Kinh nghiệm Mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán Sắt thép (bao nhiêu vốn) – BYTUONG

  • Facebook

  • Copy Link

Kinh nghiệm Mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán Sắt thép (bao nhiêu vốn)

Kinh nghiệm Mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán Sắt thép (bao nhiêu vốn)

Vật liệu xây dựng là một trong những nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều nhà cao tầng, khu công nghiệp, các dự án bất động sản được xây dựng cần đến sắt thép để thực hiện. Có thể nói nhu cầu sử dụng sắt thép trong xây dựng sẽ không bao giờ giảm.

Kinh doanh vật liệu xây dựng được nhiều người gợi ý lựa chọn. Vật liệu xây dựng chia ra rất nhiều loại khác nhau, đó có thể là sắt thép, gạch, xi măng, cát, đá hay các vật liệu xây dựng hoàn thiện như ống nước, sơn, bồn rửa,….

BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về vật liệu xây dựng sắt thép, những kinh nghiệm, hững lưu ý cần biết khi mở cửa hàng kinh doanh sắt thep là như thế nào. Mời các bạn cùng đón đọc bài phân tích sau Kinh nghiệm Mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán Sắt thép (bao nhiêu vốn).

Kinh nghiệm kinh doanh khởi nghiệp của Shark Trần Anh Vương, bắt đầu đi lên từ Khởi nghiệp ngành Thép, rồi sau đó vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy Đề Học theo hướng: Kinh nghiệm từ người thành công

Đối với các bạn sinh viên đang ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp, vị “cá mập” này cũng đưa ra ba kinh nghiệm rất quan trọng để khởi nghiệp thành công.

Shark Trần Anh Vương nhìn nhận, trước hết người trẻ cần phải học cách đi cùng nhau. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” – Shark Vương nhấn mạnh. Do vậy, khi khởi nghiệp cần phải thiết lập một đội ngũ mà ở đó mỗi người có một thế mạnh khác nhau và khác mình.

Tuy nhiên, để đi cùng nhau lâu dài trên con đường khởi nghiệp thì ngay từ đầu, cần phải phân định rõ ràng về ngôi thứ và lợi ích trong công ty. Cả nhóm góp vốn nhưng vẫn cần một người đứng trên để điều hành và nắm quyền quyết định, tránh những tị nạnh, xung đột không đáng có về sau.

Nếu chỉ dựa vào tình bạn rất khó để đi được đến đích. Do vậy, đối với những trường hợp lập nghiệp mà các thành viên trong nhóm có mối quan hệ bạn bè, nguyên tắc quan trọng là không được ngại. Cần phải phân định rõ ràng, tách bạch chứ không thể trộn lẫn vai trò. Ai cũng có quyền quyết định ngang nhau trong công ty sẽ rất dễ tan vỡ.

Kinh nghiệm thứ hai Shark Vương khuyên các bạn trẻ là kinh nghiệm về gọi vốn. Vị Shark này cho biết, nhà đầu tư thường yêu cầu các startup định giá công ty trong tương lai. Tuy nhiên, quyết định có đầu tư hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào quá khứ.

Lấy dẫn chứng từ câu chuyện trong chương trình Shark Tank Việt Nam, Shark Trần Anh Vương chia sẻ: “Chúng tôi có thể bắt tay nhau trên sóng truyền hình vì tất cả những con số mà các startup vẽ ra về một bức tranh công ty của tương lai. Nhưng trên thực tế, quá trình quyết định có đầu tư hay không đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào quá khứ”.

Vì vậy, vị “cá mập” này khuyên rằng, khi startup trình bày trước một nhà đầu tư, tất cả những thông tin mà người đó đưa ra về quá khứ phải là những thông tin trung thực nhất. Và nhà đầu tư chỉ quan tâm đến hiện tại và quá khứ chứ không phải tương lai các startup vẽ ra.

Kinh nghiệm 1: Thủ tục để mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán sắt thép

Để mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán sắt thép, bạn cần tuân thủ các quy định chung như sau:

+ Cửa hàng của bạn phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp như: về nguồn gốc sản phẩm, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất – kho bãi, lý lịch của người đứng ra kinh doanh,…

+ Điều kiện về mặt bằng cần tuân thủ: mặt bằng không cản trở giao thông, đảm bảo an toàn, tuân thủ đầy đủ các quy định của bên quản lý đô thị, có biển quảng cáo rõ ràng, có tên đầy đủ,…

Khi bạn đã đáp ứng được những điều kiện yêu cầu thì có thể đi đăng ký kinh doanh tại cơ quan địa phương có thẩm quyền. Nếu chỉ mở cửa hàng đại lý với quy mô nhỏ, vừa thì bạn sẽ đăng ký dưới hình thức kinh doanh hộ cá thể.

Kinh nghiệm 2: Lựa chọn địa điểm kinh doanh để mở cửa hàng buôn bán sắt thép

Sắt thép có khối lượng và kích thước khá lớn nên bạn cần tìm mặt bằng ở nơi rộng rãi để có thể chứa được hàng. Thường thì nên chọn vị trí cửa hàng gần với kho bãi để tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.

Khi vận chuyển sắt thép sẽ cần đến những phương tiện vận chuyển lớn nên bạn cần chọn ở nơi có đường rộng, giao thông thuận lợi để di chuyển. Cửa hàng nên ở ngoài mặt đường để khách hàng dễ tìm kiếm, ở đường hai chiều. Không nên mở cửa hàng ở những địa điểm gần trường học, hay chợ.

Kinh nghiệm 3: Kinh nghiệm khi mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán sắt thép: chọn nhà cung cấp

Đối với nhà cung cấp, bạn có thể tham khảo một số cách chọn nhà cung cấp sau:

+ Nhập hàng tử công ty: đây là hình thức nhập hàng được nhiều người kinh doanh sắt thép lựa chọn. Bạn sẽ nhập hàng trực tiếp từ công ty chính, miễn nhiên bạn sẽ trở thành đại lý phân phối sản phẩm cho công ty đó. Lợi ích của cách nhập hàng này đó là bạn sẽ được nhập sắt thép với giá gốc, được hỗ trợ về vận chuyển, chiết khấu hoặc lấy hàng. Nhưng nhược điểm đó chính là bạn chỉ dược kinh doanh mỗi một sản phẩm sắt thép của công ty này, phải nhập hàng với số lượng lớn ngay từ đầu, chịu sự ràng buộc với công ty.

+ Nhập hàng từ các đại lý phân phối sắt thép trong khu vực: giá cả sắt thép ở những đại lý này đều đã được niêm yết nên bạn sẽ không lo bị mua giá cao hơn. Ở hình thức nhập hàng này, bạn muốn nhập bao nhiều hàng cũng được, vẫn sẽ có chiết khấu theo đơn hàng nhưng không được nhiều như nhập hàng từ công ty.

+ Nhập hàng từ nước ngoài về: Cách nhập hàng này đòi hỏi bạn tốn thêm rất nhiều chi phí để vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Mặc dù tâm lý người Việt khá thích sử dụng hàng ngoại nhập nhưng nếu bạn không có đủ vốn kinh doanh thì nên cân nhắc hai cách nhập hàng trong nước ở trên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Kinh nghiệm 4: Định mức giá bán với các sản phẩm sắt thép trong cửa hàng

Về giá bán sắt thép nên để mức bao nhiêu thì được? Giá của sắt thép luôn thay đổi trên thị trường mỗi ngày, có nghĩa mỗi ngày có một giá. Và cũng tùy theo từng công ty mà mức giá bán sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi sự biến động giá trên thị trường sắt thép để đề ra mức giá bán phù hợp tại cửa hàng.

Cạnh tranh trong ngành này rất lớn, mức giá chênh lệch nhiều hay ít sẽ quyết định đến lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ, thu hút được khách hàng và thu được lợi nhuận nhiều hay ít. Vì thế, việc luôn cập nhật giá là quan trọng với những ai kinh doanh sắt thép xây dựng.

>> Ý tưởng Kinh doanh vật liệu xây dựng (Kinh nghiệm và điều kiện)

Kinh nghiệm 5: Quản lý kho và quản lý bán hàng khi kinh doanh sắt thép

Số lượng sắt thép nhập và xuất ra mỗi ngày rất nhiều. Bạn không thể đến kho bãi để kiểm tra từng sản phẩm một. Vì thế bytuong.com nghĩ rằng bạn nên sử dụng phần mềm bán hàng có hỗ trợ cho việc quản lý kho để giúp cho việc kinh doanh của mình tối giản và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi đã có phần mềm quản lý, bạn sẽ chỉ cần theo dõi số liệu thông qua kết quả thống kê trên phần mềm để biết bao nhiêu sắt thép được bán ra, sản phẩm nào còn nhiều, sản phẩm nào đã hết để còn nhập hàng về tiếp tục kinh doanh. Dựa vào phần mềm bạn cũng sẽ dễ dàng biết được thu chi của cửa hàng đang như thế nào để kịp thời điều chỉnh.

Kinh nghiệm 6: Kinh doanh cửa hàng sắt thép cần lưu ý đến vấn đề tuyển nhân lực

Sắt thép có khối lượng rất nặng, bạn sẽ cần có nhân lực để hỗ trợ việc sắp xếp bưng bê sắt thép mỗi ngày. Do đó, phải chú ý đến khâu tuyển nhân lực là những người đàn ông có sức khỏe và sức bền tốt.

Để hỗ trợ cho việc kinh doanh thuận lợi, bạn nên đầu tư thêm phương tiện vận chuyển như nếu mở cửa hàng sắt thép ở vùng nông thôn với quy mô nhỏ bạn có thể sử dụng xe máy cày. Còn nếu mở ở vùng ngoại ô, hoặc gần khu công nghiệp thì nên đầu tư xe trọng tải lớn. Chi phí đầu tư phương tiện vận chuyển cũng khá lớn đấy.

Kinh nghiệm 7: Vốn đầu tư bao nhiêu thì đủ để mở một đại lý kinh doanh buôn bán sắt thép

Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng kinh doanh sắt thép xây dựng cần một số vốn lớn. Những khoản chi chúng ta cần chi trả khi quyết định mở đại lý kinh doanh sắt thép là:

+ Tiền thuê mặt bằng, kho bãn: khoảng 10 đến 20 triệu/tháng

+ Tiền nhập hàng: tùy theo quy mô mà xác định số tiền nhập hàng của bạn là bao nhiêu. Có thể từ 70 triệu đến 150 triệu, 200 triệu…

+ Tiền mua phương tiện vận chuyển sắt thép: từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng

+ Tiền thuê nhân công: cứ một nhân lực bóc vác thì tiền công một ngày khoảng 200.000đ/người

+ Tiền phần mềm quản lý bán hàng: khoảng 7 – 10 triệu, chưa tính tiền duy trì hoạt động.

+ Tiền vốn dự phòng kinh doanh: vì khách hàng mua sắt thép sẽ thường có nhu cầu mua nợ nên bạn sẽ khó thu hồi vốn kịp thời để xoay vòng.

Muốn kinh doanh sắt thép xây dựng, bạn cần chuẩn bị một số vốn đủ lớn để bắt đầu. Nếu không có đủ nguồn vốn, bạn có thể huy động bằng cách vay ngân hàng, góp vốn kinh doanh, vay từ người thân bạn bè hoặc sử dụng nguồn vốn từ khách hàng & đối tác (bạn có thể nhập hàng nợ, và với những khách hàng lớn thì khuyến khích họ trả tiền trước bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi như giảm giá, miễn phí vận chuyển…)

Trên đây là những chia sẻ về Kinh nghiệm Mở cửa hàng đại lý kinh doanh buôn bán Sắt thép (bao nhiêu vốn). Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn kinh doanh sắt thép xây dựng thành công. Cảm ơn đã theo dõi bài phân tích này.

  • Facebook

  • Copy Link

Rate this post

Viết một bình luận