Dấn thân vào câu cá đã lâu, hầu như cá nào cũng từng câu qua rồi, kể cả có những lần bắt xe đi tận Bình Thuận hay Nha Trang để thử cảm giác của câu biển, hay thuê xuồng dạo quanh mấy hồ thủy điện mỗi đợt rảnh, mỗi con cá kéo lên là mỗi lần thấy mình chìm khá sâu vào câu cá. Nhưng ắt hẳn ai cũng thích cái nỗi ấy, thích mỗi lần được vớt cá lên hay thích cái cảnh phao bị giật giật rồi chìm nghỉm.
Phải nói loài cá làm cho tôi thấy thú lâu nhất là cá lóc, trong muời lần đi câu thì chủ định câu cá lóc cũng phải chiếm từ 4-5 lần. Trước tiên đối với người mới vào nghề, câu cá lóc khá là khó, do đó bản năng chinh phục lại nổi dậy. Không ít lần ra về tay không nhưng vẫn không nản, không hiểu do đâu mà dần dần tôi thấy câu cá lóc nó thú hơn tất cả.
-
Cách nhận biết chỗ có cá
Cá lóc là loài cá di chuyển cực nhiều, do nó là loài chuyên ăn động vật, do đó phải đi săn và tìm kiếm thức ăn. Do đó chúng cũng cần phải ẩn nấp những vùng nước tối, râm và nhiều vật cản, bụi rậm để thuận tiện cho việc rình mồi.
Mồi ăn ưa thích của cá lóc là ếch nhái kích thước nhỏ, các loại côn trùng, ốc, cá nhỏ…, thức ăn của chúng khá đa dạng và luôn sẵn. Chính vì vậy, địa điểm thích hợp để câu cá lóc là những chỗ nhiều bùn, nước khá đục, có nhiều cây cỏ, bè nổi, vật cản để chúng ẩn nấp, nước ấm áp, thậm chí là những bờ kênh, kè bị chia cắt nhiều vì cá lóc cũng có thể hay làm ổ ở những khu vực đó.
-
Câu cá lóc nổi
Cá lóc thường săn những con mồi sống trên bờ, ven bờ như nhái, châu chấu, bọ… do đó chúng cũng thường nổi lên để đợi con mồi. Thông thường chúng có thể ngoi đầu khỏi mặt nước để soi mồi, cũng có những lúc chúng cách mặt nước khoảng một gang tay, nấp yên lặng để quan sát con mồi, đó cũng chính là hai dạng nổi phổ biến của các lóc mà chúng ta thường thấy.
Câu cá lóc nổi khá là khó, nhiều khi chúng chạy theo mồi, nhưng kể cả tiến sát con mồi chúng vẫn không đớp mồi, hoặc không có phản ứng gì. Điều này rất khó giải thích, tuy nhiên có một lý giải hợp lý, đó là dạ dày và bộ lòng của cá lóc rất bé so với các loại cá khác, đặc biệt là các loại cá ăn cỏ, đó cũng có thể là lý do tại sao cá lóc ăn ít và ít khi đớp mồi.
2. Mồi cần chuẩn bị khi đi câu lóc
Nếu bạn câu cá lóc mà sử dụng mồi thật, mồi tốt nhất là nhái nhỏ, thứ hai là con lăng quăng, tiếp đến là các loại côn trùng như dế, châu chấu… những loại côn trùng có tại chỗ. Tuy nhiên nếu dùng những loại côn trùng này thì bạn nên giữ nguyên trạng con mồi, không xé nhỏ để dụ cá được tốt hơn.
Một loại mồi phổ biến hơn thường được các cần thủ dùng đó là nhái nhảy, nhái nhảy có kích thước thực của một con nhái bình thường, màu sắc, chân tay đều giống nhái thật 100%, thậm chí có loại nhái nhảy còn phát ra mùi nhái, hoặc có pin bên trong để mô tả các hoạt động của nhái.
Sử dụng mồi này thường tiết kiệm về mặt thời gian, và hiệu quả cũng được đánh giá là cao hơn. Khoảnh khắc tạo action cho nhái và vài chú nhái trườn mình bơi theo, hau háu là cái thú của những anh em nghiền câu lóc. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết top 10 mồi câu lure cá lóc nhạy nhất hiện nay
3. Cách thả mồi.
Trong cả hai trường hợp sử dụng mồi giả hay mồi thật thì sau khi thả mồi xuống bạn vẫn cần phải tạo action dưới hoặc trên mặt nước cho con mồi, bằng cách kéo và rê, hoặc tạo động tác nhảy giả tùy vào loại mồi mà bạn sử dụng.
-
Thả mồi ở hai bên của cá nếu bạn đã nhìn thấy cá, cách con cá khoảng 1m-3m nếu bạn đã có mục tiêu rõ ràng.
-
Thả mồi trước mặt cá, cách khoảng 1m -2m
-
Thả mồi phía sau cá, cách khoảng 3m sau đó kéo mồi về phía cần
Khi đi câu cá lóc, trừ những ngày gió to, mặt nước nhiều sóng lăn tăn thì cá lóc thường ít ăn do chúng bị quan sát kém, chúng tập trung săn mồi vào sau những ngày mưa to, nước dâng, nhiệt độ trời ấm. Ngoài ra do vấn đề an toàn, những ngày trời mưa, sấm sét anh em cũng không nên ra ngoài câu cá vì thời tiết sẽ gây nguy hiểm.