Câu hỏi
Kinh điển Thánh Kinh là gì?
Trả lời
Từ “kinh điển” xuất phát từ những quy định của luật pháp đã sử dụng để xác định một cuốn sách khi nó được công nhận theo một định chuẩn. Điều quan trọng cần lưu ý rằng Thánh Kinh đã được kinh điển tại thời điểm bản văn được viết ra. Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời kể từ khi bút chạm vào những cuộn giấy da. Đây là điều rất quan trọng, bởi vì Cơ Đốc giáo không bắt đầu bằng cách xác định Đức Chúa Trời, hay Đức Chúa Jêsus Christ, hoặc là sự cứu rỗi. Nền tảng của Cơ Đốc giáo được tìm thấy trong thẩm quyền của Kinh Thánh. Nếu không xác định được thẩm quyền của Kinh Thánh, thì chúng ta có thể không phân biệt một cách đúng đắn bất kỳ chân lý thần học nào từ những sai lạc.
Thước đo hay tiêu chuẩn nào đã sử dụng để quyết định những cuốn sách được phân loại trở thành Thánh Kinh? Một câu Kinh Thánh là chìa khoá để hiểu rõ về tiến trình, mục đích và có lẽ thời gian của tặng phẩm Thánh Kinh là Giu-đe câu 3, trong đó nói về niềm tin của Cơ Đốc giáo “là đạo truyền cho các thánh một lần đủ cả”. Khi niềm tin của chúng ta được xác quyết bởi Lời Đức Chúa Trời, về cơ bản Giu-đe đang nói rằng Thánh Kinh đã được ban tặng một lần đủ để đảm bảo lợi ích cho mọi Cơ Đốc nhân. Có phải nó thật diệu kỳ khi chúng ta biết rằng không có một bản thảo nào hoặc bị giấu kín hoặc chưa được tìm thấy, không có cuốn sách nào là bí mật chỉ là một ít người đặc biệt được chọn (để viết chúng) và lại có người nào đang còn sống có một mặc khải đặc biệt yêu cầu chúng ta vất vả leo lên đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn để được soi dẫn không? Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời đã không rời xa chúng ta mà không để lại một nhân chứng. Tương tự bằng chính năng quyền siêu phàm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Lời của Ngài, thì Ngài cũng sử dụng để bảo vệ nó.
Thi Thiên 119:160 xác quyết toàn bộ Lời Chúa là chân thật. Mở đầu với tiền đề đó, chúng ta có thể so sánh những quyển sách nguỵ kinh để xem nếu chúng đáp ứng được các thử nghiệm hay không. Chẳng hạn, Kinh Thánh khẳng định Đức Chúa Jêsus Christ là Ðức Chúa Trời (Ê-sai 9:6-7; Ma-thi-ơ 1:22-23; Giăng 1:1-2,14, 20:28; Công vụ 16:31, 34; Phi-líp 2:5-6; Cô-lô-se 2:9; Tít 2:13; Hê-bơ-rơ 1:8; II Phi-e-rơ 1:1). Thế nhưng nhiều bản văn nguỵ kinh tự xưng là Thánh Kinh, cho rằng Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời. Khi mâu thuẫn rõ ràng tồn tại, Thánh Kinh đã chứng minh được độ tin cậy, bỏ lại những bản văn khác ra ngoài phạm vi của Thánh Kinh.
Vào những thế kỷ đầu của Giáo Hội, nhiều Cơ Đốc nhân bị giết chết vì đã sở hữu những bản sao Kinh Thánh. Chính vì sự bách hại này, mà đã sớm có câu hỏi được đặt ra: “Các quyển sách có giá trị như thế nào đến nỗi họ dám chịu chết?” Một số sách có thể bao gồm những lời phán của Chúa Giê-xu, nhưng chúng có được soi dẫn như đã được nói đến trong II Ti-mô-thê 3:16 không? Giáo Hội Nghị đóng một vai trò quan trọng trong việc công khai công nhận tính kinh điển của Thánh Kinh, nhưng thông thường một giáo hội độc lập hoặc các tổ chức giáo hội đều công nhận Thánh Kinh được soi dẫn từ lúc viết ra (Cô-lô-se 4:16; I Thê-sa-lô-ni-ca 5:27). Trong suốt những thế kỷ đầu của Giáo Hội, một vài quyển sách đã từng có tranh cãi nhưng về cơ bản, danh sách những quyển sách mang tính kinh điển đã được hoàn tất vào năm 303 sau công nguyên.
Khi nói đến Kinh Thánh Cựu Ước, có ba sự kiện rất quan trọng đã được đề cập đến: 1) Kinh Thánh Tân Ước luôn trích dẫn hoặc ám chỉ từ Kinh Thánh Cựu Ước hoặc cả hai. 2) Thực tế Chúa Giê-xu đã xác nhận kinh điển Thánh Kinh được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ trong Ma-thi-ơ 23:35, khi Ngài dẫn chứng câu chuyện từ sách đầu tiên cho đến sách cuối cùng trong Thánh Kinh đương thời của Ngài. 3) Người Do Thái đã quá kỹ lưỡng để tuân giữ Thánh Kinh Cựu Ước và họ đã có một số tranh cãi về những phần nào kinh điển hoặc không kinh điển. Những sách ngoại kinh của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã không đạt tới định chuẩn và nằm ngoài kinh điển Thánh Kinh cho nên không được người Do Thái chấp nhận.
Phần lớn những câu hỏi các sách nào thuộc về Thánh Kinh đề cập đến những văn phẩm được viết trong thời Chúa Giê-xu hoặc sau đó. Giáo Hội đầu tiên đã đưa ra những định chuẩn cụ thể cho những quyển sách để chúng được công nhận là một phần của Kinh Thánh Tân Ước. Các sách được chọn làm kinh điển phải hội đủ các tiêu chuẩn sau: Có phải quyển sách được viết từ những người đã chứng kiến tận mắt cuộc đời Chúa Jesus Christ? Quyển sách đó có vượt qua được phần “kiểm chứng chân lý”? (bản văn có mang tính chất liên tục kết hợp với những sách khác và có nhất quán với Thánh Kinh?) Các sách Tân Ước được chấp nhận lúc đó đã trãi qua trước thử thách của thời gian và Cơ Đốc giáo chính thống đã chấp nhận những điều này, với một ít khó khăn trong nhiều thế kỷ.
Sự tin cậy trong việc công nhận những quyển sách đặc biệt có niên điểm trước đó đến độc giả của thế kỷ thứ nhất là những người đã cung cấp những bằng chứng trực tiếp về tính xác thực của chúng. Hơn thế nữa, chủ đề ngày tận thế của sách Khải Huyền và việc cấm thêm lời vào sách trong Khải Huyền 22:18 đã gây ra một sự tranh cãi mạnh mẽ cho rằng kinh điển đã được chấm dứt tại thời điểm đương thời của bản văn (năm 95 sau Công nguyên).
Có một điểm quan trọng mà thần học không thể bỏ qua: Đức Chúa Trời đã ban Lời của Ngài cho hằng thiên niên kỷ với một mục đích duy nhất là khải thị chính mình Ngài và truyền đạt cho nhân loại. Cuối cùng thì Giáo Hội Nghị không quyết định nếu một sách đã trở thành Thánh Kinh; điều đó đã định khi trước giả được chọn viết bởi Đức Chúa Trời. Để đạt được kết quả cuối cùng, bao gồm cả việc bảo tồn Lời Ngài qua nhiều thế kỷ, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn những Giáo Hội Nghị đầu tiên trong sự công nhận tính chất kinh điển của các sách đó.
Những tri thức có được liên quan đến nhiều sự việc như: thuộc tính của Đức Chúa Trời, nguồn gốc của vũ trụ và sự sống, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, những điều kỳ diệu của sự cứu rỗi, và các sự kiện trong tương lai (bao gồm cả vận mệnh của nhân loại) nằm ngoài quan sát tự nhiên và năng lực khoa học của con người. Lời của Chúa đã được truyền ra, giá trị và nhân cách được tìm thấy trong những Cơ Đốc nhân qua nhiều thế kỷ, đủ để giải thích mọi điều mà chúng ta cần biết về Đấng Christ (Giăng 5:18; Công Vụ 18:28; Ga-la-ti 3:22; II Ti-mô-thê 3:15); và để dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy chúng ta trong sự công bình (II Ti-mô-thê 3:16).
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Kinh điển Thánh Kinh là gì?
Từ “kinh điển” xuất phát từ những quy định của luật pháp đã sử dụng để xác định một cuốn sách khi nó được công nhận theo một định chuẩn. Điều quan trọng cần lưu ý rằng Thánh Kinh đã được kinh điển tại thời điểm bản văn được viết ra. Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời kể từ khi bút chạm vào những cuộn giấy da. Đây là điều rất quan trọng, bởi vì Cơ Đốc giáo không bắt đầu bằng cách xác định Đức Chúa Trời, hay Đức Chúa Jêsus Christ, hoặc là sự cứu rỗi. Nền tảng của Cơ Đốc giáo được tìm thấy trong thẩm quyền của Kinh Thánh. Nếu không xác định được thẩm quyền của Kinh Thánh, thì chúng ta có thể không phân biệt một cách đúng đắn bất kỳ chân lý thần học nào từ những sai lạc.Thước đo hay tiêu chuẩn nào đã sử dụng để quyết định những cuốn sách được phân loại trở thành Thánh Kinh? Một câu Kinh Thánh là chìa khoá để hiểu rõ về tiến trình, mục đích và có lẽ thời gian của tặng phẩm Thánh Kinh là Giu-đe câu 3, trong đó nói về niềm tin của Cơ Đốc giáo “là đạo truyền cho các thánh một lần đủ cả”. Khi niềm tin của chúng ta được xác quyết bởi Lời Đức Chúa Trời, về cơ bản Giu-đe đang nói rằng Thánh Kinh đã được ban tặng một lần đủ để đảm bảo lợi ích cho mọi Cơ Đốc nhân. Có phải nó thật diệu kỳ khi chúng ta biết rằng không có một bản thảo nào hoặc bị giấu kín hoặc chưa được tìm thấy, không có cuốn sách nào là bí mật chỉ là một ít người đặc biệt được chọn (để viết chúng) và lại có người nào đang còn sống có một mặc khải đặc biệt yêu cầu chúng ta vất vả leo lên đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn để được soi dẫn không? Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Chúa Trời đã không rời xa chúng ta mà không để lại một nhân chứng. Tương tự bằng chính năng quyền siêu phàm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Lời của Ngài, thì Ngài cũng sử dụng để bảo vệ nó.Thi Thiên 119:160 xác quyết toàn bộ Lời Chúa là chân thật. Mở đầu với tiền đề đó, chúng ta có thể so sánh những quyển sách nguỵ kinh để xem nếu chúng đáp ứng được các thử nghiệm hay không. Chẳng hạn, Kinh Thánh khẳng định Đức Chúa Jêsus Christ là Ðức Chúa Trời (Ê-sai 9:6-7; Ma-thi-ơ 1:22-23; Giăng 1:1-2,14, 20:28; Công vụ 16:31, 34; Phi-líp 2:5-6; Cô-lô-se 2:9; Tít 2:13; Hê-bơ-rơ 1:8; II Phi-e-rơ 1:1). Thế nhưng nhiều bản văn nguỵ kinh tự xưng là Thánh Kinh, cho rằng Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời. Khi mâu thuẫn rõ ràng tồn tại, Thánh Kinh đã chứng minh được độ tin cậy, bỏ lại những bản văn khác ra ngoài phạm vi của Thánh Kinh.Vào những thế kỷ đầu của Giáo Hội, nhiều Cơ Đốc nhân bị giết chết vì đã sở hữu những bản sao Kinh Thánh. Chính vì sự bách hại này, mà đã sớm có câu hỏi được đặt ra: “Các quyển sách có giá trị như thế nào đến nỗi họ dám chịu chết?” Một số sách có thể bao gồm những lời phán của Chúa Giê-xu, nhưng chúng có được soi dẫn như đã được nói đến trong II Ti-mô-thê 3:16 không? Giáo Hội Nghị đóng một vai trò quan trọng trong việc công khai công nhận tính kinh điển của Thánh Kinh, nhưng thông thường một giáo hội độc lập hoặc các tổ chức giáo hội đều công nhận Thánh Kinh được soi dẫn từ lúc viết ra (Cô-lô-se 4:16; I Thê-sa-lô-ni-ca 5:27). Trong suốt những thế kỷ đầu của Giáo Hội, một vài quyển sách đã từng có tranh cãi nhưng về cơ bản, danh sách những quyển sách mang tính kinh điển đã được hoàn tất vào năm 303 sau công nguyên.Khi nói đến Kinh Thánh Cựu Ước, có ba sự kiện rất quan trọng đã được đề cập đến: 1) Kinh Thánh Tân Ước luôn trích dẫn hoặc ám chỉ từ Kinh Thánh Cựu Ước hoặc cả hai. 2) Thực tế Chúa Giê-xu đã xác nhận kinh điển Thánh Kinh được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ trong Ma-thi-ơ 23:35, khi Ngài dẫn chứng câu chuyện từ sách đầu tiên cho đến sách cuối cùng trong Thánh Kinh đương thời của Ngài. 3) Người Do Thái đã quá kỹ lưỡng để tuân giữ Thánh Kinh Cựu Ước và họ đã có một số tranh cãi về những phần nào kinh điển hoặc không kinh điển. Những sách ngoại kinh của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã không đạt tới định chuẩn và nằm ngoài kinh điển Thánh Kinh cho nên không được người Do Thái chấp nhận.Phần lớn những câu hỏi các sách nào thuộc về Thánh Kinh đề cập đến những văn phẩm được viết trong thời Chúa Giê-xu hoặc sau đó. Giáo Hội đầu tiên đã đưa ra những định chuẩn cụ thể cho những quyển sách để chúng được công nhận là một phần của Kinh Thánh Tân Ước. Các sách được chọn làm kinh điển phải hội đủ các tiêu chuẩn sau: Có phải quyển sách được viết từ những người đã chứng kiến tận mắt cuộc đời Chúa Jesus Christ? Quyển sách đó có vượt qua được phần “kiểm chứng chân lý”? (bản văn có mang tính chất liên tục kết hợp với những sách khác và có nhất quán với Thánh Kinh?) Các sách Tân Ước được chấp nhận lúc đó đã trãi qua trước thử thách của thời gian và Cơ Đốc giáo chính thống đã chấp nhận những điều này, với một ít khó khăn trong nhiều thế kỷ.Sự tin cậy trong việc công nhận những quyển sách đặc biệt có niên điểm trước đó đến độc giả của thế kỷ thứ nhất là những người đã cung cấp những bằng chứng trực tiếp về tính xác thực của chúng. Hơn thế nữa, chủ đề ngày tận thế của sách Khải Huyền và việc cấm thêm lời vào sách trong Khải Huyền 22:18 đã gây ra một sự tranh cãi mạnh mẽ cho rằng kinh điển đã được chấm dứt tại thời điểm đương thời của bản văn (năm 95 sau Công nguyên).Có một điểm quan trọng mà thần học không thể bỏ qua: Đức Chúa Trời đã ban Lời của Ngài cho hằng thiên niên kỷ với một mục đích duy nhất là khải thị chính mình Ngài và truyền đạt cho nhân loại. Cuối cùng thì Giáo Hội Nghị không quyết định nếu một sách đã trở thành Thánh Kinh; điều đó đã định khi trước giả được chọn viết bởi Đức Chúa Trời. Để đạt được kết quả cuối cùng, bao gồm cả việc bảo tồn Lời Ngài qua nhiều thế kỷ, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn những Giáo Hội Nghị đầu tiên trong sự công nhận tính chất kinh điển của các sách đó.Những tri thức có được liên quan đến nhiều sự việc như: thuộc tính của Đức Chúa Trời, nguồn gốc của vũ trụ và sự sống, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, những điều kỳ diệu của sự cứu rỗi, và các sự kiện trong tương lai (bao gồm cả vận mệnh của nhân loại) nằm ngoài quan sát tự nhiên và năng lực khoa học của con người. Lời của Chúa đã được truyền ra, giá trị và nhân cách được tìm thấy trong những Cơ Đốc nhân qua nhiều thế kỷ, đủ để giải thích mọi điều mà chúng ta cần biết về Đấng Christ (Giăng 5:18; Công Vụ 18:28; Ga-la-ti 3:22; II Ti-mô-thê 3:15); và để dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy chúng ta trong sự công bình (II Ti-mô-thê 3:16).