Cho dù bạn đã có kinh nghiệm tim viec hoặc bạn chỉ là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều thời gian được làm việc trực tiếp thì các mẹo giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong ngày đầu đi làm rất cần thiết. Ngày đầu đi làm luôn là khoảng thời gian quan trọng nhất giúp cho đồng nghiệp và lãnh đạo có những ấn tượng ban đầu về định hình phong cách làm việc của bạn. Hãy cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm qua bài viết dưới đây:
Ngày đầu tiên đi làm nên mang gì?
Khi đọc tin tuyển dụng nhân viên hành chính bạn sẽ khó hình dùng ra môi trường làm việc sắp tới mình sắp bước vào sẽ như thế nào. Trong ngày đi làm đầu tiên, do chưa biết tính chất công việc và cụ thể như thế nào, các phòng ban tại công ty ra sao, bạn có thể không cần quá quan trọng màn giới thiệu bằng cách mua hoa quả hay đồ ăn. Thông thường hãy đến nhận việc một cách bình thường bằng một thái độ lịch sự, lễ phép nhất. Không nên quá thể hiện ngay trong ngày đầu tiên.
Nhiều người thường quan niệm ngày đầu tiên cần phải mang đồ ăn như hoa quả bánh kẹo hay mời cả phòng đi ăn nhưng thực chất không phải văn hóa ở nơi nào cũng giống nhau. Công việc vẫn là hàng đầu chứ không phải những hình thức câu lệ do đó bạn không cần quá chú trọng vào việc mang đồ gì đi để lấy lòng mọi người trong phòng hay sếp.
Lâu dần khi đã quen và gắn bó với công việc, bạn có thể mời mọi người đi ăn trưa, cà phê cùng, từ đó xây dựng những mối quan hệ gắn bó sâu sắc hơn với nhau.
Cách ứng xử trong ngày đầu tiên đi làm
Hãy lắng nghe và quan sát
Trong ngày đầu tiên đi làm, hãy quan sát và chú ý lắng nghe trước khi đưa ra bất kỳ một lời đề nghị nào. Điều này hoàn toàn đúng trong mọi môi trường làm việc và cũng sẽ rất hữu ích khi bạn bước ra ngoài môi trường công sở. Việc người mới xuất hiện và tập làm quen với môi trường chuyên nghiệp đã đi vào quỹ đạo như thế chắc chắn sẽ có những phản ứng nhất định.
Chính vì thế việc biết lắng nghe và quan sát sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều. Bạn sẽ học được cách tìm hiểu và thích nghi về môi trường mà bạn đang tham gia, bạn có thể tìm hiểu về những đồng nghiệp mà bạn sẽ cùng làm việc, hãy cố gắng tránh những lỗi ngớ ngẩn không đáng có, quan sát để học hỏi kinh nghiệm từ những người đồng nghiệp xung quanh.
Cảnh giác trước những rắc rối trong văn phòng
Bạn có thể không tin nhưng trong mỗi văn phòng đều có những kẻ rắc rối, đại loại bạn có thể thấy những người thích hay nói châm chọc, mỉa mai, vẻ ngoài thì tươi cười như nói chuyện lại không thực sự thiện chí. Những kẻ rắc rối là những người hay thích tạo nên những mối bất hòa sau đó giả vờ như không biết gì về nó. Bạn có thể nghe những gì mà họ nói tuy nhiên không nên nghe theo hay bàn luận về bất cứ điều gì, đó có thể chỉ là những câu chuyện phóng đại mà thôi.
Chú ý đến thái độ cư xử của bản thân
Mọi người có thể không nhớ đến những ấn tượng tốt đẹp về việc cư xử lịch sự của bạn nhưng chắc chắn họ sẽ nhớ những hành vi thô lỗ của bạn, chính vì thế, bạn cần phải thật chú ý giữ gìn hình ảnh của bản thân nơi công sở. Chỉ một tiếng tiếng cười không đúng lúc, một tiếng hét vang quá lố,… cũng có thể khiến bạn nhận lấy sự ác cảm từ mọi người.
Một trong những điều dễ khiến bạn mất điểm trong mắt mọi người đó chính là việc sử dụng mạng xã hội một cách thiếu ý thức, phát tán những câu chuyện cươi hơi thiếu tế nhị và bị mạng internet lan truyền đi quá xa. Hay việc đăng tải những hình ảnh quá lố khiến mọi người cảm thấy khó chịu trong group cá nhân.
Đừng biến bản thân trở thành kẻ buôn chuyện
Bạn có thể nghe được những tin đồn về người này người kia trong công sở nhưng tuyệt đối không bao giờ được đưa ra ý kiến cá nhân để góp vào câu chuyện đó hay tám chuyện với những người khác. Mỉm cười có thể được xem là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này và nó sẽ hiệ quả cả khi bạn là nhân viên cũ.
Những câu chuyên nơi công sở có thể đem đến cho bạn nhiều thông tin về các đồng nghiệp nhưng đó là những thông tin chưa được kiểm chứng chính vì thế mà bạn cần lắng nghe và có thái độ cư xử đúng mực với mọi người khi tiếp nhận được những luồng thông tin đó.
Xem thêm: Làm sao để làm việc với đồng nghiệp quá phiền phức
Những nguyên tắc cần tuân thủ trong ngày đầu tiên đi làm
Chuẩn bị trước khi đi làm
Hãy chắc chắn rằng bạn biết thời gian để đến đúng giờ, và lên kế hoạch cho hành trình Tìm việc làm của mình. Nên đi đúng thời gian hoặc thậm chí là sớm năm phút ngay lập tức nó sẽ cho thấy bạn có mức độ quan tâm đến công việc như thế nào. Khi đến nơi bạn cũng nên tìm bộ phận báo cáo trước; một số nhà tuyển dụng sẽ cho bạn những chỉ dẫn cụ thể tới bộ phận của họ, trong khi một số người khác sẽ yêu cầu bạn đợi ở quầy lễ tân. Ngoài ra, hiểu rõ về việc cần làm sẽ chỉ ra sáng kiến và hỗ trợ tổ chức trước khi bạn bắt đầu làm việc.
Cố gắng hỏi về cách ăn mặc trước ở các nhà tuyển dụng bởi một số nơi làm việc sẽ có nhiều yêu cầu cụ thể hơn những nơi khác. Nếu bạn không thể tìm ra quy định mặc đồng phục, hãy suy nghĩ về môi trường bạn sẽ làm việc và chọn cho mình đồ thật phù hợp. Nếu vị trí của bạn ở các công việc phải làm việc ngoài trời hoặc trên công trường xây dựng thì nên mặc quần áo thoải mái, mặc quần áo sử dụng đôi giày chắc chắn là hợp lý nhất.
Nếu bạn ở trong một môi trường văn phòng chuyên nghiệp, tốt nhất là giữ phong cách đứng đắn ngay từ lúc đầu. Đừng lo lắng về việc mua một bộ com-lê, nhưng tránh mặc quần jeans, áo thun, hoặc váy bó sát. Quần dài và áo sơ mi thường hoặc váy dài qua đầu gối là những lựa chọn an toàn nhất. Nếu bạn đến để tìm thấy rằng mình muốn mọi người thấy mình ăn mặc giản dị thì phải thuyết phục họ ngay từ lần đầu này, bạn luôn có thể ăn mặc kiểu cách hơn sau khi.
Chào hỏi ngày đầu tiên đi làm
Người quản lý của bạn có thể sẽ giới thiệu bạn với tất cả mọi người bạn sẽ làm việc cùng, nhưng nếu họ không làm như vậy, hãy cố gắng tự giới thiệu bản thân. Ấn tượng đầu tiên là quan trọng, nó cũng giống như ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng vì vậy hãy chào các đồng nghiệp với một nụ cười thân thiện và một cái bắt tay vững chắc.
Có được thói quen ‘lắng nghe tích cực’ bất cứ khi nào ai đó nói chuyện với bạn. Điều này có thể liên quan đến việc trả lời bằng miệng khi họ nói chuyện, chẳng hạn như ‘có’, ‘tôi thấy’ hoặc thậm chí ‘mm-hmm’. Bạn cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn; tránh các vị trí phòng thủ hoặc lười biếng, ví dụ như băng qua cánh tay của bạn hoặc trượt dốc.
Xem thêm: Bạn cũng có thể áp dụng những kinh nghiệm cho ngày đầu đi làm này sau khi xin việc làm IT phần mềm tại Đà Nẵng thành công.
Chủ động đến công ty sớm
Một nhân viên giỏi đương nhiên sẽ không vi phạm vào lỗi cơ bản nhất là đi làm trễ. Huống chi bạn là người mới, buổi hôm nay là ngày đầu tiên bạn đến công ty làm việc, hãy chủ động đi làm sớm hơn để rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp và không để phía công ty đánh giá về thái độ của bạn đối với công ty và công việc. Có những trường hợp vô cớ để vuột mất công việc ngay trong ngay tỏng ngày đầu tiên đi làm chỉ vì đi làm trễ, không khó để có mặt tại công ty trước 15 phút, vừa giúp chúng ta thong thả, lại vừa dễ dàng hòa nhập với công việc nhanh hơn.
Thể hiện bản thân để gây ấn tượng với mọi người xung quanh
Nếu bạn được giới thiệu tóm tắt về một nhiệm vụ, hãy ghi chú cẩn thận. Đảm bảo rằng bạn biết thời hạn của mình và đặt câu hỏi nếu bạn cần làm rõ bất kỳ chi tiết nào. Hãy suy nghĩ về hành động của bạn như thế nào để có thể gây ảnh hưởng vừa đủ đến những người xung quanh bạn. Tránh việc chửi thề hoặc sử dụng các cụm từ xúc phạm – bạn không bao giờ biết ai là người có thể khó chịu.
Hãy để mọi người biết việc làm của bạn là gì, bạn đang ở đâu, bạn được tuyển dụng như nào, bạn sẽ cần phải làm việc này nếu bạn ăn trưa bên ngoài nơi làm việc, nếu bạn đang sắp trễ hoặc nếu bạn bị ốm. Bạn cũng nên thông báo với người quản lý khi rời khỏi vào cuối ngày. Nếu bạn đang làm việc trong bệnh viện hoặc nhà chăm sóc, hãy đảm bảo rằng bạn nhạy cảm và tôn trọng bệnh nhân và người dân. Nếu bạn đang ở trong một trường học, hãy để học sinh và nhân viên thoải mái bằng cách kiên nhẫn và thân thiện nhất có thể.
Hãy chịu trách nhiệm về khối lượng công việc của mình. Nếu bạn không còn nhiều việc phải làm, hãy thông báo cho người quản lý biết trước, để họ có thời gian để tổ chức thêm nhiều nhiệm vụ. Đây là một cách tiếp cận hữu ích và hữu ích hơn là chỉ đơn giản là chờ đợi cho bài tập tiếp theo của bạn.
>>> Để sàng lọc được những ứng viên ngành y giỏi nhất đòi hỏi mỗi nhà tuyển dụng phải có cách đặt câu hỏi chuyên nghiệp khai thác hết được điểm mạnh của ứng viên, vậy để nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình tuyển dụng, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây: phỏng vấn xin việc ngành y
Trưởng thành ngay từ đầu
Ngày đầu thử việc nhưng cũng là ngày bạn đã bắt tay vào công việc. Vì vậy đừng tỏ ra “ngu ngơ”, lạ lẫm với công việc và môi trường, càng không nên cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của mình chính là chờ đợi người đào tạo. Mọi thứ bạn nên chủ động để thể hiện sự trưởng thành của mình. Đừng vịn vào lý do “người mới, sinh viên mới ra trường” để ỉ lại bởi vì chẳng có một ai phải chịu trách nhiệm cho cái mới đó của chúng ta cả.
Hãy thể hiện một thái độ nghiêm túc, trưởng thành ngay từ cách ứng xử cho tới chuyện công việc. Dù bạn có chưa rõ công việc thì cũng nên hỏi người phụ trách hoặc hỏi đồng nghiệp một cách chín chắn. Như vậy chắc chắn họ sẽ tôn trọng bạn và không nỡ từ chối giúp đỡ bạn đâu nhé. Đừng đưa ra những câu hỏi mà khiến người khác không biết phải trả lời như thế nào, cũng đừng đưa ra quá nhiều câu hỏi sẽ khiến người khác cảm thấy phiền phúc và họ có thể quy chụp ngay rằng bạn khá rắc rối và không trưởng thành.
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục