Kinh nghiệm đi câu và cách làm mồi câu đài, câu đơn, câu lăng xê câu cá chép, câu cá trắm đen, câu cá trắm cỏ, câu rô phi, câu mè đạt hiệu quả nhất

01/05/2019 7:28:25 AM | 13117

Để câu cá thành công bạn phải xác định cụ thể loại cá muốn câu nhằm nắm rõ đặc tính của con mồi để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Như các bạn biết, tất cả chúng ta đều được gọi là con người nhưng chúng ta mỗi người chúng ta ai cũng có mỗi tính cách, sở thích, sở trường khác nhau và các loài cá cũng tương tự như vậy, cá có nhiều loài cá, mỗi loài có những đặc tính khác nhau, có loài thì thích sống ở các vùng nước nông hay sâu, có loài thích sống ở những vùng nước trong vắt hay bùn cặn, có loài thì thích sống riêng lẻ hay theo bầy đàn, có loài thì tập tính ăn mồi nhanh/ chậm…Những điều này sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn cần câu, máy câu,  mồi câu, dây câu có độ căng thích hợp nhất.

– Theo kinh nghiệm câu cá thì “canh con nước” là điều đầu tiên mà bất kỳ anh em nào đi câu cũng phải biết.  

+ Nếu câu sông thì nên câu vào những ngày nước kém (từ ngày mùng 5 đến 12 và từ ngày 20 – 28 âm lịch).

+ Nếu câu ở ao, hồ thì nên câu vào ngày nước lớn (những ngày còn lại trong tháng), nước vừa lên câu là tôt nhất sẽ có nhiều cá lớn.

Câu cá sông hồ tự nhiên

– Canh thời tiết:

+ Khi trời mưa to gió lớn, cá thường trốn tránh, không dám kiếm ăn. Những ngày nắng gắt, do ánh sáng chiếu gay gắt, cá cũng không ra tìm mồi. Mùa xuân là lúc    cá thường nổi lên mặt nước, vì thế dễ dàng bị mắc câu.

+ Nhất chạng vạng (tối) – Nhì rạng đông (sáng)…Câu cá gì cũng thế…

   Như vậy vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát đặc biệt là sau cơn mưa, trời hửng sáng, không khí mát mẻ, là thời điểm tốt nhất để câu cá

+ Đi câu biển thì bạn nên đi vào ban đêm sẽ hiệu quả hơn.

Chọn địa điểm phù hợp:

Khi đi câu cá, ta nên ngồi ngay cống lấy nước của đùng, khi nước lên, cá theo con nước chảy qua cống. Nếu đi câu sông thì bạn nên ngồi ở những chỗ có bờ kè, bờ đá, cây cọc hay ở những chỗ có vật cản cá tập trung nhiều, buông cần ở những nơi có cọc đóng đáy, có rạn đá.

Bạn nên tránh những địa điểm trống trãi hoặc nhưng nắng gắt, gió to vì lúc này cá thường trú ẩn ở dưới đáy sâu. Việc thả câu ở những bụi cỏ cây, lau sậy rậm rạp, hay những khúc nước dẫn vào hay thải ra ở những con đập cực kỳ là giải pháp hiệu quả cho bạn.

Lựa chọn dụng cụ câu phù hợp

a. Máy câu: 

– Tùy theo câu sông hồ hay câu bờ biển mà chọn loại máy dọc hay máy ngang phù hợp. Máy dọc thường được dành cho những người mới gia nhập vào thế giới câu cá bởi vì nó dễ sử dụng hơn máy ngang. Máy ngang dành cho những dân câu chuyên nghiệp ưa chuộng tầm ném xa cho phép miếng mồi câu thật xa bờ.

– Tùy theo loài cá muốn câu, trọng lượng của cá mà chọn máy câu phù hợp tải trọng.

– Nên chọn thương hiệu nổi tiếng về chất lượng trong lĩnh vực câu: Shimano, Pioneer, Accuz, …để nâng cao hiệu quả câu cá và tiết kiệm chi phí mua lại máy mới sau một thời gian sử dụng.

b. Cần câu:

– Ngoài việc lựa chọn cần câu của các thương hiệu nổi tiếng các mặt hàng chất lượng như cần câu Shimano, cần Daiwa, cần Pioneer.

– Cần câu tùy thuộc vào khu vực câu và loại cá muốn câu, các cần thủ nên lựa chọn loại phù hợp. Vì vậy để trả lời câu hỏi này trước tiên bạn phải trả lời các câu hỏI:

* Câu cá gì, kích thước bao nhiêu? Dựa vào đó để lựa chọn cần có power phù hợp

  Câu cá lớn sử dụng cần lớn.

  Câu cá nhỏ sử dụng cần nhỏ.

  Câu cá rô, cá phi thì lựa chọn cần trúc có độ dẻo cao.

  Câu cá lóc, cá trê, cá chép, cá tra … thì chọn cần lớn, chịu lực khỏe.

* Cách thức (phương pháp câu)?

* Quyết định chất liệu của cần

  Câu rê: yêu cầu lúc nào cũng cầm cần trên tay, quăng ra, thu vào nên yêu cầu cần nhẹ và chất liệu ưu tiên là Carbon (tốt hơn lựa chọn cần Lure – thường mức trung bình trở xuống).

  Kiểu khác : dùng cây chống, gác cần thì chất liệu bền, rẻ tiền lại được ưu tiên.

* Bạn là người tìm cảm giác, thích dòng cá lời khuyên cho bạn là nên chọn loại cần có mức trung bình trở xuống. Nếu thích kéo cá nhanh thì mức trung bình trở lên.

* Vị trí câu:

  Câu sông thì chọn cần từ 1,6m đến 3m

  Câu biển thì chọn cần 3,2 đến 4,5m.

* Địa hình câu: Yếu tố quyết định

  Địa hình phức tạp thì nên chọn mức trung bình trở lên dễ nhanh chóng kéo cá

  Địa hình tốt (không chướng ngại vật như câu hồ) thì không cần quan tâm.

* Bạn cần câu xa vị trí đứng:

  Yếu tố quan tâm nhất là chiều dài của cần, càng dài sẽ càng xa. Chiều dài cần sẽ liên quan đến khoảng cách quăng dây và tốc độ thu dây.

Sau khi tìm hiểu các câu hỏi trên, chắc là bạn đã định hình được cây cần phù hợp với mình là như thế nào rồi.

Khi chọn cần đảm bảo lựa chọn loại cần câu cá phải thật nhạy, để sao cho khi cá vào ăn mồi, rung phao, ta có thể biết chính xác 100 % khi nào cá đang nhấm thử, khi nào cá đã ngậm mồi, để có cú đóng chuẩn xác, dính cá.

c. Phụ kiện đi kèm: Phụ kiện đi kèm như lưỡi câu, phao câu, chì câu, dây câu phải đảm bảo phù hợp với chiếc cần câu đã chọn.

– Lưỡi câu: Có rất nhiều loại lưỡi câu lớn nhỏ khác nhau, mỗi loại phù hợp cho một loại cá như lưỡi mỏ ó dùng câu cá chẽm, lưỡi 3 ngạnh dùng câu cá dứa, các loại lưỡi nhỏ để câu cá bống, cá đục, cá rô. Nên sử dụng lưỡi câu càng nhỏ càng tốt, có khả năng che dấu miếng mồi để đánh lừa cá.

– Phao câu cá: Có 2 loại phao là phao mủ, phao xốp, nếu ai đi câu đêm thì phải có thêm phao đèn cột ở ngọn cần câu. Tùy loại cá mà câu có phao hay không. Các giống cá ăn mồi nổi như cá chẽm, cá nhồng thịt, nhồng măng thì nên câu bằng phao.

– Chì câu: có các loại như chì neo để đi câu biển, chì tròn dùng khi nước chảy mạnh, chì vuông, chì nhọn tùy loài cá và vùng nước mà lựa chọn loại chì phù hợp.

– Dây câu: Câu cá nhỏ thì nên dùng dây cước, câu cá lớn thì dùng dây dù. Nên chọn loại cước có độ dài phù hợp với chiều dài của cần

d. Mồi câu 

Mỗi khu vực, địa điểm câu có nhiều loại cá khác nhau với những đặc tính đớp mồi khác nhau.

Mồi câu cá lăng xê

– Thông thường mồi có 2 dạng là mồi tự nhiên và mồi tự chế biến. Câu ở hồ, ao thì dùng mồi tự chế biến như thức ăn công nghiệp, khoai, chuối… còn câu sông, câu đùng, câu biển thì dùng mồi thiên nhiên là tôm, trùn, dế, ốc…

– Những loài cá ăn nổi như chép, rô phi hay cá chày thích ăn những loại như tôm hay mồi chuối,..và những loại ăn chìm dưới đáy như lăng ngạnh, nheo,… thích ăn mồi tôm hay những loại mồi giả.

– Đặc biệt, đối với cá sông, cách thức ăn mồi theo kiểu cắn rỉa, bạn nên rút ra kinh nghiệm chọn món mồi dai, không bị nát khi cá vừa cắn những miếng mồi đầu tiên.

Dưới đây là Một số tham khảo Công thức phối các loại Mồi câu Hùng Vương.

1. Trộn mồi câu cá Chép – Trắm trắng – Trôi

1 gói chép 200gr

1/2 gói rô phi 200gr

1/2 gói trắm cỏ 200gr

2. Trộn mồi câu cá Rô phi – Trắm trắng – Trôi

1 gói rô phi 200gr

1/2 gói trôi 200gr

1 gói trắm cỏ 200gr

3. Trộn mồi câu cá Trôi – Rô phi

1 gói trôi 200gr

1/2 gói rô phi 200gr

1/4 gói chép 200gr

4. Trộn mồi câu cá Rô phi

1 gói rô phi 200gr

1 gói Tôm nam cực 100gr (hoặc bột tôm khô)

1/2 gói chép 200gr

5. Trộn mồi câu cá Mè – Trôi – Trắm trắng

1 gói chép 200gr

1 gói trắm cỏ 200gr

1 củ khoai lang hấp 200gr

6. Trộn mồi câu Chép – Trắm đen – Trắm cỏ

1 gói chép 200gr

1 goi trắm đen 200gr

1/2 gói trắm cỏ 200gr

1/2 gói mồi tổng hợp

7. Trộn mồi câu cá Tra

1 gói rô phi 500gr

2 kg cám tanh 20 độ đạm

2 gói bột cốt dừa

1 bát mẻ chua

8. Trộn mồi câu cá Chim – Cá Trê – Rô đầu vuông

2 gói mồi rô phi 200gr

1 gói tôm nam cực 100gr (hoặc bột tôm khô)

200gr gan vịt sống xay nhuyễn

 

SHOP MỒI CÂU CÁ – HƯƠNG LIỆU DỤ CÁ

(Cung cấp & Phân phối sỉ lẻ mồi câu cá – Ship code toàn quốc)

Địa chỉ: Số 6 Ngõ 135/1 Phố Thanh Am, P. Thượng Thanh, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.

Hotline:  0397.178.193 hoặc 038.206.2326

Email: moicauca168@gmail.com – info@moicauca.com.vn

Website: www.moicauca.com.vn – www.mồicâucá.vn

Rate this post

Viết một bình luận