 2:18, 26). Sự lười biếng chống lại mục đích của Đức Chúa Trời – những việc làm tốt. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời trao quyền cho các Cơ Đốc Nhân để vượt qua những xu hướng lười biếng xác thịt bằng cách ban cho chúng ta một đời sống mới (II Cô-rinh-tô 5:17)Khi được tạo nên mới, chúng ta có động lực để siêng năng và sản sinh ra tình yêu dành cho Đấng cứu chuộc đã giải cứu chúng ta. Thiên hướng cũ của chúng ta đối với sự lười biếng – và tất cả tội lỗi khác – được thay thế bởi sự khao khát để sống tin kính Đức Chúa Trời: “Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn” (Ê-phê-sô 4:28). Chúng ta bị thuyết phục về nhu cầu chúng ta cần để chu cấp cho gia đình thông qua sự lao động: “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa” (I Ti-mô-thê 5:8); và cho những người khác trong gia đình Đức Chúa Trời: “Chính anh em biết rằng hai bàn tay nầy đã làm ra sự cần dùng của tôi và của đồng bạn tôi. Tôi từng bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công-vụ Các-sứ-đồ 20:34-35).Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta biết rằng sự lao động của chúng ta sẽ được ban thưởng bởi Đức Chúa Trời nếu chúng ta bền lòng siêng năng: “Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin” (Ga-la-ti 6:9-10); “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa” (Cô-lô-se 3:23-24); “Đức Chúa Trời không phải là không công bình mà bỏ quên công việc và lòng yêu thương của anh em đã tỏ ra vì danh Ngài, trong khi hầu việc các thánh đồ và hiện nay đang còn hầu việc nữa” (Hê-bơ-rơ 6:10).Cơ Đốc Nhân nên chiến đấu bằng sức mạnh của Đức Chúa Trời để rao giảng Tin Lành và làm môn đệ Ngài. Sứ đồ Phao-lô là một ví dụ: “Ấy là Ngài mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người, dạy dỗ mọi người, hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ ra trước mặt Đức Chúa Trời. Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi” (Cô-lô-se 1:28-29). Thậm chí nơi Thiên Đàng, sự phục vụ của Cơ Đốc Nhân với Đức Chúa Trời vẫn sẽ tiếp tục, mặc dầu không còn sự nguyền rủa (Khải Huyền 22:3). Được tự do khỏi bệnh tật, đau khổ và tội lỗi – thậm chí sự biếng nhác – các Thánh đồ sẽ làm vinh hiển danh Đức Chúa Trời mãi. “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (I Cô-rinh-tô 15:58).

Rate this post

Viết một bình luận